2. Lịch sử vấn đề
2.2. Vẻ đẹp nội dung của văn xuôi Ma Văn Kháng trong SGK Tiếng Việt
bậc Tiểu học
2.2.1. Không gian cảnh sắc thiên nhiên miền núi
Có thể nói, Ma Văn Kháng là một cây bút giàu tình yêu với thiên nhiên cây cỏ. Mỗi trang văn viết về thiên nhiên của ông đều ngọt ngào, mƣợt mà và sâu lắng. Đặc biệt viết về thiên nhiên của vùng núi Tây Bắc, nhà văn lại dành nhiều tình cảm với mảnh đất mà ông gắn bó, mảnh đất cho nhà văn ngọn nguồn cảm hứng. Văn bản Mùa đông trên rẻo cao, Ma Văn Kháng đã đƣa các em về với khoảnh khắc chớm đông của một mền rẻo cao. Câu mở đầu đoạn
văn “Mùa đông đã thực sự về rồi đây” nhƣ một tiếng reo vui xen lẫn ngạc
nhiên ngỡ ngàng của nhà văn khi nhận ra đất trời đã vào đông. Hình ảnh đƣợc nhà văn chọn lọc đƣa vào trong tác phẩm là những đám mây bàng bạc mùa đông, hoa cau, con suối, lá vàng… Mỗi hình ảnh, mỗi màu sắc đều mang trên mình hơi thở của mùa đông. Bức tranh mùa đông nơi rẻo cao đƣợc nhà họa sĩ Ma Văn Kháng vẽ bằng nhiều màu sắc khác nhau. Đó là màu trắng đục của mây, của sƣơng, của mƣa bụi, màu vàng hoe của hoa cau, của những chiếc lá cuối cùng còn sót lại. Là những gàm màu sáng nhƣng lại lạnh, dƣờng nhƣ trong từng câu chữ, ngƣời đọc nhƣ thấy cái hơi lạnh của mùa đông phảng phất
đâu đây. Bức tranh mùa đông ấy không chỉ có hình ảnh, màu sắc mà còn có cả âm thanh. Đó là âm thanh của tiếng suối vốn trƣớc đây ồn ào vậy mà nay đang thu mình lại, phô những dải cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ. Âm thanh lao xao của chiếc lá cuối mùa. Bức tranh đƣợc vẽ bằng những nét vẽ khoáng đạt. Đó là những nét vẽ khoảng không của mây, của sƣờn núi. Những nét vẽ chiều dài của con suối. Những nét vẻ thu mình trên cảnh vật của hoa cau, lá vàng, mái lá. Có thể nói, bức tranh mùa đông trên rẻo cao đẹp mà phản phất nét buồn của cảnh vật khi bƣớc vào giai đoạn tàn úa, cuối mùa. Đoạn văn không có một từ nào nói về cái lạnh nhƣng các em vẫn cảm nhận thấy cái lạnh đang thấm trong từng thớ thịt của cảnh vật. Đoạn văn không có một từ nào nói về cái buồn nhƣng nét buồn nhƣ đọng trong từng câu chữ. Cảnh đẹp mà có cái tàn úa, phôi phai.
Đoạn văn đã đƣa các em học sinh Tiểu học về với thế giới của thiên nhiên, tạo vật. Các em nhƣ cảm nhận thấy từng hơi thở và những biến đổi tinh vi nhất của tạo vật. Và các em cũng nhận thấy rằng bức tranh thiên nhiên ấy sao gần gũi với các em đến vậy, và nhƣ các em đã bắt gặp cảnh đó, âm thanh đó, màu sắc đó trên quê hƣơng mình vào mỗi độ đông về. Ma Văn Kháng khiến các em mở rộng tất cả các giác quan để rung động cùng cảnh vật. Thị giác để nhìn cảnh vật và màu sắc, thính giác để nghe âm thanh lao xao của tiếng lá, tiếng ồn ào của dòng suối lớn. Xúc giác để cảm nhận cái lạnh đầu đông. Trang văn ngọt ngào và tƣơi mát nhƣ một bài thơ. Ma Văn Kháng đƣa các em tới gần gũi với thiên nhiên hơn để các em cảm nhận đƣợc rằng thiên nhiên và đất nƣớc mình tƣơi đẹp biết bao.
Mùa thảo quả lại là một bức tranh tƣơi đẹp nữa về thiên nhiên mỗi độ
thảo quả chín. Sau tiếng reo vui xen lẫn bất ngờ: “Thảo quả trên rừng Đản
Khao đã vào mùa”, nhà văn mở ra trƣớc mắt các em học sinh một bức tranh
bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thơm thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm ủ ấp
trong từng nếp áo, nếp khăn” [49, tr 113]. Trong một đoạn văn ngắn mà có
tới ba từ “hƣơng” và sáu từ “thơm”. Quả thật, gió tây lƣớt qua những cây thảo quả chín, gói mùi hƣơng vào trong lòng để rồi đem tỏa đi khắp muôn nơi làm xóm làng thơm, gió thơm, cây cỏ thơm, đất trời thơm, nếp áo, nếp khăn đều thơm. Trong cái hƣơng thơm ấy có vị ngọt lựng của thứ quả chín, có cái ngây ngất, say đắm của hƣơng vị đất trời. “Chẳng có thứ quả nào hương thơm lại
ngây ngất kì lạ đến thế” [49, tr 113].
Nhƣng chỉ nói lên mùi thơm thì chƣa nói hết đƣợc cái lòng yêu mến của tác giả với những trái thảo quả chín, nhà văn còn miêu tả lại hành trình thảo quả đơm hoa, kết trái và ban tặng hƣơng thơm cho con ngƣời. Chỉ mới đầu xuân, những hạt thảo quả còn gieo trên đất rừng nhƣng qua một năm đã cao lớn tới bụng ngƣời. Một năm nữa, từ một thân lẻ, thảo quả đâm thêm hai nhánh mới. Thoáng một cái, dƣới bóng râm của rừng già, thảo quả lan tỏa nơi tầng rừng thấp, vƣơn ngọn, xòe lá, lấn chiếm không gian. “Sự sinh sôi sao mà
mạnh mẽ vậy” [49, tr 113]. Dƣờng nhƣ không có sức mạnh nào có thể ngăn
cản sức sinh sôi bất tận và kì diệu ấy. Đoạn văn sử dụng những câu văn dài nhƣ để diễn tả cái sức sống của thảo quả vậy. Phải yêu mến, phải gắn bó với vùng đất này, với thứ quả kì diệu ấy, Ma Văn Kháng mới có thể miêu tả đƣợc đầy đủ là chính xác quá trình ấy tới vậy. Có lẽ chính vì vậy mà ngƣời ta gọi Ma Văn Kháng là chàng trai của núi rừng.
Đoạn thứ ba của bài văn, Ma Văn Kháng miêu tả quá trình đơm hoa, kết trái của thảo quả. Hoa thảo quả nảy dƣới gốc cây một cách kín đáo và lặng lẽ. Rồi trong sƣơng thu ẩm ƣớt và mƣa rây bụi mùa đông, thảo quả vƣợt qua cái khắc nghiệt của thiên nhiên để khép miệng và bắt đầu kết trái. Dƣới đáy rừng,
tựa nhƣ đột ngột, thảo quả bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót nhƣ chứa lửa, chứa nắng, chứa tất cả những gì tinh túy nhất của đất trời. Rừng ngập hƣơng thơm. Rừng sáng nhƣ lửa hắt lên từ dƣới đáy rừng. Trong cái ẩm ƣớt, cái rét buốt, cài bàng bạc của mùa đông, núi rừng bỗng bừng lên những đốm lửa hồng của thảo quả. Những đốm lửa ấy nhƣ sƣởi ấm cho cả khu rừng, cho cả bản Chin San để rồi vạn vật say ngây và ấm nóng.
Lại một lần nữa, Ma Văn Kháng đƣa các độc giả nhí tới với mảnh đất vùng cao hiền hòa và thơ mộng. Nhà văn bồi đắp cho các em một tình yêu đặc biệt với những dải đất xa xôi của đất nƣớc. Rõ ràng, Ma Văn Kháng chọn cho mình một lối đi riêng nhẹ nhàng mà sâu lắng, hiệu quả.
2.2.2. Con người miền núi
Con ngƣời miền núi trong tác phẩm của Ma Văn Kháng là những cƣ dân mộc mạc giản dị, chân chất. Họ không chỉ đẹp về thể chất mà họ còn đẹp về tâm hồn. Khi đất nƣớc có giặc xâm lăng, họ trở thành những ngƣời anh hùng đại diện cho vẻ đẹp của cả cộng đồng. Khi đất nƣớc hòa bình, “súng gươm vứt
bỏ lại hiền như xưa”, họ là những ngƣời lao động bình dị, những chủ nhân
của núi rừng, đang hàng ngày lặng lẽ tô điểm nên vẻ đẹp của không gian sơn cƣớc. Trong tác phẩm của Ma Văn Kháng, họ đƣợc tôn vinh, ca ngợi đến mức trở thành những tƣợng đài kì vĩ không chút tì vết.
Hạng A Cháng (Tiếng Việt 5, tập 1) là một trích đoạn đƣợc trích từ
truyện ngắn Người con trai họ Hạng. Đây là đoạn văn miêu tả vẻ đẹp thể chất và tâm hồn của anh thanh niên Hmông A Cháng. Mở đầu đoạn văn, Ma Văn Kháng đã dùng lời khen của các cụ già trong làng để giới thiệu về A Cháng:
“A Cháng trông như một con ngựa tơ hai tuổi, chân chạy qua chín núi mười
khe không biết mệt, khỏe quá! Đẹp quá!” [49, tr 119]. Lời khen đó đã khái
quát toàn bộ vẻ đẹp và sức mạnh của A Cháng. Cách so sánh A Cháng nhƣ một con ngựa tơ hai tuổi là cách so sánh mang đậm bản sắc của ngƣời dân tộc
thiểu số miền núi. Những từ cảm thán “Khỏe quá! Đẹp quá!” vừa nhƣ một lời khen vừa nhƣ một sự trầm trồ thán phục.
Để miêu tả vẻ đẹp hình thể của A Cháng, Ma Văn Kháng sử dụng những câu văn ngắn, nhiều dấu phẩy để ngắt ý: Mƣời tám tuổi, A Cháng
“ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay, bắp chân rắn như trắc, gụ. Vóc
cao, vai rộng, người đứng thắng như một cái cột đá trời trồng” [49, tr 119].
Chỉ bằng ấy chi tiết thôi, các em học sinh đã hình dung ra vẻ đẹp thể chất của A Cháng. Đó là vẻ đẹp của sự khỏe mạnh, rắn chắc. Vẻ đẹp của những chàng trai Hmông, vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc hun đúc nên ngƣời con ấy. Vẻ đẹp của anh không thể lẫn với bất cứ vẻ đẹp của những thanh niên ở các vùng miền khác.
A Cháng không chỉ đẹp về hình thể, anh còn đẹp ở sức lao động, ở sự cần cù và chăm chỉ. Con trâu to nhất, béo nhất luôn đƣợc A Cháng chọn để cùng anh cày ruộng. Bắp cầy ôm lấy bộ ngực anh, anh nắm chắc đốc cày, mắt nhìn thế ruộng, nhìn đƣờng cày, toàn thân nhoài thành một đƣờng cong mềm mại, khi qua trái, khi qua phải theo đƣờng cày uốn vòng trên hình bậc thang nhƣ một mảnh trăng lƣỡi liềm. Có lúc anh lại rạp hẳn xuống, đôi chân xoải dài hoặc băm những bƣớc ngăn, gấp gấp… Một loạt động tác của A Cháng đƣợc tác giả miêu tả thật rõ nét và ấn tƣợng. A Cháng hiện lên là vẻ đẹp của con ngƣời lao động, vẻ đẹp của con ngƣời hài hòa với công việc, lấy sức lực của mình để tô đẹp trên mảnh đất quê hƣơng. Chính sức lực tràn trề của anh, chính tình yêu lao động của anh đã biến anh trở thành niệm tự hào của dòng họ Hạng của ngƣời Hmông.
Ngƣời đọc còn bắt gặp vẻ đẹp lao động khỏe khoắn nhƣ A Cháng trong tiểu thuyết Gió rừng (toàn văn của đoạn trích Mùa thảo quả - Tiếng Việt 5, tập 1) của Ma Văn Kháng. Đó là hình ảnh ngƣời trai trẻ Tẩn A Phìn: “Hai mươi mốt tuổi, vóc dong dỏng, rắn rỏi, mặt trái xoan, đầy vẻ hăm hở và nóng
nảy. Như đuổi theo một cái gì đó ở phía trước, anh soải những bước dài gấp đôi người khác, băng qua những vạt rừng gianh và lọt vào khu rừng cây gỗ
xanh rợp”… Ma Văn Kháng rất tinh tế khi miêu tả A Phìn. A Phìn có vẻ đẹp
tráng kiện của ngƣời con của rừng núi với vóc dáng dong dỏng, cái vẻ hăm hở
và những soải bước dài gấp đôi người khác.
A Cháng, A Phìn không chỉ đƣợc tôn vinh ở vẻ tráng kiện trong lao động, dƣới ngòi bút của Ma văn Kháng, những chàng trai ấy còn mang vẻ đẹp của tình yêu quê hƣơng đất nƣớc. Ở những con ngƣời này, tình yêu quê hƣơng đất nƣớc thật mộc mạc, giản dị nhƣng cũng thật thiêng liêng. Với họ, tình yêu quê hƣơng đất nƣớc, chính là tình cảm với mảnh đất thiêng liêng nơi họ cƣ trú. A Cháng có sức khỏe phi thƣờng nhƣng vì chƣa đủ 18 tuổi nên không đƣợc tuyển quân, A Cháng đỏ gay mặt lý sự, rồi một mình một ngựa đi lên huyện đội: “A Cháng tưng hửng. Quay trở về, buồn đến không lèn nổi mình ngựa. A Cháng thẫn thờ đi được vài bước lại giữ dây cương ngựa ngồi xuống dệ đường nghỉ. Tới nhà, A Cháng không nói một lời, bỏ vào buồng
nằm. Nằm hai hôm liền, bát đũa không sờ tới, công việc không biết qua”[16,
tr.21]. Tình yêu quê hƣơng đất nƣớc của A Cháng đƣợc thể hiện bộc trực là thế, là mong ƣớc đƣợc đi tuyển quân để giết thằng giặc bảo vệ núi rừng: “Mẹ ơi, con sinh ở thời này, con không đi đánh giặc thì uổng công nuôi dạy của
mẹ, uổng sức khỏe củacon”.
Khác với A Cháng, tình yêu đối với mảnh đất nơi A Phìn sinh ra đã để lại trong anh bao nỗi nhớ da diết khi anh đi xa. Và khi trở lại quê hƣơng anh thấy lòng mình xao xuyến “Phìn đã thoả mãn; vượt qua một bức tường đá đổ nát, dấu vết biên giới của Chin San, nơi cư trú đã tám đời nay của người Dao đỏ dòng họ Tẩn, lòng dạ anh chợt bỗng bừng dậy xôn xao: anh đã trở về đúng cái nơi anh hằng mong nhớ! Từ đây trở vào là đất đai của dòng họ Tẩn. Người họ Tẩn đã tới đất này góp bạc trắng mua ruộng, mua đất, lễ quan,
khoanh vùng cư trú, làm ăn và chống thổ phỉ, giặc cướp, sinh sôi nẩy nở từ bao năm nay, để bây giờ thành thôn xóm bản làng, để khi đi xa có cái để nhớ,
nơi mong”...[18, tr.99]
Bên cạnh những ngƣời con trẻ tuổi của núi rừng, các tác phẩm của Ma Văn Kháng cũng khắc họa sinh động hình hình ảnh những ngƣời lớn tuổi – những pho tƣợng sống lƣu giữ lịch sử của núi rừng. Đó là ông Páo Sử trong
Người con trai họ Hạng, ông Tẩn Mè Thòn trong tiểu thuyết Gió rừng. Để
miêu tả hai pho tƣợng sống của núi rừng, nhà văn dùng nhiều hình ảnh so sánh, ngôn ngữ kì vĩ: “Ông Páo Sử là tay thợ cày giỏi, ông bắt đầu cày từ năm mười ba tuổi. Kể từ lúc đó tới nay đã ngót nghét bốn mươi năm trời rồi nhưng tuổi già vẫn không động chạm tới được tầm vóc lực sĩ của ông. Ông vẫn cao lớn, phương phi. Khác chăng là khuôn mặt to, tròn đã pha thêm chút
đạo mạo của người từng trải”. Ông Thòn: “trông càng gân guốc và quắc
thước. Hơn sáu mươi, nhưng ông còn khoẻ. Vóc cao, gầy, da dẻ bóng như cây song đá. Mặt choắt, mũi nhọn như mỏ chim, hai con mắt nhỏ, sáng lóng lánh. Vẻ đĩnh đạc, tự tin toát lên từ gương mặt và sự ăn mặc mực thước. Một tấm khăn chàm hai sải quấn chặt cái đầu trọc chỉ để lại ở quanh khoáy một chỏm tóc. Áo cổ thấp, xẻ ngực, thân trái lai một cái nẹp thêu từ cổ xuống gần tới gấu áo. Cửa tay áo sặc sỡ những đường nét hoa văn thêu. Sau lưng áo, đính ngay ngắn một miếng vải thêu, miếng lui tan - tục truyền là cái ấn nhà trời. Ông Thòn có vẻ dữ tướng, đầy vẻ tự chủ và quyết đoán vì bộ mặt, dáng điệu, phong vẻ một ông trưởng tộc, vì khi nói cứ hếch cái cằm nhọn lên và vì giọng
nói the thé như giọng sóc”[18, tr 55]. Có thể nói, đây là những nhân vật đại
diện cho sức mạnh của cả bộ tộc. Họ mang vẻ đẹp quắc thƣớc, kì vĩ của những anh hùng sử thi. Họ là kết tinh cho sức mạnh và tinh thần của những con ngƣời miền núi. Ở họ, ẩn chứa cả một kho tàng văn hóa của cộng đồng dân tộc.
Làm nên thành công trong các tác phẩm của Ma Văn Kháng, không thể không nhắc đến những con ngƣời quần chúng của núi rừng. Họ là số đông, nhƣng có điểm đồng quy đều là những con ngƣời chân chất đơn sơ, giản dị nhƣ cây cỏ núi rừng. Vẻ đẹp nhân thế trong văn Ma Văn Kháng là một vẻ đẹp độc đáo và nhân bản, thể hiện cái nhìn của nhà văn về sức sống mãnh liệt của con ngƣời miền núi. Đặc điểm này trở thành nguyên tắc trong xây dựng hình tƣợng tác phẩm, tồn tại nhƣ một cảm hứng chủ đạo xuyên suốt, một quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con ngƣời.
Vẻ đẹp này thể hiện trƣớc hết ở hình tƣợng ngƣời phụ nữ. Ma Văn Kháng là nhà văn có mối quan tâm đặc biệt đến nữ giới, luôn ƣu ái và bênh vực họ. Ngƣời phụ nữ trong sáng tác của Ma Văn Kháng, đặc biệt là phụ nữ dân tộc ít ngƣời, có vẻ đẹp dân gian mạnh mẽ, tƣơi khoẻ, gợi cảm gợi tình. Đây là chân dung nhân vật Seo Di, ba mƣơi lăm tuổi, trong tác phẩm Trăng