2. Lịch sử vấn đề
2.1.2. Văn xuôi và đặc trưng tác phẩm văn xuôi
a.Khái niệm văn xuôi
A.A. Potebnhia trong cuốn Thi pháp tiểu thuyết đã quan niệm về văn xuôi nhƣ sau: “Văn xuôi là lời nói trực tiếp hiểu theo nghĩa, nó là lời nói hoặc chỉ có mục đích thực tiễn, hoặc phục vụ cho việc biểu đạt khoa học. Lời văn xuôi là lời biểu đạt một cái gì đó trực tiếp, không có biểu tượng, và nhìn chung là lời nói không tạo ra hình ảnh, mặc dù những từ ngữ riêng lẻ cũng
mang tính hình tượng”. Với ý nghĩa nhƣ thế, văn xuôi là hình thức ngôn từ
dùng để truyền đạt thông tin và các chân lí khoa học, đối lập với sáng tạo thi ca, loại sáng tạo đƣợc thực hiện ở mọi tác phẩm ngôn từ, trong đó, tính xác định của hình tƣợng làm nảy sinh dòng chảy của ý nghĩa, tức là nảy sinh tâm trạng phía sau một vài nét vẽ hình ảnh và nhờ nhìn thấy những nét vẽ ấy mà sinh ra nhiều điều vốn chƣa có lời kết trong đó, nơi xuất hiện lời bóng gió không có trong ý đồ, hoặc ngƣợc với ý đồ của tác giả.
Từ điển tiếng Việt giải thích: văn xuôi đƣợc hiểu là “Loại văn viết bằng
ngôn ngữ thông thường, không có vần; phân biệt với văn vần” [36, tr. 1102].
Trong giai đoạn văn học dân gian, văn học trung đại, thì khái niệm văn xuôi dùng để phân biệt với văn vần. Văn xuôi bao gồm: tiểu thuyết lịch sử, các thể loại truyện truyền kì hay bao gồm cả truyện cổ tích, thần thoại, truyền thuyết… Ngày nay, khi nhiều thể loại văn học mới phát triển và ra đời, khái niệm văn xuôi đƣợc hiểu theo nghĩa gần với khái niệm truyện. Tức là, văn xuôi gồm những sáng tác có cốt truyện và có hệ thống nhân vật. Văn xuôi bao gồm tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa và cả thể loại kí.
b. Đặc trưng của tác phẩm văn xuôi
Trong văn học dân gian là thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cƣời, truyện ngụ ngôn. Trong văn học viết thời trung đại, các thể loại truyện thơ Nôm, truyện truyền kì, tiểu thuyết chƣơng hồi đều thuộc dòng chảy của văn xuôi. Trong văn học hiện đại, khái niệm văn xuôi vẫn là thuật ngữ đƣợc dùng theo hàm nghĩa rộng để chỉ những sáng tác thuộc phƣơng thức tự sự. Ở phần này, chúng tôi không trình bày các đặc trƣng chung của văn xuôi mà chỉ đi vào trình bày một số đặc trƣng của thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn. Đây cũng chính là hai thể loại mà luận văn khảo sát trong các sáng tác của Ma Văn Kháng.
- Đặc trưng của thể loại tiểu thuyết
Đặc điểm tiêu biểu nhất của tiểu thuyết là thể hiện cái nhìn cuộc sống từ góc độ đời tƣ. Tùy theo từng thời kì phát triển, cái nhìn đời tƣ có thể sâu sắc đến mức thể hiện đƣợc, hoặc kết hợp đƣợc với các chủ đề thế sự hoặc lịch sử dân tộc. Những yếu tố đời tƣ càng phát triển thì tính chất của tiểu thuyết càng tăng, ngƣợc lại yếu tố lịch sử dân tộc càng phát triển thì chất sử thi càng đậm đà.
Nét tiêu biểu thứ hai của tiểu thuyết là chất văn xuôi, tức là một sự tái hiện đời sống không thi vị hóa, lãng mạn hóa, lí tƣởng hóa. Miêu tả cuộc sống nhƣ một thực tại cùng thời, đang sinh thành, tiểu thuyết hấp thụ vào bản thân nó mọi yếu tố ngổn ngang, bề bộn của cuộc đời bao gồm cái cao cả lẫn cái tầm thƣờng, nghiêm túc và buồn cƣời, bi và hài, cái lớn lẫn cái nhỏ.
Thứ ba, nhân vật tiểu thuyết là “con ngƣời nếm trải”. Tiểu thuyết miêu tả nhƣ con ngƣời đang biến đổi trong hoàn cảnh, con ngƣời đang trƣởng thành do cuộc đời này dạy bảo.
Thứ tƣ, thành phần chính yếu của tiểu thuyết ngoài cốt truyện và tính cách nhân vật, tiểu thuyết còn miêu tả suy tƣ của nhân vật về thế giới, về đời ngƣời, phân tích cặn kẽ các diễn biến tình cảm, trình bày tƣờng tận tiểu sử của
nhân vật, mọi chi tiết quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, về đồ vật, môi trƣờng và nội thất…
Thứ năm, tiểu thuyết xóa bỏ khoảng cách giữa ngƣời trần thuật và nội dung trần thuật của anh hùng ca để miêu tả hiện thực nhƣ cái hiện tại đƣơng thời của ngƣời trần thuật. Chính đặc điểm này đã làm cho tiểu thuyết trở thành một thể loại dân chủ, cho phép ngƣời trần thuật có thể có thái độ thân mật, thậm chí suồng sã đối với nhân vật của mình.
Cuối cùng, với các đặc điểm đã nêu trên, tiểu thuyết là thể loại văn học có khả năng tổng hợp nhiều nhất các khả năng nghệ thuật của các thể loại văn học khác. Chính hiện tƣợng tổng hợp trên đã làm cho tiểu thuyết cũng đang vận động, không đứng yên. Nhà nghiên cứu Xô Viết Ba-khơ-tin cho rằng, tiểu thuyết là “thể loại duy nhất đang hình thành và chưa xong xuôi”.
- Đặc trưng của thể loại truyện ngắn
Khác với tiểu thuyết- thể loại chiến lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn của nó, truyện ngắn thƣờng hƣớng tới việc khắc họa một hiện tƣợng, phát hiện nên nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con ngƣời. Vì thế, trong truyện ngắn thƣờng có ít nhân vật, ít có sự kiện phức tạp. Và nếu mỗi nhân vật của tiểu thuyết là một thế giới, thì nhân vật của truyện ngắn là mảnh nhỏ của thế giới ấy. Truyện ngắn thƣờng nhắm tới việc khắc họa những tính cách điển hình đầy dặn, nhiều mặt trong tƣơng quan với hoàn cảnh. Nhân vật của truyện ngắn thƣờng là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội, hoặc trạng thái tồn tại của con ngƣời.
Cốt truyện của truyện ngắn thƣờng diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế, chức năng của nó nói chung là nhận ra một điều gì đó sâu sắc về cuộc đời và tính ngƣời. Kết cấu của truyện ngắn không chia thành nhiều tầng, nhiều tuyến mà thƣờng đƣợc xây dựng theo nguyên tắc tƣơng phản hoặc liên tƣởng. Bút pháp tƣờng thuật của truyện ngắn là chấm phá. Yếu tố quan trọng
bậc nhất của truyện ngắn là nhƣng chi tiết cô đúc, có dung lƣợng lớn, có lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chƣa nói hết.
Nói tóm lại, văn xuôi gồm những thể loại văn học viết bằng ngôn ngữ thông thƣờng, không có vần điệu nhƣ thơ ca. Tác phẩm văn xuôi thông thƣờng gồm có cốt truyện, hệ thống nhân vật và chủ yếu mang tính khách quan. Trong khi đó, tác phẩm thơ ca chủ yếu là cảm xúc mang tính chủ quan. Văn xuôi bao gồm tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa và cả thể loại kí. Sáng tác văn xuôi của Ma Văn Kháng đƣợc dạy học trong SGK Tiếng Việt bậc Tiểu học đều là những trích đoạn thuộc thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn.