Các yếu tố lâm sàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện (Trang 39 - 42)

Một số tác giả chia các yếu tố tiên lượng nặng và tử vong của BPTNMT làm 2 nhóm: các yếu tố liên quan đến đặc điểm cá thể và nhóm các yếu tố liên quan đến điều trị. Trong nhóm đặc điểm cá thể thì tuổi cao, chỉ số BMI thấp, khả năng gắng sức giảm, mức độ khó thở, tần suất nhập viện và đợt cấp, mức độ tắc nghẽn thơng khí (thể hiện qua chỉ số FEV1%), bệnh tim mạch kết hợp là những yếu tố có ảnh hưởng đến nguy cơ tử vong [54], [56].

Tuổi cao: đi kèm với tình trạng suy giảm thể lực và các rối loạn bệnh lý

hết các nghiên cứu đều chứng minh là tuổi cao liên quan chặt chẽ tới cả nguy cơ suy hô hấp và tử vong trong diễn biến cấp của bệnh [11], [47].

Quintanan và cộng sự (2014) nghiên cứu 2487 bệnh nhân BPTNMT đợt bùng phát điều trị ở các khoa cấp cứu tại Tây Ban Nha. Qua nghiên cứu cũng ghi nhận tuổi cao là một trong các yếu tố nguy cơ có giá trị tiên lượng tử vong nội viên và sau xuất viện một tuần [47].

Thể trạng kém: thể hiện qua chỉ số khối cơ thể (BMI) là yếu tố nguy

cơ cho nhiều bệnh lý mãn tính khác nhau. Trong BPTNMT nó là yếu tố ảnh hưởng xấu đến tiên lượng bệnh cả trong và ngoài đợt bùng phát. Celli B.R đã xác định BMI là một trong 4 chỉ số trong thang điểm BODE được sử dụng rộng rãi trong tiên lượng nguy cơ tử vong chung ở BPTNMT [56].

Tần suất đợt bùng phát: cũng là một yếu tố có giá trị tiên lượng nguy

cơ tái diễn các đợt bùng phát nặng cần phải nhập viện trong tương lai. Có thể nói tần suất các đợt bùng phát hàng năm ( >2 đợt/năm) có ảnh hưởng trực tiếp đến tiến triển của bệnh, gia tăng tình trạng khó thở và suy hơ hấp, suy giảm thể trạng và khă năng gắng sức ở bệnh nhân. Các tác động trên là hậu quả trực tiếp của sự thay đổi theo hướng tăng lên của nhiều rối loạn bệnh lý có tính hệ thống. Trong đó nổi bật là q trình viêm với sự tăng lên có tính đặc trưng của CRP, IL-6…, Hoặc tình trạng nhiễm trùng nặng biểu hiện qua sự thay đổi số lượng tế bào N máu ngoại vi hoặc tăng nồng độ PCT huyết thanh [47].

Katayoon Bahadori và cộng sự (2007), tiến hành nghiên cứu tổng hợp kết quả của 17 nghiên cứu lớn, chỉ ra có những yếu tố chính sau có thể ảnh hưởng đến diễn biến xấu của bệnh. Có 3 yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tỷ lệ nhập viện do đợt bùng phát: tiền sử đã nhập viện vì đợt bùng phát, mức độ khó thở và sử dụng corticoid đường uống thường xuyên trong điều trị. Có nhiều yếu tố nguy cơ liên quan đến tần suất nhập viện và tái nhập viện/năm như: phải hỗ trợ oxy kéo dài, thể trạng kém, ít hoạt động thể lực…Tính từ đợt

bùng phát đầu tiên thì tỷ lệ nhập viện do đợt bùng phát tiếp theo gặp 38%, 9%, và 7% với tần suất một, hai và ba đợt/năm [57]..

Triệu chứng lâm sàng nặng trong đợt cấp: Qua tổng hợp nhiều

nghiên cứu lớn về tiên lượng nặng trong đợt bùng phát phải nhập viện, nhận thấy các tác giả đều đề cập đến các triệu chứng lâm sàng sau như là dấu hiệu chỉ điểm nguy cơ đợt bùng phát nặng: Sử dụng các cơ hô hấp phụ; Rối loạn về ý thức; Tiến triển nặng thêm hoặc mới xuất hiện tím tái da niêm mạc; Phù ngoại vi; Huyết động không ổn định; Suy sụp về thể trạng [10], [12], [58].

Mức độ khó thở: Khó thở là một triệu chứng đặc trưng của bệnh, mức

độ khó thở ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và tiên lượng bệnh. GOLD sử dụng thang điểm mMRC (Modified Medical Research Council) để đánh giá mức độ khó thở, ranh giới mMRC > 2 được coi như là cơ sở để đánh giá tình trạng khó thở nặng. Khi mMRC > 2, chất lượng cuộc sống sẽ giảm sút do tình trạng khó thở thường xuyên gây ra và nguy cơ xuất hiện các đợt bùng phát cũng tăng cao. Báo cáo cũng chỉ ra rằng, mối liên quan giữa mức độ hạn chế thơng khí và chất lượng cuộc sống, triệu chứng lâm sàng không thật sự chặt chẽ [58].

Roche N. và cộng sự (2008), nghiên cứu ở 113 trung tâm y khoa trên toàn nước Pháp, với 794 bệnh nhân nhập viện điều trị do đợt cấp của BPTNMT. Kết quả nhận thấy: tỷ lệ tử vong nội viện là 7,4%, ổn định xuất viện không cần bất cứ sự hỗ trợ y tế nào là 59,5% và xuất viện cần hỗ trợ y tế tại nhà là 26,9%. Đồng thời cũng xác định được một số yếu tố có liên quan đến tử vong và xuất viện cần hỗ trợ y tế là: tuổi cao, rối loạn ý thức, mức độ khó thở, có xanh tím, phù chi dưới, co rút cơ hô hấp phụ, hô hấp nghịch đảo, nhập viện trong vòng 6 tháng trước đây, cần hỗ trợ oxy dài hạn ở nhà [11].

Đợt cấp do nhiễm trùng: Nghiên cứu cho thấy nếu đợt cấp do nhiễm

trùng hơ hấp dưới hoặc có viêm phổi kết hợp thì thường nặng hơn và nguy cơ tử vong cao hơn, đòi hỏi phải điều trị sớm và có thể cần thơng khí hỗ trợ. Bên

cạnh sự hiện diện của tình trạng suy hô hấp và nhiễm toan máu cũng là những yếu tố nguy cơ cao nếu khơng được xử trí thích hợp, kịp thời [9].

Thang điểm CURB-65 được Lim W. và cộng sự (2003) xây dựng qua nghiên cứu ở đối tượng là 1068 bệnh nhân và đề xuất làm công cụ tiên lượng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân viêm phổi cộng đồng. Thang điểm này dựa trên 6 yếu tố gồm: Lú lẫn (Confusion), Ure máu >7 mmol/l, tần số thở > 30 lần/phút (Respiratory rate), HA tâm thu < 90mmHg hoặc HA tâm trương < 60 mmHg (Blood pressure), tuổi > 65 (age). Nhận thấy tỷ lệ tử vong tăng tỷ lệ thuận với điểm CURB-65: 0 điểm (0,7%); 1 (3,2%); 2 (3%), 3 (17%), 4 (41,5%) và 5 (57%) [59]. Với sự phổ biến của căn nguyên nhiễm trùng hô hấp trong các đợt cấp và ảnh hưởng xấu đến tiên lượng của đợt cấp nếu có tình trạng viêm phổi đi kèm, thang điểm CURB- 65 cũng có thể được xem xét như một cơng cụ tiên lượng nguy cơ tử vong trong các đợt cấp do nhiễm trùng hô hấp.

Bệnh lý kết hợp: Sự hiện diện của các bệnh lý kết hợp, đặc biệt là

bệnh lý tim mạch như suy tim, bệnh mạch vành, đái tháo đường, suy gan, suy thận…cũng là yếu tố tiên lượng nặng trong các đợt bùng phát [16].

Berry C.E. và cộng sự (2010), qua tổng hợp kết quả từ từ các nghiên cứu lớn về tiên lượng BPTNMT đã rút ra kết luận về nguyên nhân gây tử vong của bệnh. Trong đó ở giai đoạn nhẹ của bệnh nguyên nhân tử vong chủ yếu là do ung thư và các bệnh tim mạch. Ở các bệnh nhân mức độ nặng, nguyên nhân tử vong do các bệnh lý hô hấp không ác tính chiếm chủ yếu. Trong thực hành lâm sàng, có thể dựa vào các yếu tố như FEV1%, VC, khả năng gắng sức, mức độ khó thở, thang điểm BODE để làm cơ sở tiên lượng bệnh. Bỏ thuốc lá giúp cải thiện tiên lượng và tử vong do bệnh. Ở bệnh nhân BPTNMT mức độ nặng, liệu pháo oxy hỗ trợ, điều trị giảm thể tích phổi và ghép phổi có thể giúp làm giảm tỷ lệ tử vong do bệnh [53].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(190 trang)
w