2. Lịch sử vấn đề
3.3.2. xuất, kiến nghị
Tóm lại, để dạy tốt những văn bản văn xuôi của Ma Văn Kháng trong SGK Tiếng Việt Tiểu học, đòi hỏi giáo viên phải xác định rõ đặc trƣng tác phẩm văn xuôi. Ma Văn Kháng không phải là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi, những sáng tác văn xuôi của Ma Văn Kháng đƣợc đƣa vào làm ngữ liệu cho môn học Tiếng Việt ở nhà trƣờng Tiểu học cũng không phải là tác phẩm viết riêng cho thiếu nhi nhƣng những trang văn ấy luôn giản dị, trong sáng, dễ hiểu và thật gần gũi với các em. Những trang văn ấy không chỉ đẹp về nội dung mà còn rất mẫu mực về hình thức ngôn từ tiếng Việt. Tiếp xúc với những trang văn ấy, các em sẽ đƣợc bồi dƣỡng tình yêu đối với cảnh sắc thiên nhiên đất nƣớc, tình yêu đối với cộng đồng các dân tộc miền núi anh em. Từ đó, góp phần hoàn thiện nhân cách cho các em.
Trên thực tế, một số hình ảnh về cảnh sắc thiên nhiên và con ngƣời miền núi trong văn xuôi Ma Văn Kháng còn khá xa lạ với các em học sinh Tiểu học ở đồng bằng hoặc thành thị. Do vậy, trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần phải cắt nghĩa kĩ về nội dung cũng nhƣ từ ngữ của văn bản tác phẩm, đồng thời, có thể cho các em xem tranh, ảnh, phim để các em dễ hình dung, dễ liên tƣởng hơn. Ví dụ, dạy bài Mùa đông trên rẻo cao, giáo viên có thể cho các em xem một thƣớc phim thời sự về thiên nhiên miền núi mỗi độ đông về. Dạy bài
Mùa thảo quả, giáo viên có thể cho các em xem tranh về thảo quả. Hay khi dạy
về Hạng A Cháng, giáo viên có thể cho các xem cảnh sinh hoạt, lao động của
những chàng trai Hmông, hay những bộ trang phục truyền thống của ngƣời dân tộc Tây Bắc thông qua các thƣớc phim tài liệu hoặc các bức ảnh. Với cách làm này, giáo viên vừa phát huy đƣợc trí tƣởng tƣợng, sáng tạo của học sinh, vừa giúp các em dễ dàng tiếp nhận và khơi gợi cảm xúc trong các em.
Đối với lứa tuổi của các em học sinh Tiểu học, đây là lứa tuổi nhạy cảm và là lứa tuổi hình thành nhân cách, hình thành tƣ duy sáng tạo, do đó, khi giảng dạy những sáng tác văn học nói chung và văn bản văn xuôi của Ma Văn Kháng nói riêng, ngƣời giáo viên không đƣợc áp đặt cách nghĩ, cách hiểu, cách cảm cho học sinh. Giáo viên chỉ định hƣớng và gợi mở cho các em để các em tự tiếp nhận.
Đối với việc học của học sinh, để tiếp nhận những sáng tác văn xuôi của Ma Văn Kháng, bên cạnh việc các em học theo hƣớng dẫn của giáo viên, mỗi học sinh cần phải chủ động học tập và tìm hiểu. Các em có thể trực tiếp sƣu tầm các bài báo, các mẩu truyện, các sáng khác của Ma Văn Kháng để tự trau dồi vốn ngôn ngữ, nguồn kiến thức và vốn hiểu biết về tác giả. Có nhƣ vậy, những văn bản văn xuôi của Ma Văn Kháng trong SGK Tiếng Việt bậc Tiểu học mới thực sự phát huy vai trò giáo dục to lớn của nó.
KẾT LUẬN
Văn học nhà trƣờng thƣờng đem đến những bài học giáo dục nhẹ nhàng mà sâu sắc cho học sinh. Sách giáo khoa Tiếng Việt trong nhà trƣờng Tiểu học có ba trích đoạn văn xuôi của Ma Văn Kháng đƣợc sử dụng làm ngữ liệu cho các phân môn: Tập đọc, Chính tả và Tập làm văn. Mỗi trích đoạn là một bài học hữu ích giáo dục học sinh nhỏ tuổi bao điều tốt đẹp. Đó là bài học bồi đắp cho các em tình yêu với cảnh sắc thiên nhiên đất nƣớc, tình cảm gắn bó, trân trọng với những nét văn hóa độc đáo của đất và ngƣời miền núi. Dù không phải là sáng tác chỉ dành riêng cho thiếu nhi, song những văn bản văn xuôi của Ma Văn Kháng trong SGK Tiếng Việt bậc Tiểu học rất gần gũi với các em, bởi vẻ đẹp bình dị của ngôn từ, lối diễn tả khéo léo của biện pháp tu từ tạo nên những bức tranh tƣơi đẹp về thiên nhiên và con ngƣời. Đƣợc học trong các phân môn Tập đọc, Tập làm văn hay Chính tả, những trích đoạn ấy đã giúp các em học sinh Tiểu học đƣợc làm quen với tác phẩm văn học, đƣợc bồi dƣỡng năng lực và tƣ duy Văn cho học sinh, bao gồm năng lực về vốn sống, năng lực đọc- hiểu văn bản văn học, năng lực phát triển ngôn từ, năng lực tạo lập văn bản và bao trùm lên tất cả là bồi dƣỡng sự phát triển toàn diện về nhân cách cho các em.
Nghiên cứu văn xuôi Ma Văn Kháng trong sách giáo khoa Tiếng Việt
bậc Tiểu học và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh chúng tôi mong muốn góp
thêm một tiếng nói khẳng định đóng góp quan trọng của nhà văn Ma Văn Kháng đối với nền văn học hiện đại Việt Nam; tiếp tục khẳng định ý nghĩa giáo dục to lớn của sáng tác văn học trong nhà trƣờng, đặc biệt là nhà trƣờng Tiểu học.
Dù rất cố gắng, nhƣng do năng lực nhất định, điều kiện khó khăn riêng; luận văn của chúng tôi chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận đƣợc sự chỉ giáo và lƣợng thứ của quý thầy, cô và các bạn./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Mai Anh (1997), Đặc điểm truyện ngắn Ma Văn Kháng, Luận văn
thạc sĩ, ĐHKHXH & NV.
2. Lại Nguyên Ân (1997), 150 Thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQGHN, Hà Nội.
3. Hoàng Văn An (2007), Nét đẹp trong thơ văn và ngôn ngữ dân tộc, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
4. Ngọc Bảo (tuyển chọn) (2003), Tuyển tập truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. Hoàng Hòa Bình, Trần Thị Hiền Lƣơng (tuyển chọn và biên soạn) (2008),
Truyện đọc lớp 4, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6. Lê Minh Chung (2007), Tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kì đổi mới, Luận văn thạc sĩ, ĐHKHXH & NV.
7. Nguyễn Đình Chú, Nguyễn Đăng Mạnh, Vân Thanh… (1994), Văn học,
tập 1, (sách dùng trong các trƣờng sƣ phạm đào tạo giáo viên tiểu học), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
8. Trần Đăng Điệp (1998), Cảm nhận về Đầm Sen của Ma Văn Kháng, Tạp
chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam (số 5).
9. Hà Minh Đức (2006), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
10. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (1999), Từ
điển thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQGHN, Hà Nội.
11. Lê Thanh Hùng (2006), Tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kì đầu đổi mới
(giai đoạn 1980 – 1989), Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên.
12. Nguyễn Thị Huê (1998), Tư duy đổi mới nghệ thuật trong sáng tác của
Ma Văn Kháng những năm 80, Tạp chí Văn học (số 2).
13. Trần Mạnh Hƣởng, Lê Hữu Tỉnh (tuyển chọn và giới thiệu) (2008),
14. Trần Mạnh Hƣởng, Lê Hữu Tỉnh (tuyển chọn và giới thiệu) (2008),
Truyện đọc lớp 3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
15. Lƣơng Thị Thu Huyền (2011), Thế giới nghệ thuật truyện đồng thoại và ý
nghĩa giáo dục với học sinh Tiểu học (Qua khảo sát tuyển tập truyện ngắn
viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám), Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội 2.
16. Ma Văn Kháng (1972), Người con trai họ Hạng, Nxb Thanh niên, 17. Hà Nội
18. Ma Văn Kháng (1972), Dưới những bóng cau, Nxb Thanh niên, Hà Nội 19. Ma Văn Kháng (1977), Gió rừng, Nxb Thanh niên, Hà Nội
20. Ma Văn Kháng (1983), Võ sĩ lên đài, Nxb Hà Nội.
21. Ma Văn Kháng (2003), Trăng soi sân nhỏ, tập truyện ngắn, Nxb Kim Đồng, Hà Nội.
22. Ma Văn Kháng (2003), Bà ngoại, tập truyện ngắn, Nxb Kim Đồng, Hà Nội.
23. Ma Văn Kháng (2006), Chó Bi – đời lưu lạc, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 24. Ma Văn Kháng (2006), 50 truyện ngắn chọn lọc, Nxb Văn hóa Sài Gòn,
Tp Hồ Chí Minh.
25. Ma Văn Kháng (2010), Một chiều giông gió, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 26. Ma Văn Kháng (2012), Côi cút giữa cảnh đời, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 27. Đặng Thị Lanh (2009), Tiếng Việt 1, tập 1, 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 28. Nguyễn Văn Long (2005), Tiếp cận và đánh giá văn học Việt Nam sau
Cách mạng tháng Tám, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
29. Lã Thị Bắc Lý (2002), Truyện ngắn viết cho thiếu nhi sau năm 1975, Nxb ĐHQG, Hà Nội.
30. Lã Thị Bắc Lý (2008), Chƣơng XIV, “Văn học thiếu nhi Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945”, Giáo trình văn học Việt Nam hiện đại, tập 2, Nxb ĐHSP, Hà Nội.
31. Trần Đức Ngôn, Dƣơng Thu Hƣơng (1998), Giáo trình văn học thiếu nhi
Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
32. Phạm Duy Nghĩa (2012), Văn xuôi Việt Nam hiện đại về dân tộc và miền núi, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
33. Đào Thủy Nguyên (2008), Truyện ngắn của Ma Văn Kháng và vấn đề
thức tỉnh con người vùng cao, Nghiên cứu văn học số 3.
34. Nhiều tác giả (1982), Văn học và trẻ em, Nxb Kim Đồng, Hà Nội.
35. Nhiều tác giả (1983), Bàn về văn học thiếu nhi, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 36. Nhiều tác giả (2004), Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế giới, Hà Nội. 37. Hoàng Phê (chủ biên) (2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
38. Trần Đình Sử (2005), Giáo trình dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
39. Trần Đình Sử (chủ biên) (2008), Lý luận văn học, tập 2, Nxb ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.
40. Vân Thanh, Nguyên An (2002), Bách khoa thư – Văn học thiếu nhi Việt
Nam (tập 1) – Tổng quan, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
41. Vân Thanh (1999), Phác thảo văn học thiếu nhi Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
42. Vân Thanh (biên soạn) (2006), Tác giả văn học thiếu nhi Việt Nam, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
43. Vân Thanh (Sƣu tầm, biên soạn), Văn học thiếu nhi Việt Nam, Tập 1, Nxb Kim Đồng, Hà Nội.
44. Vân Thanh (Sƣu tầm, biên soạn), Văn học thiếu nhi Việt Nam, Tập 2, Nxb Kim Đồng, Hà Nội.
45. Nguyễn Thị Hoài Thu (2011), Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Xuân
Quỳnh viết cho thiếu nhi và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh Tiểu học,
46. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên) (2009), Tiếng Việt 4, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.
47. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên) (2009), Sách giáo viên Tiếng Việt4, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.
48. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên) (2009), Tiếng Việt 4, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.
49. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên) (2009), Sách giáo viên Tiếng Việt4, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.
50. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên) (2009), Tiếng Việt 5, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.
51. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên) (2009), Sách giáo viên Tiếng Việt5, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.
52. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên) (2009), Tiếng Việt 5, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.
53. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên) (2009), Sách giáo viên Tiếng Việt5, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.