Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc đa bậc cảnh quan tỉnh lạng sơn (Trang 98)

- Rét đậm, rét hại:

2.5.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

- Ngành nơng nghiệp tỉnh Lạng Sơn có những bước phát triển cả về lượng và chất, giá trị canh tác trên một đơn vị diện tích trồng trọt năm 2020 tăng gấp 2,3 lần so năm 2011, các vùng sản xuất hàng hóa tập trung được hình thành rõ nét, một số sản phẩm nông, lâm sản là đặc sản của tỉnh đã có thương hiệu và khẳng định được vị trí trên thị trường (như na, hoa hồi, rau...). Tuy nhiên, về tổng thể ngành nông nghiệp phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, sức cạnh tranh thấp, chưa thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư vào nông nghiệp.

- GRDP ngành CN-XD của tỉnh Lạng Sơn tăng từ gần 2,24 nghìn đồng năm 2011 lên 4,78 nghìn tỷ đồng vào năm 2020 (gía so sánh), tăng 2,21 lần. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân ngành CN-XD giai đoạn 2011-2020 đạt 8,43%/năm, cao hơn mức bình của cả nước là 7,35%/năm.

- Dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng, mang tính chiến lược, gắn với sự phát triển kinh tế cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn. Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua, ngành dịch vụ tỉnh Lạng Sơn có tốc độ tăng trưởng thấp và có dấu hiệu chậm lại.

Trong cơ cấu ngành dịch vụ, một số ngành có tỷ trọng đóng góp vào GRDP chung của tỉnh giảm như: lưu trú và ăn uống, tài chính - bảo hiểm, ngành kinh doanh bất động sản; trong khi tăng mạnh là hoạt động giáo dục - đào tạo và y tế, hoạt động cứu trợ. Các hoạt động khác như: vận tải hành khách, dịch vụ hành chính và hỗ trợ, hoạt động nghệ thuật, vui chơi giải trí,... có tỷ lệ đóng góp khá ổn định.

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc đa bậc cảnh quan tỉnh lạng sơn (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)