Sự phân bậc trong lớp phủ thực vật

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc đa bậc cảnh quan tỉnh lạng sơn (Trang 93 - 97)

- Rét đậm, rét hại:

2.4.2. Sự phân bậc trong lớp phủ thực vật

Đối với sự thành tạo cảnh quan, giới sinh vật được đề cập và có ý nghĩa nhất là lớp phủ thực vật. Sự phân hóa của lớp phủ thực vật là kết quả tổng hòa của các yếu tố hình thành nên cảnh quan của lãnh thổ. Lớp phủ thực vật cũng là một trong những yếu tố hình thành nên tính đa dạng của cảnh quan, đồng thời là bộ mặt phản ánh tính đa dạng cảnh quan lãnh thổ. Lạng Sơn có 8 loại lớp phủ thực vật chính phân theo nguồn gốc phát sinh: rừng thường xanh, rừng thứ sinh, rừng hỗn giao, rừng trồng, các quần xã cây trồng lâu năm, các quần xã cây trồng hàng năm, trảng cỏ cây bụi, núi đá đất trống.

- Rừng thường xanh: chiếm phần lớn diện tích rừng đặc dụng, phát triển chủ yếu trên nền đất feralit đỏ vàng trên đá macma axit và đá biến chất, cấu trúc rừng nhiều tầng tán. Các thành phần lồi chính là nghiến, trai, đinh, chị chỉ, mạy tèo, ơ rô... nổi bật là ưu hợp nghiến - ơ rơ, đặc biệt là lồi hồng đàn.

- Rừng thứ sinh: phân bố rải rác, đa loài cây tạp, chủ yếu là rừng phục hồi (sau khai thác và sau nương rẫy) do sự tác động của con người vào thảm thực vật tự nhiên đã hình thành nên nhiều đơn vị rừng có hình thái, cấu trúc rất khác nhau.. Thành phần có sự góp mặt của các ưu hợp tre, nứa phổ biến là kiểu rừng tre nứa thuần loại, rừng thưa trên núi đá...

- Rừng hỗn giao: chiếm diện tích nhỏ, là một kiểu rừng thứ sinh phân bố rải rác trên lãnh thổ, chủ yếu là rừng hỗn giao gỗ và tre nứa.

- Rừng trồng: chiếm diện tích khá lớn đất có rừng của tỉnh. Thành phần loài chủ yếu là bạch đàn, keo lai, thông mã vỹ, hồi,… Thường phân bố trên vùng núi thấp, vùng đồi và đồng bằng cao. Cấu trúc rừng đơn giản với một tầng cây gỗ và tầng cây bụi, cỏ bên dưới.

- Các quần xã cây trồng lâu năm:

+ Vùng cây công nghiệp dài ngày và các loại cây ăn quả đặc sản phân bố chủ yếu ở các huyện Hữu Lũng, Chi Lăng, Bắc Sơn, Cao Lộc, Văn Quan;

+ Vùng lâm nghiệp: các khu vực có địa hình núi thấp, diện tích rừng lớn, tập trung ở các huyện: Bắc Sơn, Lộc Bình, Văn Lãng, Bình Gia và Tràng Định.

- Các quần xã cây trồng hàng năm:

+ Khu vực tập trung các loài cây lương thực, ngũ cốc (lúa, ngơ, khoai, sắn…): các cánh đồng huyện Tràng Định, Bình Gia, Bắc Sơn, Văn Quan, Cao Lộc;

+ Vùng tập trung các lồi cây cơng nghiệp ngắn ngày (lạc, đậu, vừng, thuốc lá... ) tại các huyện Lộc Bình, Chi Lăng, Hữu Lũng;

- Trảng cỏ cây bụi: phân bố rải rác và đan xen giữa các hệ sinh thái rừng, được hình thành chủ yếu từ các khu vực rừng bị tàn phá, cháy rừng, đất xói mịn mạnh. Diện tích nhỏ rải rác, thành phần chủ yếu là một số cây bụi lớn (họ na, thầu dầu, sim, mua, cỏ roi ngựa,...) xen kẽ các trảng cỏ (cỏ lau, cỏ tranh, cỏ gấu, cỏ may,...), phát triển côn trùng và tập trung động vật ăn cỏ..

- Núi đá đất trống: phân bố rải rác trên lãnh thổ, thường là những nơi thảm rừng nguyên sinh hay các loại rừng thứ sinh bị khai thác cạn kiệt khó phục hồi, hoặc do cháy rừng, hoặc những khu vực khó canh tác,…

Về thành phần lồi và nguồn gen quý, Lạng Sơn khá đa dạng và phong phú cả về thực vật và động vật.

Bảng 2.5. Đặc điểm phân bậc trong đa dạng sinh học tỉnh Lạng Sơn

Hợp phần đa dạng sinh

học

Phân loại Phân hệ Phân bố Mức độ bảo vệ

Đa dạng thành phần loài Thực vật 1.012 loài, 143 họ, 05 ngành Bản địa: + Thông; + Hồi;

+ Cây dược liệu

Lồi q hiếm : Khu

DTTN Hữu Liên: 30 loài;

Khu BT loài - sinh cảnh Mẫu Sơn: 23 loài. Động vật 212 loài: + Thú: 38 loài; + Chim: 103 loài; + Bị sát: 39 lồi; + Ếch nhái: 32 loài Đặc hữu: + Thú: 12 loài; + Chim: 3 loài; + Bị sát: 9 lồi; + Ếch nhái: 4 loài

Lồi q hiếm : Khu

DTTN Hữu Liên: 61 loài;

Khu BT loài - sinh cảnh Mẫu Sơn: 11 loài.

Đa dạng nguồn

Thực vật 57 loài được xếp vào danh mục các lồi q hiếm có nguy cơ tuyệt chủng: hồng đàn, ơ rơ bà, nghiến,…

gen cần được bảo tồn Động vật + 21 loài lớp thú + 13 loài lớp chim

+ 18 lồi bị sát, lưỡng cư + 5 loài cá quý hiếm

+ Nguồn gen đặc sản nội địa: vịt pất lài - vịt đốm, vịt nàng có nguồn gốc từ Lạng Sơn là giống vịt kiêm dụng trứng - thịt và giống vịt Kỳ Lừa Lạng Sơn.

Lạng Sơn có lợi thế và tiềm năng tài nguyên rừng, theo công bố trong niên giám thống kê quốc gia đến 31/12/2019, tổng diện tích diện tích có rừng của Lạng Sơn là 531,7 nghìn ha, trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 293,6 nghìn ha; diện tích rừng trồng là 238,1 nghìn ha. Tỷ lệ che phù rừng là 62,4% [71,72,73].

Theo công bố về hiện trạng rừng toàn quốc năm 2019 trong quyết định số 1423/QĐ-BNN-TCLN ngày 14/5/2020 của Bộ NN&PTNT, tổng diện tích có rừng là 531.656 ha, trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 293.601 ha; diện tích rừng trồng là 238.055 ha. Tỷ lệ che phù rừng đạt 62,43%. Bình quân đất lâm nghiệp của Lạng Sơn đạt 5.454 m2/người. Tổng diện tích đất lâm nghiệp (quy hoạch cho 3 loại rừng) năm 2020 là 617.973,34 ha.

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc đa bậc cảnh quan tỉnh lạng sơn (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)