2. Lịch sử vấn đề
2.2.3. Không gian đất và người giàu bản sắc văn hóa dân tộc
Những trang văn của Ma Văn Kháng trong SGK Tiếng Việt bậc Tiểu học không chỉ khắc họa vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và con ngƣời mà còn làm sống lại nét văn hóa độc đáo của không gian núi rừng.
Trƣớc hết, phải kể đến không gian văn hóa của sinh hoạt cộng đồng các dân tộc thiểu số nơi đây. Trong tiểu thuyết Gió rừng, không gian sinh hoạt ấy là bản Chin San - trung tâm của ba thôn nhỏ và mƣời hai chòm xóm. Sau ba năm xa cách, ngƣời thanh niên dân tộc Dao đỏ Tẩn A Phìn nhận thấy: Chin
San vẫn nhƣ trƣớc, nguyên vẹn, không đổi thay. Trên những quả đồi đất đỏ, lau lách vàng ửng là hơn bốn chục nóc nhà mái gianh đen xạm. Cũng nhƣ con ngƣời suốt đời leo núi, chúng cũng leo núi và vì mệt mỏi quá nên chúng rải ra một cách tuỳ tiện, nhƣ ngƣời đã kiệt sức, bạ đâu nằm đấy. Nhà ở thƣa thớt quá, giống nhƣ nắm hạt rau gieo xuống, bị kiến tha, bị mƣa trôi, mỗi hạt giạt tới một phƣơng. Không có một sự liên kết nào gắn bó chúng lại. Đƣờng làng cũng không. Chỉ có những cái máng nƣớc kẻ những nét xƣơng xẩu, đen thui hờ hững từ rừng già về mỗi căn nhà, mỗi cơ thể biệt lập. Nƣớc róc rách trong máng, rỏ tong tong, một nhịp điệu buồn tênh, không hồn, trong thùng gỗ ở căn bếp vắng. Đó đây, nhƣ những đám khói xanh đặc là những bụi dâm bụt cằn, cạnh những cây mận khẳng khiu trùm lợp lớp dây tầm gửi vàng ánh và những búi mai đang trút lá, buông tiếng khô khan. Giữa cảnh tiêu điều, từ đâu xộc ra một đàn dê. Những con dê bụng xệ, mắt xanh quái dị, có cặp sừng nhƣ hai con dao nhọn, gặp Phìn, toé vào các bụi cây, be rầm rĩ sợ hãi, khiến cảnh vật càng thêm vẻ hoang sơ. Chin San là vùng đất thân thƣơng của những con ngƣời miền núi. Đó là nơi đã nuôi dƣỡng, che chở những ngƣời anh hùng của cộng đồng. Với những con ngƣời nơi đây, mảnh đất này còn là nơi lƣu giữ những phong tục, truyền thống từ xa xƣa của các dòng họ. Trên vùng đất này, ông Thòn đang sửa soạn một cái lễ cấp sắc cho dòng họ Tẩn. Cũng trên vùng đất này, những ngôi nhà ngƣời Dao đỏ đƣợc dựng lên “Nhà Cáo xinh xắn nhất thôn, làm theo kiểu mới, có mộng mẹo gá lắp, dựng trên đất, có gác lửng. Nhà ngoài chỉ có hai gian, ăn thông vào căn nhà phía sau cao rộng, chia đôi, một bên là bếp, một bên là lò rèn, lò đúc của ông Hùng… cả làng, cả ba thôn khác và mười hai chòm xóm kéo gỗ, vầu đến giúp. Thợ mộc là một gã đàn ông chột, hình như mới ở tù ra, gã này ăn ở nhà Phiểu đã gần năm nay, chau chuốt từng cái cột nhà, lỗ đục cho căn nhà tương lai của ông chủ
Đó cũng là vùng núi còn nguyên vẹn sắc xanh của rừng già nguyên thuỷ, giống nhƣ một tấm thảm dầy phủ trên những mái núi mênh mang, xa tít. Vùng rừng này cho đến nay vẫn chƣa bị tàn phá nhờ một quy ƣớc chặt chẽ và nghiêm khắc của bản làng. Những khu rừng mẹ ấy chở che cho giống cây thảo quả, nguồn đặc sản của Chin San. Đó cũng là bà mẹ đã chở che cho mấy trăm con ngƣời dòng họ Tẩn những năm phỉ nổi nhƣ bệnh dịch, những năm
“năm hai, năm ba, năm tư”. Bọn phỉ Sề Cồ Sang từ huyện lấn tới, bắt ngƣời
làm lính, cƣớp bóc, đốt phá. Ông Thòn dẫn cả làng lên rừng này. Ở đây, ngƣời ta đã sống, đã bắt liên lạc với Việt Minh và đội du kích đã ra đời:
“Rừng ơn huệ. Rừng thiết thân với đời sống là thế. Có ai nỡ động dao vào
thân rừng. Nó là mái nhà chở che cho những làng Dao rải rác lưa thưa trên lưng chừng các triền núi của dãy Nhạc Sơn, thuộc đại sơn mạch Hoàng Liên Sơn. Đứng ở đây có thể nhìn thấy gần cận Chin San là Cốc Ly, Cốc Sâm, Cốc
Lủm, xa nữa là Tả Lùng Sán, Tả ngảo, Lùng Thàng”...[18, tr 83]. Những làng
Dao ở cách nhau, nhƣ tạo thành một chuỗi hạt ngọc quý trên cổ ngƣời con gái đẹp, trong khi dƣới nó là khuôn ngực nở nang của nàng, tức cái thung lũng lúa hai mùa của huyện Phong Sa.
Nơi đây, những làng Dao đã hợp thành một vùng trung gian giữa miền đất thấp, nơi cƣ trú của ngƣời Giáy, ngƣời Tày... và miền cao xa xăm, quê hƣơng của ngƣời Mông, ngƣời Hà Nhì. Vùng giữa vắng vẻ, vùng của ngƣời Dao đã hình thành từ ngày nào? Phải chăng, sau những chuyến đi dài trong lịch sử, ngƣời Dao đã tới đây, khi vùng thấp đã có cánh quạt cọn nuớc của ngƣời Tày, tiếng xa chỉ quay của ngƣời Giáy; họ đã phải leo dốc mà lên và dừng lại với gia tài đơn sơ còn lại sau chặng đƣờng dài: một cái dìu và một cây dao. Thiên nhiên hết sức hào phóng đã cho họ trú chân và sinh sống. Lòng tràn đầy tự tin, say mê vì sứ mạng chinh phục của mình, họ đã bắt núi rừng phải lui bƣớc, nhả ra của cải nuôi sống họ. Đất này đã cho đời thứ gạo nƣơng thơm dẻo, cây thuốc quý và một nền văn hoá nhiều màu sắc riêng biệt.
Tạo nên bản sắc dân tộc nơi đây, chính là nhân vật quan trọng: con ngƣời- chủ nhân của núi rừng. Có thể nói, trong các sáng tác văn xuôi viết về dân tộc và miền núi của Ma Văn Kháng, con ngƣời miền núi đƣợc miêu tả nhƣ những kho tàng khổng lồ về văn hóa. Giống với cụ Mết trong Rừng xà nu
của nguyễn Trung Thành, ông Páo Sử trong truyện Người con trai họ Hạng, ông Tẩn Mè Thòn trong Gió rừng là những nhân vật đƣợc nhà văn xây dựng nhƣ những tƣợng đài lƣu trữ những giá trị văn hóa của dân làng. Ông Páo Sử hiện lên thật huyền bí ngay từ vẻ bề ngoài cho đến hành động: “áo cổ thấp, xẻ ngực, thân trái lai một cái nẹp thêu từ cổ xuống gần tới gấu áo. Cửa tay áo sặc sỡ những đường nét hoa văn thêu. Sau lưng áo, đính ngay ngắn một
miếng vải thêu, miếng lui tan - tục truyền là cái ấn nhà trời”. Qua việc miêu
tả ông Páo Sử, những nét đẹp văn hóa miền núi nơi đây cũng hiện lên một cách sống động, chân thực, nét đẹp ấy hiện diện ở cách ăn, cách mặc của chính những con ngƣời yêu lao động, sống gắn bó với núi rừng, sống tự hào với những bản sắc văn hóa riêng.
Có thể thấy, những trang văn của Ma Văn Kháng giống nhƣ một viện bảo tàng dân tộc miền núi Tây Bắc, cho ngƣời đọc biết tới những sắc màu văn hóa độc đáo của không gian cảnh sắc thiên nhiên cùng bao phong tục, tập quán nơi đây. Không gian ấy, con ngƣời ấy tạo nên vẻ đẹp riêng không thể lẫn với bất cứ không gian vùng miền nào khác.