Phân vùng cảnh quan

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc đa bậc cảnh quan tỉnh lạng sơn (Trang 47 - 48)

C. Đơ thị hóa Các yếu tố văn hóa

1.3.4. Phân vùng cảnh quan

Mỗi vùng CQ đều có đặc tính tồn vẹn lãnh thổ và thống nhất nội tại của các thành phần cấu tạo và các quá trình địa lý. Sự hình thành các tiểu vùng cảnh quan được xác định bởi nét khái quát chung về vị trí địa lý và lịch sử phát triển, bởi sự thống nhất của các quá trình địa lý cũng như tập hợp các phần cấu tạo các cảnh quan. Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý của các tiểu vùng được đặc trưng bởi điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý mang tính quyết định cho đặc thù điều kiện sinh thái của các khơng gian liền kề. Q trình phân vùng cũng là cơ sở giúp xác định các hệ sinh thái đặc trưng, các phân khu chức năng và các vùng nhạy cảm về môi trường [51,52]. Nghiên cứu hệ thống phân loại và phân vùng cảnh quan cần được điều chỉnh phù hợp với sự tham gia của cả chính quyền cũng như cộng đồng (cả quy mơ vùng hoặc khu vực): điều này tái kích thích chuyên gia và các nhà hoạch động chính sách yêu cầu một hệ thống phân vị phù hợp hơn, trong đó nhấn mạnh đến các chuyển đổi vơ hướng. Hệ thống phân loại cảnh quan là một thành tố cơ bản trong nghiên cứu và quản lý cảnh quan do nó cung cấp một khung tham chiếu cho truyền thơng và bao hàm trong đó nhiệm vụ xác định các lớp khái niệm về ý nghĩa, cấu trúc và chức năng vốn có của cảnh quan. Cơng tác này đặc biệt khó khăn khi liên quan tới cả những thực thể tự nhiên và nhận thức của con người, do đó dựa vào hàng loạt chỉ tiêu và ý nghĩa. Việc xác định tính đồng nhất và kiểu phân cấp hỗ trợ tổ chức nghiên cứu, xác định các cấp độ địa lý đối với tổ chức xã hội cung cấp một chỉ dẫn hữu ích đối với chính sách cảnh quan (bảo vệ, quản lý và quy hoạch). Từ các sáng kiến trước đây và cũng như để phục hồi những kiến thức về phân loại cảnh quan, việc đề xuất một hệ thống phân vị cảnh

quan sẽ phải bao gồm cả những khu vực được đơ thị hóa cao. Đề xuất này dựa trên kết quả nghiên cứu trước đây về vai trị của quy mơ trong cảnh quan. Theo đó, nó có thể được điều chỉnh theo các yêu cầu của chính sách cảnh quan (quy hoạch đơ thị nói chung, bảo tồn di sản tự nhiên và văn hóa) và cho phép mở rộng linh hoạt cho cơng chúng tham gia. Nó phù hợp với các nghị sự về mơi trường và lãnh thổ hiện đại và nhạy cảm với các nhu cầu thực tiễn của xã hội trên quan điểm cảnh quan [53,54,55].

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc đa bậc cảnh quan tỉnh lạng sơn (Trang 47 - 48)