Giáo dục tinh thần gắn kết cộng đồng và ý thức giữ gìn bản sắc

Một phần của tài liệu Văn xuôi ma văn kháng trong SGK tiếng việt bậc tiểu học và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh (LV01286) (Trang 51 - 53)

2. Lịch sử vấn đề

3.1.2. Giáo dục tinh thần gắn kết cộng đồng và ý thức giữ gìn bản sắc

văn hóa dân tộc

Bên cạnh việc bồi dƣỡng cho các em học sinh Tiểu học tình yêu với thiên nhiên, những trang văn của Ma Văn Kháng trong SGK Tiếng Việt Tiểu

học còn hƣớng tình yêu, sự trân trọng của các em tới những ngƣời con của núi rừng. Hạng A Cháng (Tiếng Việt 5, tập 1) là đoạn văn miêu tả vẻ đẹp thể chất và tâm hồn của anh thanh niên Hmông- A Cháng. Mở đầu đoạn văn, Ma Văn Kháng đã dùng lời khen của các cụ già trong làng để giới thiệu về A Cháng:

“A Cháng trông như một con ngựa tơ hai tuổi, chân chạy qua chín núi mười

khe không biết mệt, khỏe quá! Đẹp quá!” [49, tr 119]. Lời khen đó đã khái

quát vẻ đẹp và sức mạnh của A Cháng. Cách so sánh A Cháng nhƣ một con ngựa tơ hai tuổi là cách so sánh đậm bản sắc của ngƣời dân tộc thiểu số miền núi. Những từ cảm thán “Khỏe quá! Đẹp quá!” vừa nhƣ một lời khen vừa nhƣ một sự trầm trồ thán phục.

Để miêu tả vẻ đẹp hình thể của A Cháng, Ma Văn Kháng sử dụng những câu văn ngắn, nhiều dấu phẩy để ngắt ý. Mƣời tám tuổi, A Cháng: “ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay, bắp chân rắn như trắc, gụ. Vóc cao, vai

rộng, người đứng thẳng như một cái cột đá trời trồng” [49, tr 119]. Chỉ bằng

ấy chi tiết thôi, các em học sinh đã hình dung ra đƣợc vẻ đẹp thể chất của A Cháng. Đó là vẻ đẹp của sự khỏe mạnh, rắn chắc. Vẻ đẹp của những chàng trai Hmông, vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc hun đúc nên ngƣời con ấy. Vẻ đẹp của anh không thể lẫn với bất cứ vẻ đẹp của những thanh niên ở những miền đất khác.

A Cháng không chỉ đẹp về hình thể, anh còn đẹp ở sức lao động, ở sự cần cù và chăm chỉ. Con trâu to nhất, béo nhất luôn đƣợc A Cháng chọn để cùng anh cày ruộng. Bắp cầy ôm lấy bộ ngực anh, anh nắm chắc đốc cày, mắt nhìn thế ruộng, nhìn đƣờng cày, toàn thân nhoài thành một đƣờng cong mềm mại, khi qua trái, khi qua phải theo đƣờng cày uốn vòng trên hình bậc thang nhƣ một mảnh trăng lƣỡi liềm. Có lúc anh lại rạp hẳn xuống, đôi chân xoải dài hoặc băm những bƣớc ngắn, gấp gấp… Một loạt động tác của A Cháng đƣợc tác giả miêu tả thật rõ nét và ấn tƣợng. A Cháng hiện lên là vẻ đẹp của con ngƣời lao động, vẻ đẹp của con ngƣời hài hòa với công việc, lấy sức lực

của mình để tô đẹp cho mảnh đất quê hƣơng. Chính sức lực tràn trề của anh, chính tình yêu lao động của anh đã biến anh trở thành niềm tự hào của dòng họ Hạng, của ngƣời Hmông.

Nhƣ vậy, tìm đến miêu tả con ngƣời trong công việc lao động, Ma Văn Kháng muốn bồi dƣỡng cho các em tình yêu tha thiết với con ngƣời, với lao động. Chỉ có trong lao động miệt mài, chỉ có sự cần cù, chịu khó, con ngƣời mới trở nên đẹp đẽ và cao cả đến vậy. Hình ảnh A Cháng nhƣ một bài học để nhà văn gửi gắm tới các em: Hãy biết trân trọng và ngợi ca những con ngƣời lao động, hãy biết dùng đôi bài tay và khối óc của mình vào trong lao động bởi “lao động là vinh quang” (Lênin).

Hình ảnh A Cháng không chỉ gây ấn tƣợng đẹp đẽ trong lòng bạn đọc nhỏ tuổi mà còn gắn kết tình yêu cộng đồng, sự gần gũi giữa các dân tộc anh em, đƣa hình ảnh ngƣời miền núi đến gần với các em học sinh, đặc biệt là học sinh Tiểu học miền xuôi, thôi thúc các em niềm tự hào dân tộc – một dân tộc giàu bản sắc văn hóa.

Nhìn chung, văn xuôi Ma Văn Kháng trong SGK Tiếng Việt bậc Tiểu học, không chỉ là bức tranh đa sắc về phong tục tập quán của con ngƣời miền núi Tây Bắc mà còn là bài học về tình yêu thiên nhiên núi rừng, về ý thức giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc, và hơn hết là tình yêu thƣơng đồng loại, những con ngƣời cùng chung dòng máu Lạc Hồng.

Một phần của tài liệu Văn xuôi ma văn kháng trong SGK tiếng việt bậc tiểu học và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh (LV01286) (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)