Một số thang điểm tiên lượng tử vong trong đợt cấp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện (Trang 45 - 49)

Đã có một số nghiên cứu xây dựng thang điểm và đánh giá giá trị tiên lượng tử vong trong đợt cấp của BPTNMT. Các thang điểm tiên lượng giúp phân tầng nguy cơ và hỗ trợ quản lý điều trị lâm sàng, bao gồm nhập viện hay điều trị tại nhà, hỗ trợ xuất viện sớm cho các nhóm nguy cơ thấp và chuyển viện sớm hoặc giảm nhẹ phù hợp cho các nhóm nguy cơ cao. Một số thang điểm nhận được sự đánh giá tích cực và chứng minh được hiệu quả trên lâm sàng như: thang điểm CURB-65, BAP-65, DECAF.

Thang điểm CURB – 65 của Lim W và cộng sự (2003) đã được chấp thuận và sử dụng rộng rãi trên lâm sàng để tiên lượng, hướng dẫn điều trị viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, bao gồm 5 yếu tố: rối loạn tri giác, ure máu>7 mmol/l, nhịp thở ≥30 nhịp/phút, huyết áp tâm thu < 90 mmHg và hoặc huyết áp tâm trương ≤ 60 mmHg, và tuổi ≥ 65 tuổi [59].

Bảng 1.1. Thang điểm CURB-65

Tiêu chí Điểm

Rối loạn tri giác 1

Ure máu > 7 mmol/l 1

Tần số thở ≥ 30 lần/phút 1

Huyết áp tâm thu ≤ 90 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≤ 60 mmHg

1

Tuổi ≥ 65 1

* Nguồn: Lim W và cộng sự (2003) [59].

- Nguy cơ thấp: 0-1 điểm, tử vong 1,5%. - Nguy cơ trung bình: 2 điểm, tử vong 9,2%. - Nguy cơ cao: 3-5 điểm, tử vong 22%.

Với tỷ lệ tử vong cao, một mơ hình tiên lượng đơn giản và dễ đánh giá ngay từ khi bệnh nhân nhập viện sẽ giúp phân tầng sớm các bệnh nhân có

nguy cơ cao để từ đó phân nhóm điều trị là hết sức cần thiết. Chính vì vậy, đã có một số nghiên cứu ứng dụng thang điểm CURB-65 tiên lượng nguy cơ tử vong đợt cấp của BPTNMT và cho thấy thang điểm này có hiệu quả tốt trong tiên lượng sớm nguy cơ tử vong ở bệnh nhân đợt cấp của BPTNMT tương tự như với nhóm bệnh nhân viêm phổi cộng đồng. Tỷ lệ tử vong trong 30 ngày theo các nhóm điểm CURB-65: nguy cơ thấp (0-1 điểm): 2%, nguy cơ trung bình (2 điểm): 6,7% và nguy cơ cao (3-5 điểm): 21,3% [61].

Thang điểm BAP-65 (BUN, Altered mental status, Pulse, Age) của Shorr A.F. và cộng sự (2011), dựa trên các yếu tố là tăng Ure máu, rối loạn ý thức, mạch > 109/phút, tuổi ≥ 65 (BUN, Altered mental status, Pulse, Age) làm cơ sở tiên lượng nguy cơ tử vong trong đợt cấp và nhận thấy tỷ lệ tử vong tăng dần theo điểm BAP-65. Với bệnh nhân có điểm BAP-65 nhóm V thì tỷ lệ thơng khí cơ học chiếm 54,6% và tử vong chiếm 26,3% [8].

Bảng 1.2. Tiên lượng tử vong trong đợt cấp theo thang điểm BAP-65

Yếu tố nguy cơ 0 điểm 1 điểm

Ure ≥8,9mmol/L Khơng Có

Rối loạn ý thức Khơng Có

Mạch≥109

lần/phút Khơng Có

Phân loại Điểm BAP Tuổi Tử vong (%)

I 0 < 65 0,3

II 0 ≥ 65 1,0

III 1 Mọi lứa tuổi 2,2

IV 2 Mọi lứa tuổi 6,4

V 3 Mọi lứa tuổi 14,1

*Nguồn: Shorr A.F. và cộng sự (2011) [8].

Thang điểm DECAF của Steer J. và cộng sự (2012) là một công cụ phân tầng nguy cơ được thiết kế để dự đoán nguy cơ tử vong ở bệnh nhân đợt

cấp và có thể dễ dàng áp dụng để hướng dẫn điều trị. DECAF sử dụng các chỉ số thường quy có sẵn khi nhập viện, bao gồm năm yếu tố dự đốn, trong đó mạnh nhất là triệu chứng khó thở được đo điểm mMRC. Các chỉ số đánh giá của DECAF gồm: mức độ khó thở (Dyspnoea), Tăng bạch cầu ái toan (Eosinopenia), đông đặc ở nhu mô phổi (Consolidation), Nhiễm toan (Acidaemia) và rung nhĩ (Atrial fibrillation), tổng điểm là 6 điểm, phân mức nguy cơ như sau: 0 - 1 điểm: nguy cơ thấp, 2 điểm: nguy cơ trung bình và ≥ 3 điểm: nguy cơ cao và nhận thấy [9].

Bảng1.3. Tiên lượng tử vong trong đợt cấp theo thang điểm DECAF

Yếu tố Điểm

Khó thở

mMRC 5a 1

mMRC 5b 2

Bạch cầu ái toan <0.05×109/L 1

Đơng đặc phổi 1

pH < 7,3 1

Rung nhĩ 1

Tổng điểm 6

* Nguồn: Steer J. và cộng sự (2012) [9]

- DECAF 0-1 điểm: Nguy cơ thấp, tử vong 1 – 1,4%. - DECAF 2 điểm: Nguy cơ trung bình, tử vong 5,4 – 8,4%. - DECAF ≥ 3 điểm: Nguy cơ cao, tử vong 11,4 – 34,7%.

Một nghiên cứu so sánh giá trị tiên lượng tử vong trong đợt cấp của thang điểm CURB-65, BAP-65 và DECAP cho thấy các thang điểm đều cho thấy có tính chính xác và hiệu quả cao trong tiên lượng, trong đó thang điểm CURB-65 là thang điểm có độ nhạy cao hơn (93,4%) để tiên lượng tử vong, là cơng cụ dễ dàng và chính xác khi tiếp cận ban đầu đợt cấp COPD [62].

Bảng 1.4. So sánh giá trị tiên lượng tử vong trong đợt cấp của thang điểm CURB-65, BAP-65 và DECAF

Thang điểm

Độ nhạy Độ đặc hiệu Giá trị

ngưỡng

Diện tích dưới đường cong ROC

CURB-65 93,4 54,5 1,5 0,86

BAP-65 81,8 5,3 2,5 0,74

DECAF 75,7 81,8 2,5 0,848

*Nguồn: Parras và cộng sự (2017) [62]

Ngồi ra, cịn có một số thang điểm được xây dựng như CAPS (COPD

and Asthma Physiology Score), APACHE II (Acute Physiology and Chronic Health Evaluation II)…Tuy nhiên, do sự phức tạp trong việc đánh giá nên

chưa được sử dụng nhiều trên lâm sàng. Thang điểm CAPS được phát triển qua nghiên cứu ở 8527 bệnh nhân nhập viện vì đợt cấp, bằng cách kết hợp 8 biến số: nhịp tim, huyết áp động mạch trung bình, pH, natri, urê, creatinin, albumin và số lượng bạch cầu máu. Điểm có giá trị tiên lượng nguy cơ tử vong với diện tích nằm dưới đường cong ROC là 0,718 [63].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(190 trang)
w