2. Lịch sử vấn đề
2.3.1. Ngôn từ giản dị và giàu hình ảnh
Ngôn ngữ trong các tác phẩm văn học bao giờ cũng có tính nghệ thuật cao bởi nó đƣợc gia công gọt giũa. Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, mỗi nhà văn đều lựa chọn sử dụng ngôn ngữ để xây dựng nên tác phẩm của mình và tạo ra phong cách ngôn ngữ riêng. Nhà văn Ma Văn Kháng từng tâm sự rằng: “Tôi sáng tác văn chương như người Mèo trồng bắp trên núi cao” và
“Tôi thích cái gì thì viết cái đó, thích thế nào thì viết thế ấy mà thích thì không
dự trù, hợp đồng”. Có lẽ vì vậy, mà ngôn từ trong các tác phẩm của nhà văn
rất mộc mạc và giản dị. Thật vậy, ngôn ngữ trong các tác phẩm văn xuôi của Ma Văn Kháng viết về đề tài dân tộc và miền núi cũng mộc mạc, giản dị nhƣ chính những con ngƣời nơi đây.
Trƣớc hết là lớp ngôn từ miêu tả. Ma Văn Kháng miêu tả cảnh vật hay con ngƣời, thƣờng sử dụng biện pháp so sánh kết hợp với ngôn từ gần gũi, quen thuộc với cuộc sống miền núi. Đây là khi nhà văn tả ngƣời: “Ngực phồng như hai quả gò, bả vai nổi u xương. Hay da đen sạm, quắt như cái roi
trâu, cóc cáy đóng vảy như xưa nay chưa hề biết tắm táp là gì” [16, tr 24].
Còn khi tả cảnh, nhà văn cũng dùng ngôn từ rất đỗi gần gũi với cuộc sống thƣờng ngày: “Cảnh hoang vắng vời vợi. Một đàn chim gáy từ dưới một tràn ruộng vù bay, tiếng cánh vỗ rộn ràng cũng không xua đuổi được vẻ cằn cỗi, già nua thấm đượm từ trong mỗi ngọn cỏ, lá cây. Suốt hai bên đường, nương hoang như mảnh vải cũ, nối tiếp nhau. Đất đã trôi, để lộ những tảng đá lớn xám đen trên nương. Lèo tèo đây đó mấy thân ngô, cao chỉ tới đầu gối, lá vàng vọt, phun râu đen sì ở đầu bắp và những dây dưa chuột leo trên những cây cao lương già, đeo lủng lẳng mấy quả dưa còi cọc, bằng ngón tay cái,
Ngôn ngữ trong tác phẩm của Ma Văn Kháng không chỉ giản dị mà còn rất giàu hình ảnh. Trong đoạn trích Mùa thảo quả, thảo quả báo hiệu vào mùa bằng hƣơng thơm đặc biệt của nó. Các từ “hƣơng” và “thơm” lặp đi lặp lại có tác dụng nhấn mạnh mùi hƣơng đặc biệt của thảo quả. Tác giả dùng các từ:
lướt thướt, quyến, rải, ngọt lựng, thơm nồng gợi đƣợc cảm giác hƣơng thảo
quả lan tỏa, kéo dài trong không gian. Các câu văn ngắn: “Gió thơm. Cây cỏ
thơm. Đất trời thơm” nhƣ tả một ngƣời đang hít vào để cảm nhận mùi thơm
của thảo quả trong đất trời. Rồi khi thảo quả chín, dƣới đáy rừng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng. Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng, thắp lên nhiều ngọn mới,
nhấp nháy. Bằng việc sử dụng hình ảnh so sánh, đoạn văn cho thấy vẻ đẹp,
hƣơng thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả và nghệ thuật miêu tả đặc sắc của nhà văn.
Khi miêu tả con ngƣời, ngôn ngữ điêu luyện đầy hiểu biết của nhà văn đã khiến các nhân vật nhƣ đang hiện diện trƣớc mắt ngƣời đọc. Từ nhân vật chính hay nhân vật phụ, đều đƣợc nhà văn khắc họa sống động, rất giàu hình ảnh và mang đậm phong cách miền núi. A Cháng “ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay, bắp chân rắn chắc như trắc gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng… trông hùng dũng như một chàng hiệp
sĩ cổ đeo cung ra trận”. Một anh bộ đội về bản đi qua nhìn thấy A Cháng
đứng lại ngắm, cũng đƣợc nhà văn miêu tả rất chi tiết thông qua các hình ảnh:
“Anh đeo một cái xắc cốt da đỏ. Tay áo sắn cao. Khuôn mặt cháy nắng rắn
rỏi. Hàng mày rậm hơi xếch nhướng cao.Cánh mũi phập phồng hít thở hương
thơm của khóm ngải rừng ngào ngạt”. Những chi tiết cho thấy, Ma Văn
Kháng là nhà văn rất cẩn thận, tinh tế, chu đáo với nhân vật, với tác phẩm; ông thực sự có trách nhiệm đối với sáng tác của mình, và trách nhiệm với cả ngƣời đọc.
Trong tác phẩm của Ma Văn Kháng, ngôn ngữ giản dị, giàu hình ảnh còn thể hiện ở sự kết hợp tài tình giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Nhà văn đƣa ngôn ngữ của lời ăn tiếng nói hàng ngày vào từng trang văn, kéo tác phẩm tới gần với độc giả. Trong Người con trai họ Hạng hay Gió rừng tác giả sử dụng rất nhiều khẩu ngữ: “Trời ơi! Dà dà… Ầy ầy…Ùi…”. Đặc biệt, nhà văn sử dụng nhiều câu văn ngắn trong miêu tả, có tác dụng gợi hình, gợi cảm, mang lại cho ngƣời đọc sự tò mò, háo hức. Khi miêu tả A Cháng, nhà văn viết: “Khỏe quá! Đẹp quá!”. Miêu tả cảnh A Cháng cày ruộng có:
“Chao!… tuổi trẻ!…”.
Việc sử dụng nhiều câu cảm thán, câu đặc biệt nhƣ thế khiến nhân vật trở nên sống động, giống nhƣ đang giao tiếp với độc giả vậy.
Có thể nói, với lớp ngôn từ giản dị mà đầy màu sắc và hình ảnh, Ma Văn Kháng đã vẽ lên những bức tranh về con ngƣời, về cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Hơn nữa những bức tranh ấy còn đầy cảm xúc, chứa đựng sức sống mãnh liệt, truyền cảm hứng cho ngƣời đọc. Điều đó góp phần giúp các em học sinh Tiểu học làm giàu có thêm vốn liếng tiếng Việt và hƣớng các em đến một phong cách sống thân thiện, nhân ái, gần gũi với môi trƣờng thiên nhiên.