KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc đa bậc cảnh quan tỉnh lạng sơn (Trang 132 - 134)

- Rét đậm, rét hại:

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

1) Luận án tiếp cận quan niệm cảnh quan theo Công ước cảnh quan châu Âu, kế thừa và phát triển hướng nghiên cứu kết hợp giữa phân loại và mô tả cảnh quan, sử dụng kết hợp phương pháp tổng thể và phương pháp tham số để nghiên cứu cảnh quan đa bậc lãnh thổ Lạng Sơn. Kết quả của luận án cho thấy việc tiếp cận và vận dụng quan điểm này có thể được sử dụng nhiều hơn trong nghiên cứu cảnh quan ở Việt Nam.

2) Tỉnh Lạng Sơn nằm trong hệ núi Đông Bắc Việt Nam, là địa bàn đầu tiên tiếp xúc với các khối khơng khí lạnh vào mùa đơng khiến cho nền nhiệt mùa đông của Lạng Sơn giảm thấp so với các tỉnh khác, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phân hóa thứ bậc của các yếu tố tự nhiên khác tạo thành những đặc điểm nổi trội tác động đến sự phân bậc trong hệ thống cảnh quan. Lạng Sơn là một tỉnh có địa hình đồi núi thấp với độ cao trung bình là 252m so với mực nước biển. Diện tích đồi núi chiến trên 80% lãnh thổ tỉnh Lạng Sơn, trong đó, nơi thấp nhất là 20m, cao nhất là đỉnh Phia Mè thuộc khối núi Mẫu Sơn 1.541m và được chia thành 3 tiểu vùng; với sự tương tác của vị trí địa lý, hồn lưu và địa hình (độ cao, hướng phơi và hướng thung lũng), khí hậu Lạng Sơn có sự phân bậc thành 3 vùng khí hậu; lớp phủ thổ nhưỡng được chia thành 8 nhóm đất chính với 15 đơn vị đất trong đó nhóm đất feralit đỏ vàng đồi và núi thấp (dưới 700), chiếm trên 90% diện tích tự nhiên; tổng diện tích có rừng là 531.656 ha, trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 293.601 ha; diện tích rừng trồng là 238.055 ha. Tỷ lệ che phù rừng đạt 62,43%. Bình quân đất lâm nghiệp của Lạng Sơn đạt 5.454 m2/người.

Lạng Sơn có tổng cộng 7 nhóm dân tộc khác nhau bao gồm: Nùng chiếm 42,97%, Tày chiếm 35,92%, Kinh 16,5%, còn lại là các dân tộc Dao, Hoa, Sán Chay, H'Mông. Các dân tộc thiểu số trên địa bàn phần lớn sống đan xen trong cộng đồng, cùng sản xuất phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán và trình độ phát triển khơng đồng đều nên nhìn chung các nhóm dân tộc thiểu số có đời sống khó khăn hơn người Kinh. Tính đến năm 2020, ước tính dân số của tỉnh Lạng Sơn là 788.706 người. Tốc độ tăng dân số bình quân của tỉnh giai đoạn 2011-2020 là 0,69%, tăng trưởng GRDP (theo giá so sánh 2010) bình quân giai đoạn 2011 - 2020 của tỉnh đạt 5,33%/năm, thấp hơn so với mức tăng trưởng bình quân của cả nước (5,95%/năm).

Phân tích tính phân bậc của các yếu tố thành tạo cảnh quan, sử dụng phương pháp phân tích đặc điểm cảnh quan (Landscape character analysis method), đã thành lập bản đồ cảnh quan tỉnh Lạng Sơn tỷ lệ 1/100.00 với 40 đơn vị cảnh quan, mô tả chi tiết, rõ ràng các đặc tính, nơi phân bố và diện tích của 40 đơn vị cảnh quan này.

3) Sử dụng gói phần mềm ArcGis 10.5 và Fragstats 4.2 để dánh giá cảnh quan thông qua các chỉ số trắc lượng hình thái các đơn vị cảnh quan. Kết quả tính tốn các chỉ số này cho thấy sự phân hóa về diện tích của các đơn vị cảnh quan khơng q lớn (chỉ số LPI), diện tích trung bình cũng khơng có sự chênh lệch lớn (chỉ số AREA_MN) nhưng hình dạng các đơn vị cảnh quan rất phức tạp (chỉ số PARA_MN), được tách biệt một cách rõ ràng (chỉ số LSI), có sự đa dạng trong cảnh quan (chỉ số SHDI), tính liên kết mảnh nhỏ (chỉ số COHESION, chỉ số PD) phù hợp với một tỉnh miền núi có sự phân hóa địa hình và các yếu tố tự nhiên rất đa dạng.

4) Kết hợp kết quả đánh giá cảnh quan với định hướng bố trí khơng gian tổng thể đề ra trong quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030 đã đề xuất và xây dựng bản đồ định hướng sử dụng hợp lý các đơn vị cảnh quan mục đích phát huy tối đa các nguồn tài nguyên cho sự phát triển bền vững của tỉnh.

2. Kiến nghị

Kết quả nghiên cứu của luận án đang dừng lại ở tỷ lệ 1/100.000 cho nên có thể cịn tương đối khái qt, phục vụ chưa thật tốt cho công tác quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ. Để phát huy tốt hơn kết quả theo hướng nghiên cứu cảnh quan đa bậc cần thiết tổ chức nghiên cứu cho các tỷ lệ lớn như 1:50.000, 1:10.000.

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc đa bậc cảnh quan tỉnh lạng sơn (Trang 132 - 134)