Thiết kế giáo án dạy

Một phần của tài liệu Văn xuôi ma văn kháng trong SGK tiếng việt bậc tiểu học và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh (LV01286) (Trang 58 - 77)

2. Lịch sử vấn đề

3.3.1.Thiết kế giáo án dạy

3.3.1.1. Giáo án giờ dạy: Tập đọc

MÙA THẢO QUẢ I.Mục đích, yêu cầu:

1. Kĩ năng:

- Học sinh đọc rành mạch, trôi chảy, lƣu loát toàn bài.

- Đọc đúng các từ khó nhƣ: Đản Khao, Chin San, lướt thướt, chín nục…

- Nhấn giọng những từ ngữ gợi tả vẻ đẹp hấp dẫn, hƣơng thơm ngây ngất, sự phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả: ngọt lựng, thơm nồng, chín nục, ngây ngất, mạnh mẽ, đột ngột, rực lên, đỏ chon chót, chứa lửa…

- Nghỉ hơi rõ ở những câu văn ngắn: Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. - Biết đọc lƣu loát và diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng thể hiện cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp hấp dẫn của rừng thảo quả.

2. Kiến thức:

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: thảo quả, Đản Khao, Chin San, sầm uất, tầng rừng thấp…

- Thấy đƣợc vẻ đẹp và hƣơng thơm đặc biệt, sự sinh sôi phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả. Cảm nhận đƣợc nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả.

3.Thái độ:

Học sinh yêu thích môn học; yêu mến và tự hào về cảnh đẹp của đất nƣớc; có ý thức bảo vệ thiên nhiên.

II. Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: Tranh minh hoạ bài đọc; sách giáo khoa; quả thảo quả hoặc ảnh về rừng thảo quả; bảng phụ chép sẵn đoạn văn cần hƣớng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm.

- Học sinh: Sách giáo khoa, tranh ảnh, tài liệu, vật thật về cây thảo quả.

III. Các hoạt động dạy học:

A. Mở đầu

1.Ổn định tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ

B.Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài:

Cho học sinh quan sát tranh ảnh minh họa và giới thiệu: Đây là cảnh ngƣời dân miền núi Tây Bắc đi thu hoạch thảo quả. Thảo quả là một trong những loại sản vật quý của núi rừng Việt Nam. Quả thảo quả có mùi thơm đặc biệt, là hƣơng liệu dùng làm thuốc hoặc chế dầu thơm, chế nƣớc hoa, làm men

rƣợu, làm gia vị... Dƣới ngòi bút của nhà văn Ma Văn Kháng, rừng thảo quả hiện ra với mùi hƣơng và sắc màu đặc biệt nhƣ thế nào? Vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc hiện ra ra sao? Cô và các con cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

a) Luyện đọc

-Học sinh đọc cá nhân

- Hƣớng dẫn học sinh chia đoạn và đọc nối tiếp từng đoạn (3 đoạn)

- Giới thiệu quả thảo quả (nếu có); sửa lỗi phát âm, luyện đọc những từ khó đọc cho học sinh; giúp học sinh hiểu nghĩa các từ đƣợc chú giải và các từ mới khác. Hƣớng dẫn học sinh đọc câu khó, giọng đọc chung của từng đoạn, cả bài.

- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo cặp.

- Yêu cầu 1-2 học sinh đọc toàn bài - Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài: đọc với giọng nhẹ nhàng thể hiện

-2 đến 3 học sinh khá, giỏi đọc bài. - Học sinh chia đoạn và đọc nối tiếp theo đoạn (3 lƣợt) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+Đoạn 1: từ đầu đến… nếp áo, nếp khăn.

+ Đoạn 2: từ Thảo quả đến không gian.

+ Đoạn 3: còn lại.

-Luyện phát âm và giải nghĩa từ.

- Luyện đọc theo cặp (lặp lại 2 vòng, đảm bảo tất cả học sinh đều đƣợc đọc)

- 1-2 học sinh đọc toàn bài - Học sinh lắng nghe, cảm nhận.

cảm hứng ngợi ca vẻ đẹp của rừng thảo quả. Nhấn giọng ở những từ

ngữ: lướt thướt, quyến, ngọt lựng,

thơm nồng, đậm, ủ ấp, chín nục, ngây ngất, kì lạ, mạnh mẽ, thoáng cái, đột ngột, rực lên, lan tỏa, vươn ngọn, xòe lá, chứa lửa, chứa nắng, hắt lên, say ngây, ấm nóng, nhấp nháy, vui mắt…

b.Tìm hiểu bài: Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm.

-Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào?

- Cách dùng từ, đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý?

-Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh?

- Hoa thảo quả nảy ở đâu?

- Khi thảo quả chín, rừng có gì đẹp?

- Nêu nội dung bài văn?

Học sinh thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trong SGK và trao đổi các ý kiến trả lời giữa các nhóm.

- Bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ, lan xa, làm cho gió thơm, cây cỏ, đất trời thơm…

- Các từ “hƣơng” và “thơm” lặp đi lặp lại có tác dụng nhấn mạnh mùi thơm đặc biệt của thảo quả.

- Qua một năm hạt đã thành cây, cao tới bụng ngƣời. Một năm sau mỗi thân lẻ đâm thêm hai nhánh mới…

- Nảy dƣới gốc cây.

-Dƣới đáy rừng rực lên những chùm quả đỏ chon chót nhƣ chứa lửa… - Ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả khi vào mùa với hƣơng thơm đặc

* Giáo viên chốt lại vẻ đẹp nội dung của bài văn:

- Bài văn ca ngợi vẻ đẹp và hƣơng thơm kì diệu của thảo quả khi vào mùa.

- Bài văn cho chúng ta có thêm vốn hiểu biết về một loại quả cây- một loại sản vật quý mà núi rừng Tây Bắc ban tặng cho cuộc sống con ngƣời nơi đây.

- Bài văn ca ngợi vẻ đẹp độc đáo và sự trù phú của núi rừng, thể hiện niềm tự hào và tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh sắc thiên nhiên núi rừng của đất nƣớc. Vẻ đẹp và hƣơng thơm quyến rũ của thảo quả cùng với sắc màu văn hóa độc đáo của con ngƣời nơi đây tạo nên nét hấp dẫn hiếm thấy.

- Nêu vẻ đẹp nghệ thuật của bài văn?

* Giáo viên chốt lại vẻ đẹp nghệ thuật của bài văn:

- Biện pháp so sánh cùng hệ thống từ ngữ miêu tả vừa giàu khả năng

biệt và sự sinh sôi phát triển nhanh đến bất ngờ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Học sinh lắng nghe, cảm nhận.

- Nghệ thuật so sánh.

gợi hình ảnh vừa giàu sắc thái biểu cảm đã giúp tác giả miêu tả thật ấn tƣợng về vẻ đẹp và hƣơng thơm hấp dẫn của thảo quả khi vào mùa. Các từ “hƣơng” và “thơm” lặp đi lặp lại có tác dụng nhấn mạnh mùi hƣơng đặc biệt của thảo quả. Các từ: lướt thướt, quyến, rải, ngọt lựng, thơm nồng gợi đƣợc cảm giác hƣơng thảo quả lan tỏa, kéo dài trong không gian. Các câu ngắn: Gió thơm. Cây

cỏ thơm. Đất trời thơm nhƣ tả một

ngƣời đang hít vào để cảm nhận mùi thơm của thảo quả trong đất trời. Tác giả còn miêu tả màu đỏ đặc biệt của thảo quả chín: đỏ chon chót,

như chứa lửa, chứa nắng. Biện

pháp nghệ thuật so sánh miêu tả đƣợc rất rõ, rất cụ thể mùi hƣơng thơm và màu sắc của thảo quả chín. - Bài văn cho thấy khả năng quan sát tinh tế và trí tƣởng tƣợng vô cùng phong phú của tác giả. Đó là một bức tranh đẹp bằng ngôn từ, chứng tỏ sự giàu đẹp của tiếng Việt mà nhà văn muốn gửi đến bạn đọc. + Học xong bài Tập đọc này, các

con sẽ biết thêm những từ ngữ mới; biết học tập và vận dụng những từ ngữ ấy vào việc nói và viết.

c. Hƣớng dẫn đọc diễn cảm

-Yêu cầu 3 học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài.

-Yêu cầu học sinh nêu lại giọng đọc của bài

-Giáo viên hƣớng dẫn cho cả lớp luyện đọc diễn cảm một đoạn của bài văn cần luyện đọc (có thể chọn đoạn 2: từ Gió tây lướt thướt… đến

nếp khăn; chú ý nhấn mạnh các từ

ngữ: lướt thướt, ngọt lựng, thơm

nồng, gió, đất trời, thơm đậm, ủ ấp).

- Giáo viên đọc mẫu đoạn.

- Tổ chức hƣớng dẫn học sinh luyện

-3 học sinh tiếp nối nhau đọc toàn bài.

- Học sinh nêu lại giọng đọc của toàn bài: giọng nhẹ nhàng, nghỉ hơi ở những câu văn ngắn (Gió thơm.

Cây cỏ thơm. Đất trời thơm.), nhấn

giọng những từ ngữ gợi tả vẻ đẹp hấp dẫn, hƣơng thơm ngất ngây, sự phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả: ngọt lựng, thơm nồng, đậm, ấp ủ, chín nục, ngây ngất kì lạ, mạnh mẽ, thoáng cái, đột ngột, rực lên, đỏ chon chót, chứa lửa, chứa

nắng

- Học sinh nắm cách đọc diễn cảm đoạn giáo viên hƣớng dẫn.

- Học sinh nghe.

đọc theo cặp và thi đọc diễn cảm. - Giáo viên theo dõi, nhận xét, uốn nắn và biểu dƣơng những em đọc tốt.

thi đọc diễn cảm (trƣớc lớp).

3.Củng cố, dặn dò

- Gọi học sinh nhắc lại nội dung của bài?

- Giáo viên chốt lại nội dung bài và liên hệ (bài học giáo dục) học sinh về tình yêu thiên nhiên, ý thức trồng và bảo vệ rừng, bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giáo viên nhận xét tiết học, biểu dƣơng nhắc nhở, động viên học sinh. - Dặn học sinh về nhà luyện đọc lại bài (chú ý luyện đọc các từ khó) và chuẩn bị bài cho buổi học sau.

Đánh giá kết quả giờ dạy:

Tiến hành dạy thực nghiệm bài Tập đọc Mùa thảo quả theo giáo án đƣợc thiết kế chi tiết ở trên, chúng tôi đã ý thức rõ không chỉ dạy cho HS biết đọc đúng, đọc diễn cảm, mà chúng tôi còn đặc biệt chú ý hƣớng dẫn học sinh trả lời hệ thống câu hỏi để tìm hiểu vẻ đẹp nội dung và vẻ đẹp nghệ thuật văn bản tác phẩm. Và giờ học đƣợc các em thích thú, hào hứng đón nhận. Giờ học đem đến cho các em nhiều kiến thức bổ ích: các em đƣợc biết về vẻ đẹp độc đáo của không gian núi rừng Tây Bắc mỗi độ thảo quả chín. Văn bản Mùa

thảo quả còn cho các em hiểu về vẻ đẹp của ngôn từ văn chƣơng- một lớp

ngôn từ văn hóa đã đƣợc nhà văn chƣng cất từ tiếng Việt giàu đẹp của dân tộc. Từ đây, các em sẽ đƣợc mở rộng vốn sống, vốn hiểu biết, vốn ngôn từ và biết vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Và bao trùm lên tất cả là bài Tập đọc

này đã khơi dậy trong các em tình yêu, niềm tự hào và ý thức gắn bó, bảo vệ rừng xanh thân yêu của Tổ quốc. Đây cũng chính là điều kiện cơ bản để học sinh có thể yêu quý và học tốt môn Ngữ văn ở các cấp học trên.

Tiết dạy thực nghiệm: Tập đọc Mùa thảo quả trên đây của chúng tôi đƣợc đánh giá tốt hơn hẳn những tiết dạy thông thƣờng (đối chứng)- chỉ chú trọng nhiều đến việc rèn cho học sinh đọc đúng và diễn cảm; mà không chú ý nhiều đến việc cần phân tích, cắt nghĩa vẻ đẹp nội dung và vẻ đẹp nghệ thuật hàm chứa trong mỗi văn bản tác phẩm văn xuôi. Học xong tiết học thực nghiệm, học sinh hiểu bài, thích thú trƣớc vẻ đẹp của rừng thảo quả cùng những từ ngữ giàu giá trị biểu cảm. Điều này đã chứng tỏ ƣu thế và ý nghĩa giáo dục to lớn của văn xuôi Ma Văn Kháng trong SGK Tiếng Việt bậc Tiểu học. Kết quả thực nghiệm trên là một trong những căn cứ thực tế khẳng định việc định hƣớng khai thác giá trị nội dung và nghệ thuật của mỗi văn bản văn xuôi Ma Văn Kháng khi dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học là một hƣớng đi đúng góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học cho học sinh.

3.3.1.2. Giáo án giờ dạy: Tập làm văn

CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ NGƢỜI I.Mục đích, yêu cầu:

- Nắm đƣợc cấu tạo ba phần của bài văn tả ngƣời.

- Biết vận dụng hiểu biết để lập dàn ý cho một bài văn miêu tả ngƣời.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh họa trong SGK; tranh ảnh về con ngƣời do giáo viên và học sinh sƣu tầm.

- Một số tờ giấy khổ rộng để học sinh lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả ngƣời (thực hiện bài tập phần Luyện tập).

III. Các hoạt động dạy học:

A. Mở đầu

1.Ổn định tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ

B.Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài:

Trong các giờ học trƣớc, các con đã nắm đƣợc cấu tạo của bài văn tả cảnh, biết cách lập dàn ý một bài văn tả cảnh , biết cách lập dàn bài và xây dựng đoạn, viết hoàn chỉnh bài văn tả cảnh. Thế còn cấu tạo và cách lập dàn ý bài văn tả ngƣời nhƣ thế nào, cô và các con cùng tìm hiểu ở bài học hôm nay.

2. Các hoạt động chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

a. Đọc

-Yêu cầu 1 học sinh đọc bài văn mẫu:

Hạng A Cháng

- Giáo viên đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những đoạn, từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của Hạng A Cháng. Sau đó, yêu cầu học sinh suy nghĩ phân đoạn bài văn; xác định nội dung chính của mỗi đoạn; nêu nhận xét về cấu tạo của bài.

b. Tìm hiểu cấu tạo của bài văn tả ngƣời

- Bài văn miêu tả ai ?

- Nhà văn Ma Văn Kháng đã miêu tả Hạng A Cháng, một thanh niên dân tộc Hmông nhƣ thế nào? Các em cùng đọc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cả lớp theo dõi, đọc thầm.

- Học sinh phát biểu ý kiến.

-Bài văn miêu tả nhân vật Hạng A Cháng.

và trả lời 5 câu hỏi trong SGK.

- Xác định phần mở bài và cho biết tác giả giới thiệu ngƣời định tả bằng cách nào?

- Ngoại hình của A Cháng có điểm gì nổi bật?

- Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả Hạng A Cháng?

- Giáo viên nhấn mạnh: Ngoài sử dụng biện pháp tu từ so sánh, ta nhận thấy tác giả Ma Văn Kháng còn sử dụng ngôn ngữ miêu tả rất giàu hình ảnh để làm nổi bật vẻ đẹp ngoại hình và hoạt động của nhân vật- vẻ đẹp mang đặc trƣng riêng của con ngƣời và phong tục tập quán miền núi: lim, trắc, gụ, cột đá trời

trồng

- Học sinh đọc to lên phần mở bài và nêu rõ: Tác giả giới thiệu Hạng A Cháng bằng cách đƣa ra lời khen của các cụ già trong làng về thân hình chắc khoẻ của anh.

- Đặc điểm nổi bật về ngoại hình của Hạng A Cháng:

+ Ngực nở vòng cung

+ Da đỏ như lim

+ Bắp tay bắp chân rắn như chắc gụ

+ Vóc cao vai rộng, người đứng

như cột đá trời trồng.

-Nghệ thuật so sánh, với từ so sánh “nhƣ”…

- Học sinh lắng nghe và ghi nhớ.

- Qua đoạn văn tả hoạt động của A Cháng, em thấy A Cháng là ngƣời nhƣ thế nào?

- Giáo viên chốt lại những ý chính trong câu trả lời của học sinh.

- Tìm phần kết bài và nêu ý chính của nó?

- Từ bài văn trên, hãy nêu cấu tạo của bài văn tả ngƣời?

- Giáo viên nhận xét, chốt lại nội dung cần ghi nhớ:

Bài văn tả ngƣời thƣờng có 3 phần: 1/Mở bài: Giới thiệu ngƣời định tả. 2/Thân bài:

a. Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về vóc dáng, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc…).

b.Tả tính tình, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen…).

3/ Kết bài: Nêu cảm nghĩ về ngƣời đƣợc tả.

mạnh, say mê lao động, tập trung làm việc cao độ đến mức chăm chắm vào công việc.

- Học sinh lắng nghe và ghi nhớ.

- Học sinh đọc to lên phần kết bài và nêu rõ: Tác giả ca ngợi sức lực tràn trề của Hạng A Cháng và khẳng định A Cháng là niềm tự hào của dòng họ Hạng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bài văn tả ngƣời có cấu tạo 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. - Học sinh lắng nghe và ghi nhớ.

-Giáo viên gọi 3-4 học sinh đọc lại nội dung phần ghi nhớ.

- Giáo viên yêu cầu học sinh học thuộc nội dung cần ghi nhớ đó.

*Giáo viên chốt lại vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật bài văn tả ngƣời của tác giả

Một phần của tài liệu Văn xuôi ma văn kháng trong SGK tiếng việt bậc tiểu học và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh (LV01286) (Trang 58 - 77)