Liệu pháp miễn dịch trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện (Trang 34 - 36)

Sự suy yếu hệ thống miễn dịch, với sự giảm thấp của nồng độ các Ig được coi là yếu tố thúc đẩy nguy cơ nhiễm trùng hô hấp và là nguyên nhân chính làm xuất hiện các đợt cấp của BPTNMT. Vì vậy, liệu pháp miễn dịch thay thế đang là một hướng điều trị mới có thể giúp cải thiện hiệu quả điều trị bệnh nhưng cần có thêm những nghiên cứu thực nghiệm. [4], [6].

Bệnh nhân BPTNMT thường xuyên phải đối diện với nguy cơ xuất hiện các đợt cấp trong tiến trình diễn biến của bệnh, đây là biến cố nặng gây tăng nguy cơ và tỷ lệ tử vong. Bên cạnh đó gánh nặng về sức khỏe và chi phí điều trị cũng tăng lên, gây ảnh hưởng cả về chất lượng sống và kinh tế cho người bệnh. Do đó, các biện pháp can thiệp nhằm làm giảm tần suất và mức

độ nặng của các đợt cấp là mối quan tâm hàng đầu trong quản lý và điều trị BPTNMT. Trên cơ sở những hiểu biết về cơ chế rối loạn miễn dịch trong bệnh sinh và tiến triển của BPTNMT, đã có những nghiên cứu bước đầu về can thiệp điều trị bằng liệu pháp miễn dịch [6].

Trên cơ sở chứng cứ về sự suy giảm rõ rệt nồng độ IgG huyết thanh và mối liên quan với các đợt cấp do nhiễm trùng tái diễn ở bệnh nhân BPTNMT, gần đây có một số nghiên cứu về hiệu quả của của liệu pháp kháng thể thay thế trong điều trị BPTNMT. Kết quả bước đầu cho thấy liệu pháp điều trị bằng IgG cho kết quả tốt, giúp giảm cả về tần suất và mức độ nặng các đợt cấp ở bệnh nhân BPTNMT ở giai đoạn trung bình đến nặng [6].

Cowan J. và cộng sự (2015), nghiên cứu hiệu quả của liệu pháp hỗ trợ truyền IgG tách chiết từ huyết thanh đồng loại trong điều trị BPPTNMT. Kết quả cho thấy có sự cải thiện rõ rệt về tần suất và mức độ các đợt cấp trong thời gian theo dõi dọc 1 năm sau điều trị [6].

McCullagh B.N. và cộng sự (2017), nhận thấy kết quả điều trị bằng liệu pháp kháng thể thay thế giúp cải thiện tốt về tần suất và mức độ các đợt cấp, cũng như giảm về liều lượng corticoid sử dụng và số lần phải điều trị kháng sinh tấn công. Với các bệnh nhân giảm chọn lọc IgA, việc điều trị dự phòng bằng kháng sinh (Trimethoprim/sulfamethoxazole, doxycycline, azithromycin) cho kết quả tốt trong dự phòng các đợt cấp do nhiễm khuẩn, cũng như mức độ sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn cấp tính [5].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(190 trang)
w