2.2. Lược khảo các cơng trình nghiên cứu về tạo động lực cho nhân viên
2.2.2. Nghiên cứu trong nước
Lưu Thị Bích Ngọc và cộng sự (2013) thực hiện nghiên cứu “Những nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên trong khách sạn”. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhân tố tác động nhiều đến động lực làm việc của nhân viên khách sạn theo mức độ quan trọng thấp dần, bao gồm: quan hệ với cấp trên, phát triển nghề nghiệp, điều kiện làm việc, và đặc điểm công việc.
Phạm Cường Quốc (2013) tiến hành điều tra 200 người đang làm việc toàn thời gian tại 2 khối văn phịng và sản xuất dựa trên mơ hình 10 yếu tố tạo động lực của Kovach (1987) nhằm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc cho nhân viên tại công ty TNHH Thức Ăn Gia Súc Lái Thiêu bao gồm các yếu tố:
16
Công việc thú vị, Được công nhận, Được tự chủ, Công việc ổn định, Lương cao, Thăng tiến, Điều kiện làm việc tốt, Sự hỗ trợ của cấp trên, Sự gắn bó của cấp trên, Xử lý kỷ luật khéo léo, tế nhị. Kết quả chỉ ra rằng các nhân tố chính ảnh hưởng đến động lực làm việc tại cơng ty bao gồm: Được ghi nhận, Điều kiện làm việc, Lương cao, Thăng tiến và sự hỗ trợ của cấp trên.
Bùi Thị Minh Thu và Lê Nguyễn Đoan Khơi (2014) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên trực tiếp sản xuất ở tổng công ty lắp máy Việt Nam (Lilama). Kết quả nghiên cứu cho thấy 07 nhân tố tác động tích cực đến động lực làm việc của nhân viên trực tiếp sản xuất bao gồm: Văn hóa doanh nghiệp;Đặc điểm cơng việc; Cơ hội đào tạo và phát triển;điều kiện làm việc; tiền lương và chế độ phúc lợi; Mối quan hệ với đồng nghiệp; Mối quan hệ lãnh đạo. Lương và chế độ phúc lợi với văn hóa doanh nghiệp là nhân tố quan trọng và tác động đến động lực làm việc của nhân viên sản xuất trực tiếp mạnh nhất.
Hà Nam Khánh Giao và Hoàng Văn Minh (2017) đánh giá các yếu tố tác động đến động lực làm việc của công nhân trực tiếp tại Công ty Điện lực Tân Thuận. Kết quả đã đưa ra được mơ hình 07 yếu tố có tác động dương đến Động lực làm việc, sắp theo thứ tự giảm dần: Thu nhập và phúc lợi; Điều kiện làm việc; Mối quan hệ với đồng nghiệp; Cân bằng giữa công việc và cuộc sống; Sự hỗ trợ của cấp trên; Cơng nhận thành tích; Cơ hội đào tạo và thăng tiến.
Trương Thanh Hiếu (2017) đã tổng hợp các cơ sở lý thuyết về tạo động lực cho người lao động, xây dựng mơ hình nghiên cứu và các phương pháp để phân tích mơ hình nghiên cứu, kiểm định gà đánh giá thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động, kiến nghị và đề xuất một số hàm ý chính sách về giải pháp nhằm nâng cao động lực làm việc của người lao động tại Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên. Nghiên cứu đã chỉ ra 6 nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty theo thứ tự từ nhiều đến ít như sau: sự tự chủ trong công việc, đào tạo và phát triển, thương hiệu và văn hố cơng ty, phúc lợi, quản lý trực tiếp, điều kiện làm việc và tiền lương. Từ đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao động lực làm việc của người lao động tại Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên.
17
Nguyễn Hải Bằng ( 2018) đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về cơng tác tạo động lực làm việc cho người lao động từ đó rút ra một số kinh nghiệm về quản lý nhân sự trong kinh doanh, tìm hiểu các chính sách, biện pháp thực hiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động và từ đó có thể áp dụng trong các hồn cảnh cụ thể của viễn thơng Quảng Bình. Nghiên cứu đã chỉ ra các chính sách, biện pháo, giải pháp hồn thiện hay duy trì, sửa đổi, bổ sung, cho cơng ty vững mạnh và ổn định.
Nhìn chung, các tác giả đã nghiên cứu về việc tạo động lực cho nhân viên trên mức độ tổng thể, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào thực hiện nghiên cứu tại công ty cổ Phần Mondelez Kinh Đô – Chi nhánh Bình Dương. Chính vì vậy, yếu tố về tạo động lực cho nhân viên tại một công ty cụ thể, ngành nghề cụ thể và nhất là nghiên cứu về công ty chuyên sản xuất và dịch vụ như Công ty cổ Phần Mondelez Kinh Đơ – Chi nhánh Bình Dương rất cần được quan tâm trong mơi trường kinh doanh nhiều biến động như hiện nay