2. Lịch sử vấn đề
3.1.1. Giáo dục tình yêu và ý thức bảo vệ không gian núi rừng của
đất nước
Khi nhắc đến việc giáo dục lòng yêu nƣớc cho học sinh, nhà giáo dục Xô Viết Sukhomlinski đã viết “Đối với mỗi con người chúng ta, tổ quốc bắt đầu từ một cái nhỏ bé, dường như không lộng lẫy lắm và không có gì nổi bật, cuộc sống của mỗi chúng ta, vĩnh viễn đến hơi thở cuối cùng chứa đựng một cái gì đó duy nhất và không có gì thay thế được như bầu sữa mẹ, như sự âu yếm của mẹ, như lời nói than yêu. Đó là miền quê than yêu của chúng ta, nơi
thể hiện hình ảnh sinh động của Tổ quốc”. Nhƣ vậy giáo dục lòng yêu nƣớc
cho học sinh phải bắt đầu từ việc giáo dục cho các em nhận thức đƣợc vẻ đẹp thiên nhiên, con ngƣời, tự hào về lịch sử vẻ vang của dân tộc. Giáo dục tình yêu quê hƣơng đất nƣớc đƣợc thực hiện trên cơ sở những sự kiện trên mảnh đất, con ngƣời ở địa phƣơng, chứ không phải hô hào mọt cách chung chung.
Ma Văn Kháng là một cây bút giàu tình yêu với cảnh sắc thiên nhiên của đất nƣớc. Mỗi trang văn viết về thiên nhiên của ông đều ngọt ngào, mƣợt mà và sâu lắng. Đặc biệt viết về thiên nhiên của vùng núi Tây Bắc, nhà văn lại dành nhiều tình cảm với mảnh đất mà ông gắn bó, mảnh đất cho nhà văn ngọn nguồn cảm hứng. Văn bản Mùa đông trên rẻo cao (Tiếng Việt 4, tập 1), Ma Văn Kháng đã đƣa các em học sinh về với khoảnh khắc chớm đông của một miền rẻo cao. Câu mở đầu đoạn văn “Mùa đông đã thực sự về rồi đây” nhƣ một tiếng reo vui xen lẫn ngạc nhiên ngỡ ngàng của nhà văn khi nhận ra đất
trời đã về đông. Hình ảnh đƣợc nhà văn chọn lọc đƣa vào trong tác phẩm là những đám mây bàng bạc mùa đông, hoa cau, con suối, lá vàng… Mỗi hình ảnh, mỗi màu sắc đều mang trên mình hơi thở của mùa đông. Bức tranh mùa đông nơi rẻo cao đƣợc nhà họa sĩ Ma Văn Kháng vẽ bằng nhiều màu sắc khác nhau. Đó là màu trắng đục của mây, của sƣơng, của mƣa bụi, màu vàng hoe của hoa cau, của những chiếc lá cuối cùng còn sót lại. Là những gàm màu sáng nhƣng lại lạnh, dƣờng nhƣ trong từng câu chữ, ngƣời đọc nhƣ thấy cái hơi lạnh của mùa đông phảng phất đâu đây. Bức tranh mùa đông ấy không chỉ có hình ảnh, màu sắc mà còn có cả âm thanh. Đó là âm thanh của tiếng suối vốn trƣớc đây ồn ào vậy mà nay đang thu mình lại, phô những dải cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ. Âm thanh lao xao của chiếc lá cuối mùa. Bức tranh đƣợc vẽ bằng những nét vẽ khoáng đạt. Đó là những nét vẽ khoảng không của mây, của sƣờn núi. Những nét vẽ chiều dài của con suối. Những nét vẻ thu mình trên cảnh vật của hoa cau, lá vàng, mái lá. Có thể nói, bức tranh mùa đông trên rẻo cao đẹp mà phảng phất nét buồn của cảnh vật khi bƣớc vào giai đoạn tàn úa, cuối mùa. Đoạn văn không có một từ nào nói về cái lạnh những các em học sinh vẫn cảm nhận thấy cái lạnh đang thấm trong từng thớ thịt của cảnh vật. Đoạn văn không có một từ nào nói về cái buồn nhƣng nét buồn nhƣ đọng trong từng câu chữ. Cảnh đẹp mà có cái tàn úa, phôi phai.
Rõ ràng, đoạn văn đã đƣa các em về với thế giới của thiên nhiên, tạo vật. Các em nhƣ cảm nhận thấy từng hơi thở và những biến đổi tinh vi nhất của tạo vật. Và các em cũng nhận thấy rằng bức tranh thiên nhiên ấy sao gần gũi với các em đến vậy và nhƣ các em đã bắt gặp cảnh đó, âm thanh đó, màu sắc đó trên quê hƣơng mình vào mỗi độ đông về. Ma Văn Kháng khiến các em mở rộng tất cả các giác quan để rung động cùng cảnh vật: Thị giác để nhìn cảnh vật và màu sắc, thính giác để nghe âm thanh lao xao của tiếng lá, tiếng ồn ào của dòng suối lớn, xúc giác để cảm nhận cái lạnh đầu đông… Trang văn
ngọt ngào và tƣơi mát nhƣ một bài thơ. Ma Văn Kháng đƣa các em tới gần gũi với thiên nhiên hơn để các em cảm nhận đƣợc rằng thiên nhiên và đất nƣớc mình tƣơi đẹp biết bao.
Mùa thảo quả (Tiếng Việt 5, tập 1) lại là một bức tranh tƣơi đẹp nữa về
thiên nhiên mỗi độ thảo quả chín. Sau tiếng reo vui xen lẫn bất ngờ: “Thảo
quả trên rừng Đản Khao đã vào mùa”, nhà văn nhƣ mở ra trƣớc mắt các em
học sinh một bức tranh sống động về rừng Đản Khao và những trái thảo quả chín. “Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thơm thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo
quả về, hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn” [49, tr 113].
Trong một đoạn văn ngắn mà có tới ba từ “hƣơng” và sáu từ “thơm”. Quả thật vậy, gió tây lƣớt qua những cây thảo quả chín, gói mùi hƣơng vào trong lòng để rồi đem tỏa đi khắp muôn nơi, làm xóm làng thơm, gió thơm, cây cỏ thơm, đất trời thơm, nếp áo, nếp khăn đều thơm. Trong cái hƣơng thơm ấy, có vị ngọt lựng của thứ quả chín, có cái ngây ngất, say đắm của hƣơng vị đất trời. “Chẳng có thứ quả nào hương thơm lại ngây ngất kì lạ đến thế” [49, tr 113].
Nhƣ chỉ nói lên mùi thơm thì chƣa nói hết đƣợc cái lòng yêu mến của tác giả với những trái thảo quả chín, nhà văn còn miêu tả lại hành trình thảo quả đơm hoa, kết trái và ban tặng hƣơng thơm cho con ngƣời. Chỉ mới đầu xuân, những hạt thảo quả còn gieo trên đất rừng nhƣng qua một năm đã cao lớn tới bụng ngƣời. Một năm nữa, từ một thân lẻ, thảo quả đâm thêm hai nhánh mới. Thoáng một cái, dƣới bóng râm của rừng già, thảo quả lan tỏa nơi tầng rừng thấp, vƣơn ngọn, xòe lá, lấn chiếm không gian. “Sự sinh sôi sao mà mạnh mẽ vậy” [49, tr 113]. Dƣờng nhƣ không có sức mạnh nào có thể ngăn cản sức sinh sôi bất tận và kì diệu ấy. Đoạn văn sử dụng những câu văn dài nhƣ để
diễn tả cái sức sống của thảo quả vậy. Phải yêu mến, phải gắn bó với vùng đất này, với thứ quả kì diệu ấy, Ma Văn Kháng mới có thể miêu tả đƣợc đầy đủ và chính xác nhƣ vậy. Có lẽ chính điều này mà nhiều bạn đọc gọi Ma Văn Kháng là chàng trai của núi rừng.
Đoạn thứ ba của bài văn, Ma Văn Kháng miêu tả quá trình đơm hoa, kết trái của thảo quả. Hoa thảo quả nảy dƣới gốc cây một các kín đáo và lặng lẽ. Rồi trong sƣơng thu ẩm ƣớt và mƣa rây bụi mùa đông, thảo quả vƣợt qua cái khắc nghiệt của thiên nhiên để khép miệng và bắt đầu kết trái: “Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, thảo quả bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót như chứa lửa, chứa nắng, chứa tất cả những gì tinh túy nhất của đất trời”. Rừng ngập hƣơng thơm. Rừng sáng nhƣ lửa hắt lên từ dƣới dáy rừng. Trong cái ẩm ƣớt, cái rét buốt, cài bàng bạc của mùa đông, núi rừng bỗng bừng lên những đốm lửa hồng của thảo quả. Những đốm lửa ấy nhƣ sƣởi ấm cho cả khu rừng, cho cả bản Chin San để rồi vạn vật say ngây và ấm nóng.
Lại một lần nữa, Ma Văn Kháng đƣa các độc giả nhí tới với mảnh đất vùng cao hiền hòa và thơ mộng. Nhà văn bồi đắp cho các em một tình yêu đặc biệt với những dải đất xa xôi của đất nƣớc. Không nhƣ các tác giả khác hƣớng sáng tác của mình về những đề tài của lịch sử, xã hội, đề tài đô thị… Ma Văn Kháng chọn cho mình một lối đi riêng nhẹ nhàng và sâu lắng. Ông bồi dƣỡng cho các em học sinh Tiểu học những cung bậc cảm xúc mới, ông mài nhọn, đánh thức dậy các giác quan của các em. Ông nói cho các em hiểu rằng thiên nhiên và đất nƣớc mình đẹp lắm, cần phải mở rộng cảm xúc và tâm hồn mình để đón nhận. Đón nhận để rồi yêu thêm và có ý thức bảo vệ không gian núi rừng của đất nƣớc Việt Nam thân yêu.