Biện pháp tu từ

Một phần của tài liệu Văn xuôi ma văn kháng trong SGK tiếng việt bậc tiểu học và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh (LV01286) (Trang 44 - 48)

2. Lịch sử vấn đề

2.3.2. Biện pháp tu từ

Chính biện pháp tu từ đã khiến ngôn ngữ trong tác phẩm văn học trở thành thứ ngôn ngữ văn hóa. Các nhà văn đã luyện quặng thành vàng, đã chƣng cất những gì tinh túy nhất của lời ăn tiếng nói hàng ngày thành nghệ thuật. Biện pháp tu từ trong các văn bản văn xuôi của Ma Văn Kháng ở SGK Tiếng Việt bậc Tiểu học đã giúp các em học sinh thấy đƣợc cái hay, cái đẹp của cuộc sống xung quanh và cái hay cái đẹp của tiếng nói dân tộc, đồng thời cũng nâng cao khả năng cảm thụ về tiếng Việt cho các em.

Trong các biện pháp tu từ mà nhà văn Ma Văn Kháng hay sử dụng thì so sánh và nhân hoá là hai biện pháp tu từ chủ yếu và quan trọng nhất. Đây cũng

là những biện pháp có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành nhận thức, tình cảm và thẩm mỹ cho học sinh Tiểu học.

So sánh là hình thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác, miễn là giữa hai đối tƣợng có một sự tƣơng đồng nào đó để gợi ra hình ảnh cụ thể, những xúc cảm thẩm mĩ trong nhận thức của ngƣời đọc, ngƣời nghe.

Trong nhà trƣờng Tiểu học, dạy về so sánh tu từ cũng là dạy cho học sinh cách cảm thụ văn học; để các em biết cảm nhận về cái đẹp; biết yêu quê hƣơng, đất nƣớc, con ngƣời và cuộc sống.

Trong các tác phẩm của mình, Ma Văn Kháng đã sử dụng khá nhiều nghệ thuật so sánh tu từ khi miêu tả các nhân vật. Với Hạng A Cháng là hình ảnh: “dađỏ như lim, bắp tay rắn chắc như trắc gụ”. Lim, trắc gụ là những loại gỗ quý của rừng xanh, là những loại cây đệ nhất, chắc khỏe, bền đẹp. Nhà văn ví hình ảnh Hạng A Cháng cày ruộng giống nhƣ “một chàng hiệp sĩ cổ đeo

cung ra trận”. Chỉ với hai hình ảnh so sánh, tác giả đã cho thấy A Cháng cũng

giống nhƣ lim, nhƣ trắc, gụ, khỏe mạnh nhất, cứng cáp nhất, mạnh mẽ nhất; là đại diện đẹp đẽ của những con ngƣời yêu lao động dƣới chân núi Tơ Bo.

Miêu tả vẻ đẹp của rừng thảo quả vào độ chín, ông ví thảo quả “như

những đốm lửa hồng, nhấp nháy như những con mắt trẻ thơ”… Rõ ràng,

thiên nhiên dƣới ngòi bút so sánh của Ma Văn Kháng nhƣ có hồn hơn, tình cảm, ấm áp và gần gũi hơn.

Nhân hóa cũng là một biện pháp tu từ khiến các văn bản văn xuôi của Ma Văn Kháng ở SGK Tiếng Việt bậc Tiểu học đặc biệt ấn tƣợng và hấp dẫn học sinh. Nhân hóa (còn gọi nhân cách hóa) là ngƣời ta lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của con ngƣời để biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của đối tƣợng không phải là con ngƣời; nhằm làm cho đối tƣợng đƣợc miêu tả trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn; đồng thời bày tỏ kín đáo tâm tƣ, thái độ của ngƣời nói.

Về hình thức, nhân hóa có thể đƣợc cấu tạo theo hai cách: dùng những từ chỉ tính chất, hoạt động của con ngƣời để biểu thị tính chất, hoạt động của đối tƣợng không phải con ngƣời; hoặc coi đối tƣợng nhƣ con ngƣời để tâm tình trò chuyện với nhau. Nói ngắn gọn, nhân hóa là biến sự vật thành con ngƣời, bằng cách gán cho nó những hoạt động, tính cách, suy nghĩ… giống nhƣ con ngƣời; làm cho nó trở nên sinh động, hấp dẫn, gần gũi, và có hồn hơn.

Văn bản văn xuôi của Ma Văn Kháng trong SGK Tiếng Việt Tiểu học đƣợc dùng làm ngữ liệu cho môn Tiếng Việt sử dụng khá nhiều biện pháp nhân hóa. Nhờ biện pháp tu từ nhân hóa mà học sinh cảm nhận đƣợc cái hay, cái đẹp, sự sinh động của thế giới xung quanh. Các em cũng nhận thức đƣợc hiệu quả nghệ thuật của biện pháp nhân hóa: vừa để miêu tả đối tƣợng, vừa thể hiện đƣợc tình cảm của ngƣời viết với vạn vật trong đời sống.

Có thể nói, thiên nhiên dƣới ngòi bút nhân hóa của Ma Văn Kháng thực sự là những nhân vật đặc biệt, thiên nhiên hoạt động nhƣ những con ngƣời, bày tỏ thái độ, cảm xúc với những cá tính rất riêng. Trong đoạn trích Mùa

đông trên rẻo cao, mây thì trườn xuống, chốc chốc lại gieo những hạt mƣa

bụi, con suối thì ồn ào, vầu thì quây tròn ôm đá… Thảo quả thì kín đáo, lặng lẽ, chùm hoa thì khép miệng, rừng sáng, rừng say ngây ngất, có lúc rừng lại

buồn tẻ nhƣ đang triền miên trong buổi hoàng hôn lạnh lẽo…

Rõ ràng, biện pháp tu từ nhân hóa trong các văn bản văn xuôi của Ma Văn Kháng ở SGK Tiếng Việt giống nhƣ những cánh cửa mở ra cho các em học sinh Tiểu học bao điều mới lạ, kì thú của cuộc sống muôn màu, muôn vẻ; góp phần nuôi dƣỡng trong các em trí tƣởng tƣợng và vẻ đẹp tâm hồn.

Nhìn chung, so sánh và nhân hóa là hai biện pháp nghệ thuật đƣợc sử dụng rất nhiều trong tác phẩm của Ma Văn Kháng. Sự kết hợp hài hòa giữa hai biện pháp nghệ thuật này đã tạo nên những xúc cảm thẩm mĩ cho tác

phẩm của ông. Đây là khung cảnh khu rừng đƣợc nhà văn miêu tả bằng so sánh và nhân hóa: “Từ dƣới chân núi ngƣớc nhìn lên vùng giữa lƣng chừng những triền núi cao, những khoang rừng giống như những vầng mây ủ sƣờn núi sau cơn mƣa; những mảng màu xanh đậm ấy tƣởng nhƣ đã nằm nhƣ thế, im lìm và buồn tẻ đã hàng thế kỉ nay, giấu trong mình biết bao câu chuyện hoang đƣờng và những điều tƣởng tƣợng huyền bí. Những cây vầu dù ong óng vàng già hay thon thả xanh mƣớt, bao giờ cũng mọc rải, cách đều nhƣ có ngƣời trồng, dường như bao giờ cũng thơ ngây, trẻ trung và hiền lành; những ngọn măng mùa thu mới nhô mũi nhọn, bẹ lá óng ánh như rắc kim nhũ, mọc xa gốc mẹ, lẻ loi tự lập, tựa một chú bé ngoan, không ưa đua chen, càng khiến cho cảnh rừng lúc nào cũng êm ả và thoáng đãng”.

Còn đây là trang văn Ma Văn Kháng miêu tả A Cháng: “Ngực nở vòng cung, da đỏ như lim. Bắp tay, bắp chân rắn nhƣ trắc, gụ. Vóc cao, vai rộng, ngƣời đứng thẳng nhƣ cái cột đá trời trồng. Khi đeo cày trông anh hùng dũng nhƣ một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận”. Biện pháp so sánh khiến A cháng hiện lên là một chàng trai đẹp cƣờng tráng, lẫm liệt, với những chi tiết nổi hằn nhƣ trong một tác phẩm điêu khắc, đầy tính tạo hình. Vậy là, trong cái nhìn của Ma Văn Kháng, ngƣời lao động miền núi là tinh hoa của trời đất, những gì tinh túy nhất của họ phải đƣợc vật chất hoá, cụ thể hoá bằng những hình nét cảm tính, thiết thực, do đó, mỗi chi tiết trên thân thể nhân vật đều nhƣ thể hiện sự hào hứng, tâm đắc của nhà văn. Sức lực tràn trề của A Cháng là niềm tự hào của dòng họ Hạng, một dòng họ Hmông đang định cƣ ở chân núi Tơ Bo.

Chƣơng 3

Ý NGHĨA GIÁO DỤC

CỦA VĂN XUÔI MA VĂN KHÁNG ĐỐI VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC VÀ ĐỊNH HƢỚNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT

Một phần của tài liệu Văn xuôi ma văn kháng trong SGK tiếng việt bậc tiểu học và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh (LV01286) (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)