Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và biến đổi nồng độ Immunoglobulin huyết thanh ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện (Trang 49 - 51)

Phạm Kim Liên (2012), gặp chủ yếu bệnh nhân đợt cấp mức độ trung bình 62,3%, mức độ nặng 29,5%, chỉ có 8,2% số bệnh nhân có ĐBP mức độ nhẹ. Trong đó khó thở mức độ trung bình và nặng chiếm 47%, triệu chứng tím chiếm 18,0%, sốt chỉ gặp 31,1%. Các triệu chứng thực thể thường gặp nhất là giảm rì rào phế nang (96,9%), co kéo cơ hô hấp (86,9%), ran ẩm 83,6%, ran nổ 78,8%, ran rít 50,8%. Số lượng bạch cầu, tỷ lệ bạch cầu trung tính, tỷ lệ bạch cầu ưa axít cao hơn ở thể xanh phị so với thể hồng thổi, có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Xquang phổi chuẩn hình ảnh phổi bẩn có 85,2% , hình ảnh căng giãn phổi có 63,9 % và hình ảnh hội chứng mạch máu 59,0% [28].

Theo Hồ Thị Hoàng Uyên và cộng sự (2018), nghiên cứu ở 180 bệnh nhân BPTNMT nhóm D nhập viện vì đợt cấp. Kết quả cho thấy: tuổi trung bình là71,42 ± 10,28, nam giới (86,1%), hút thuốc lá chiếm 85%. Các bệnh lý đồng mắc thường gặp: bệnh lý tim mạch (88,3%), đái tháo đường (25,9%). Số đợt cấp nhập viện trong năm là 3,02. Tiền sử suy hơ hấp đặt nội khí quản gặp 25%. Khó thở với mMRC 2 điểm chiếm 57,78%. Ho đàm đục 52,22%, khó thở 87,72%, rối loạn tri giác 21,11%, mạch nhanh 58,33%, sốt 38,89%. Đa số BN có BMI từ 18,5-24,9. Nồng độ CRP máu tăng 73,89%; số lượng bạch cầu tăng 62,78%. Thiếu máu, nồng độ Natri giảm, đường huyết tăng, ure máu tăng, albumin máu giảm gặp phổ biến. Suy hô hấp giảm oxy máu chiếm 81,67%. Kết quả cấy đàm dương tính 19,44% [64].

Đào Ngọc Bằng (2019), nghiên cứu ở nhóm đối tượng BPTNMT kiểu hình khí phế thủng ưu thế ngồi đợt cấp nhận thấy: thiếu cân gặp

66,6%, khó thở mức độ trung bình chiếm 72,2% và điểm mMRC trung bình là 2,38±0,84. Chỉ số FEV1 giảm nặng, trung bình là 35,02±13,22%. Thể tích khí cặn tăng cao và dung tích tồn phổi tăng. Xét nghiệm khí máu động mạch có 65,15% giảm PaO2 và 30,3% tăng PaCO2 [65].

Tác giả Cynthia K. và cộng sự (2016), nghiên cứu ở 51 bệnh nhân BPTNMT giai đoạn cuối, xác định có 19 trường hợp có sự suy giảm nồng độ globulin huyết thanh, chủ yếu suy giảm nồng độ lớp IgG. Trong đó IgG1 và IgG2 là những phân lớp suy giảm nhiều nhất. Ở nhóm có sự suy giảm nồng độ IgG, tần suất và mức độ nặng của các đợt cấp qua theo dõi dọc đều cao hơn so với nhóm khơng có suy giảm miễn dịch một cách có ý nghĩa [4].

McCullagh B.N. và cộng sự (2017), nghiên cứu sự biến đổi nồng độ kháng thể huyết thanh và đáp ứng miễn dịch bằng liệu pháp kháng thể thay thế ở bệnh nhân BPTNMT có ≥ 2 đợt cấp /năm. Kết quả cho thấy, 69% bệnh nhân có hội chứng thiếu hụt miễn dịch đa dạng thường gặp. Trong đó 27,6% bệnh nhân có suy giảm kháng thể chung, 69% suy giảm kháng thể đặc hiệu và 3,4% suy giảm chọn lọc IgA [5].

Leitao Filho F.S. và cộng sự (2018), nhận thấy 18,8% bệnh nhân có thiếu hụt ít nhất một phân lớp IgG. Tỷ lệ gặp giảm các phân lớp IgG1- 4 lần lượt là: 4,5%, 5,7%, 7,6% và 7%. Trong đó, giảm đồng thời từ 2 phân lớp trở lên gặp từ 0,2 – 2,9%. Có sự khác biệt về suy giảm nồng độ IgG1 và IgG2 giữa nhóm có từ 2 đợt cấp trở lên so với nhóm có 1 đợt cấp trở xuống [66].

Tác giả Putcha N. và cộng sự (2018), nghiên cứu SPIROMICS với cỡ mẫu lớn ở BPTNMT ngoài đợt cấp cho thấy: trung vị nồng độ IgA là 240mg/dl. Thiếu hụt IgA huyết thanh có xu hướng gặp phổ biến hơn ở bệnh nhân trẻ tuổi và nữ giới. Thiếu hụt IgA có liên quan đến nguy cơ và tần suất các đợt cấp [67].

Tác giả Holm A.M. và cộng sự (2020), thực hiện nghiên cứu với 262 bệnh nhân BPTNMT giai đoạn GOLD II – IV tại 05 bệnh viện ở Na Uy. Ghi nhận 11,5% bệnh nhân nghiên cứu và 18,5% bệnh nhân giai đoạn GOLD IV có nồng độ IgG huyết thanh thấp hơn giá trị tham chiếu. Những bệnh nhân này có tiền sử sử dụng steroid dạng hít hoặc uống nhiều hơn, chỉ số BMI và FEV1% thấp hơn. Đồng thời, tần suất nhập viện liên quan đến đợt cấp và tỷ lệ điều trị kháng sinh cao hơn. Giảm IgG có liên quan đáng kể đến việc giảm tỷ lệ sống sót theo thời gian. Kết quả nghiên cứu cũng gợi ý miễn dịch thay thế có thể là một liệu pháp điều trị khả thi cho các bệnh nhân BPTNMT [68].

Nghiên cứu gần đây của Alotaibi N.M. và cộng sự (2021) đã cho thấy rằng, thiếu hụt IgG là một yếu tố nguy cơ đáng kể đối với các bệnh nhân đợt cấp và nhập viện liên quan BPTNMT. Tổng cộng có 621 bệnh nhân có tuổi trung bình là 66,9 ± 11,6 tuổi, 64,7% là nam giới và 55,7% hiện đang hút thuốc. Tỷ lệ tử vong chung trong 1 năm là 17,7%. Nồng độ IgG huyết thanh thấp nhất là 3,07 g/L và cao nhất là 33,97 g/L. Trong vòng 1 năm sau khi nhập viện, 31,3% bệnh nhân tử vong ở nhóm giảm IgG và 14,9% tử vong ở nhóm bình thường. Như vậy, nhóm giảm IgG có nguy cơ tử vong trong 1 năm cao hơn gấp 2 lần so với nhóm nồng độ IgG huyết thanh bình thường. Bệnh nhân giảm IgG máu tử vong trong nghiên cứu chủ yếu do đợt cấp và nhiễm trùng đường hô hấp tái diễn, do đó gợi ý rằng liệu pháp Ig thay thế có thể có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ đợt cấp và quan trọng hơn là cải thiện tỷ lệ tử vong ngắn hạn ở một số bệnh nhân BPTNMT [69].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(190 trang)
w