- Chẩn đoán đợt cấp nặng nhập viện [33]:
1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và biến đổi nồng độ các Immunoglobulin huyết thanh ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính nhập viện
1.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng đợt cấp
- Nam giới chiếm đa số (96,9%), tuổi trên 70 tuổi chiếm 57,7%, có 8,2% gặp dưới 60 tuổi, tuổi trung bình 72,3±8,1, thấp nhất là 52, cao nhất là 87 tuổi.
- Các triệu chứng lâm sàng nặng trong đợt cấp: tím tái 29,9%, rối loạn ý thức 23,7%, sốt gặp 26,8%. Khó thở nặng 49,5%, rất nặng 38,1%, chiếm tới tỷ lệ cao nhất và điểm mMRC trung bình 3,2±0,7.
- Tăng số lượng bạch cầu máu gặp 54,6%, tăng PCT máu chiếm 54,6%, tăng CRP máu gặp 67%. Tăng PaCO2 gặp 47,4%, nhiễm toan hô hấp gặp 33.
- Suy hô hấp gặp với tỷ lệ cao nhất 60,8%, tâm phế mạn 24,7%, viêm phổi gặp 16,5%
- Đợt cấp đe dọa tính mạng chiếm 43,3 và khơng đe dọa tính mạng gặp 56,7%. Tỷ lệ tử vong ở nhóm đợt cấp đe dọa tính mạng chiếm 64,3%, và gặp 5,5% ở nhóm đợt cấp khơng đe dọa tính mạng.
1.2. Đặc điểm nồng độ các Ig huyết thanh và liên quan với lâm sàng, cậnlâm sàng ở trong và sau đợt cấp lâm sàng ở trong và sau đợt cấp
- Nồng độ IgG, phân lớp IgG1 ở bệnh nhân BPTNMT trong và sau đợt cấp đều thấp hơn so rõ rệt so với nhóm người khỏe mạnh. Nồng độ IgA trong đợt cấp tăng cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm BPTNMT. IgM và IgE trong đợt cấp tăng hơn so với sau đợt cấp.
- Nồng độ IgG trong đợt cấp tăng cao tỷ lệ thuận ở nhóm có tăng nồng độ CRP. Nồng độ IgM thấp hơn có ý nghĩa ở nhóm có tăng PCT máu.
- Chưa thấy sự liên quan có ý nghĩa giữa nồng độ các Ig huyết thanh với đặc điểm vi khuẩn đờm, mức độ nặng và tử vong trong đợt cấp.