Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố tạo động lực của nhân viên tại công ty cổ phần mondelez kinh đô (Trang 33 - 36)

3.1.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu trải qua nhiều bước từ việc xác định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu đến các bước xây dựng mơ hình nghiên cứu, xây dựng thang đo, thiết kế bảng hỏi, thu thập, xử lý phân tích số liệu, đánh giá và thảo luận kết quả nghiên cứu. Nghiên cứu này được thực hiện thơng qua 2 bước chính: nghiên cứu sơ bộ định tính và nghiên cứu chính thức định lượng:

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả xây dựng

3.1.2. Nghiên cứu định tính

Trong nghiên cứu này, phỏng vấn sâu là một phương pháp thích hợp nhằm đạt được sự gần gũi về thể chất và tâm lý, quan sát trực tiếp (Yin, 2009). Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất trong nghiên cứu xã hội. Phỏng vấn

24

chuyên sâu hay còn gọi là phỏng vấn cá nhân cho phép người làm nghiên cứu có thể thảo luận những vấn đề cá nhân hay những vấn đề nhạy cảm, có thể tiếp xúc với nhiều loại khách hàng khác nhau để tìm được những thơng tin làm nền tảng cho việc thảo luận với một nhóm khách hàng rộng hơn.

Nghiên cứu thăm dò, khám phá dùng nghiên cứu định tính để hiệu chỉnh, chọn lọc lại các biến quan sát dùng đo lường khái niệm nghiên cứu. Đây là bước nghiên cứu sơ bộ để sàng lọc lại các biến đưa vào mơ hình nghiên cứu, kiểm tra các thang đo sử dụng, tham khảo các ý kiến từ phía lãnh đạo bưu điện các chuyên gia về vấn đề nghiên cứu, qua đó xây dựng các thang đo đưa vào mơ hình nghiên cứu và thiết lập bảng câu hỏi.

Trước tiên, tác giả sẽ chuẩn bị một số câu hỏi để thảo luận và trao đổi với lãnh đạo và cán bộ chủ chốt tại công ty cổ Phần Mondelez Kinh Đô với nội dung tập trung về các nhân tố tác động đến tạo động lực cho nhân viên. Chọn lọc và hiệu chỉnh các câu hỏi dựa trên ý kiến đóng góp của chuyên gia. Phỏng vấn thử năm khách hàng ngẫu nhiên để kiểm tra mức độ rõ ràng của bảng câu hỏi, qua đó ghi nhận ý kiến ban đầu của họ về vai trị của các nhân tố: đặc điểm cơng việc, môi trường làm việc, sự tự chủ công việc, tiền lương phúc lợi, sự hỗ trợ của cấp trên, cơ hội phát triển, văn hoá tổ chức đến động lực và hiệu quả làm việc của nhân viên và các mong muốn của nhân viên đối với ngân hàng

Kết quả của phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm đã đồng ý tán thành với mơ hình nghiên cứu đề xuất. Các thang đo nháp sau khi xây dựng đã được thảo luận chỉnh sửa ngữ pháp, chính tả, ngữ nghĩa. Bảng câu hỏi trình bày nội dung chính là các phát biểu chính thức liên quan tới các nhân tố ảnh hưởng đến tạo động lực cho nhân viên tại công ty cổ Phần Mondelez Kinh Đơ – Chi nhánh Bình Dương bao gồm 34 câu hỏi cho các nhân tố ảnh hưởng và 06 câu hỏi đối với tạo động lực cho nhân viên, các thông tin nhân khẩu học (Xem thêm bảng câu hỏi khảo sát tại phụ lục 1).

3.1.3. Nghiên cứu định lượng

Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu đi trước, việc đo lường các nhân tố ảnh hưởng tạo động lực cho nhân viên sẽ sử dụng lại các biến số có sẵn trong mơ hình tạo động lực của Kovach, đồng thời bổ sung thêm một nhân tố mới để phù

25

hợp với đặc thù của ngành dịch vụ viễn thông, cũng như điều kiện thực tế tại công ty cổ Phần Mondelez Kinh Đơ – Chi nhánh Bình Dương.

Bước 1: Thực hiện kiểm định thang đo bằng hệ số α của Cronbach là một

phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau, là phép kiểm định về chất lượng của thang đo sử dụng cho từng mục hỏi, xét trên mối quan hệ của mục hỏi với một khía cạnh đánh giá. Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ các biến khơng phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Những mục hỏi khơng đóng góp nhiều sẽ tương quan yếu với tổng số điểm, như vậy chúng ta chỉ giữ lại những mục hỏi có tương quan mạnh với tổng số điểm. Do đó, những biến có hệ số với tương quan biến tổng (Item Total Corelation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại. Thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu mới (Hoàng Trọng và Chu Nguyên Mộng Ngọc, 2008). Thơng thường, thang đo có Cronbach alpha từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi thang đo có độ tin cậy từ 0.8 trở lên đến gần 1 là thang đo lường tốt.

Bước 2: Trong phân tích nhân tố khám phá, trị số KMO (Kaisor Meyer Olkin) là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Đơn vị KMO là tỷ lệ giữa bình phương tương quan của các biến với b́nh phương tương quan một phần của các biến. Trị số của KMO lớn (giữa 0.5 và 1) có ý nghĩa là phân tích nhân tố là thích hợp, cịn nếu như trị số này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng khơng thích hợp với các dữ liệu. Ngồi ra, phân tích nhân tố cịn dựa vào Eigenvalue để xác định số lượng các nhân tố. Chỉ những nhân tố nào có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mơ hình phân tích. Đại lượng Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ khơng có tác dụng tóm tắt thơng tin tốt hơn là một biến gốc.

Bước 3: Từ kết quả phân tích thành phần chính, vận dụng phân tích tương

quan để xem xét mối tương quan tuyến tính giữa các biến ảnh hưởng đến khả năng tạo động lực cho nhân viên. Các biến tổng hợp được xác định ở bước trên được sử dụng làm các biến độc lập và cùng với một biến phụ thuộc từ số liệu điều tra được

26

đưa vào phân tích hồi quy. Sau khi đã thỏa mãn các yêu cầu đặt ra, tiến hành kiểm định mơ hình lý thuyết bằng phân tích hồi quy bội và kiểm định một số giả thuyết đặt ra về sự khác biệt trong yếu tố tạo động lực với mức ý nghĩa β= 0.05.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố tạo động lực của nhân viên tại công ty cổ phần mondelez kinh đô (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)