Định hướng sử dụng hợp lý các đơn vị cảnh quan tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc đa bậc cảnh quan tỉnh lạng sơn (Trang 128 - 132)

- Rét đậm, rét hại:

KẾT QUẢ PHÂN HÓA ĐA BẬC CẢNH QUAN LÃNH THỔ TỈNH LẠNG SƠN

3.5. Định hướng sử dụng hợp lý các đơn vị cảnh quan tỉnh Lạng Sơn

Theo nội dung định hướng bố trí khơng gian tổng thể đề ra trong quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030 phấn đấu xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của địa phương.

Là một tỉnh miền núi biên giới, nối liền nước ta và khu vực ASEAN với Trung Quốc. Và cũng là điểm nối quan trọng trong hợp tác phát triển liên vùng với Thủ đơ Hà Nội và những tỉnh đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao... [80,81].

Dựa trên quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn trong tương lai, có thể đề xuất định hướng sử dụng hợp lý các đơn vị cảnh quan như sau nhằm mục đích phát huy tối đa các nguồn tài nguyên cho sự phát triển bền vững của tỉnh.

1) Khu vực núi trung bình phát triển rừng thường xanh: đơn vị cảnh quan 39 thuộc vùng núi Mẫu Sơn. Đây là khu vực có độ cao lớn nhất tỉnh, có sự phân hóa tự nhiên theo đai cao rõ rệt và có diện tích rừng thường xanh lớn nhất, có ý nghĩa lớn vừa bảo tồn cảnh quan tự nhiên vừa phát triển du lịch.

2) Khu vực núi thấp phát triển rừng thường xanh: đơn vị cảnh quan 7, 13, 16, 29, 35, 36. Khu vực này bao gồm các đơn vị cảnh quan tương đồng về đặc điểm địa mạo - địa hình và hệ sinh thái đặc trưng. Là khu vực chủ yếu phát triển rừng thường xanh và có ý nghĩa lớn về rừng đặc dụng.

3) Khu vực đồi cao phát triển rừng thường xanh: đơn vị cảnh quan 8, 9, 25 (có khu bảo tồn Hữu Liên). Chủ yếu phát triển rừng thường xanh, nhưng có diện tích nhỏ hơn và đặc điểm địa mạo - thổ nhưỡng khác khu vực núi thấp.

4) Khu vực núi thấp phát triển rừng trồng: đơn vị cảnh quan 12, 15, 18. Chiếm diện tích khá, có ý nghĩa phịng hộ và phát triển ngành lâm nghiệp.

5) Khu vực đồi phát triển rừng trồng: đơn vị cảnh quan 1, 2, 3, 17, 21, 31. Chiếm diện tích tương đối lớn, ở độ cao thấp hơn nhưng rừng trồng khá phát triển và có ý nghĩa kinh tế - xã hội lớn.

6) Khu vực đồi cao phát triển rừng hỗn giao: đơn vị cảnh quan 40. Chiếm diện tích khơng đáng kể, thành phần đan xen các cây nhiệt đới và cận nhiệt, thể hiện cho sự phân hóa khí hậu và tự nhiên của tỉnh.

7) Khu vực đồi và núi thấp phát triển chuyên canh cây ăn quả na: đơn vị cảnh quan 27. Tuy chỉ thuộc 1 đơn vị cảnh quan nhưng chiếm diện tích tương đối khá, là khu vực chuyên canh cây na lớn nhất tỉnh và là một trong những khu vực trồng na đạt chất lượng xuất khẩu của miền Bắc nước ta.

8) Khu vực đồi cao phát triển cây lâu năm chuyên canh hồi: đơn vị cảnh quan 4, 11, 14, 23, 30, 34. Chiếm diện tích lớn trong tỉnh, do điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của Lạng Sơn phù hợp phát triển chuyên canh hồi, trở thành một trong những vùng trồng hồi chất lượng của nước ta.

9) Khu vực đồi cao phát triển cây lâu năm khác: đơn vị cảnh quan 24, 26, 33. Chiếm diện tích khá ở các khu vực đồi cao, chủ yếu phát triển một số cây lâu năm khác có giá trị kinh tế nơng lâm nghiệp.

10) Khu vực địa hình karst nhiệt đới Bắc Sơn: đơn vị cảnh quan 28. Chiếm diện tích khá lớn thuộc khu vực cánh cung Bắc Sơn, vừa có ý nghĩa đặc sắc về cảnh quan karst nhiệt đới đặc trưng vừa có ý nghĩa lớn về kinh tế - xã hội, đặc biệt là nông nghiệp và du lịch.

11) Khu vực thung lũng sông phát triển cây hàng năm: đơn vị cảnh quan 10, 20, 22 thuộc hai vùng trồng lúa và cây hàng năm lớn nhất tỉnh là thung lũng sông Kỳ Cùng và thung lũng sông Thương.

12) Khu vực quần cư đô thị: đơn vị cảnh quan 19 thuộc địa phận thành phố Lạng Sơn là trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội của tỉnh.

13) Khu vực núi thấp và đồi cao đất chưa sử dụng: đơn vị cảnh quan 5, 6, 32, 37, 38 là đất trống đồi núi trọc và trảng cây bụi. Với diện tích đất trống cịn lớn sẽ là điều kiện để tỉnh có thể cải tạo để phát triển loại hình kinh tế phù hợp như thành đất lâm nghiệp hoặc chuyên canh cây công nghiệp.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

1) Theo phương pháp nghiên cứu mới cho phép phân tích đa bậc các loại hình cảnh quan, các thành phần đầu vào chính để thành lập bản đồ là ba yếu tố: mơ hình số độ cao (DEM), thổ nhưỡng và lớp phủ đất. Chọn ba yếu tố này vì Lạng Sơn là một tỉnh miền núi có sự phân hóa độ cao rõ rệt, các yếu tố thổ nhưỡng và lớp phủ thực vật phản ánh rõ rệt đặc trưng khí hậu địa phương cũng như mối quan hệ qua lại giữa các thành phần. Việc thành lập bản đồ cảnh quan chính xác và phù hợp với xu thế nghiên cứu cảnh quan hiện đại, cho phép ứng dụng nhiều mục đích khác nhau.

2) Tính tốn các chỉ số cảnh quan được thực hiện bằng cách chồng ba thành phần chính của nó, bao gồm phân loại độ cao, đất và dữ liệu lớp phủ sử dụng đất. Các chỉ số này là chỉ số mảnh lớn nhất (LPI), chỉ số diện tích mảnh trung bình (AREA_MN), chỉ số tỷ lệ chu vi - diện tích trung bình (PARA_MN), chỉ số hình dạng trung bình (SHAPE_MN), chỉ số tổng diện tích lõi (TCA), chỉ số mật độ mảnh rời rạc (PD), chỉ số liên kết mảnh (COHESION), chỉ số hình dạng cảnh quan (LSI), chỉ số đa dạng của Shannon (SHDI)… Các chỉ số này được tính tốn bằng GIS, phần mềm Fragstats. Dựa trên bản đồ GIS được kết hợp, cho phép tác giả đơn giản hóa mức độ phức tạp của cảnh quan. Phương pháp tiếp cận này được chứng minh là có thể áp dụng cho tỉnh Lạng Sơn với 40 đơn vị cảnh quan được tạo ra bởi ba dữ liệu đầu vào (bản đồ thảm thực vật, bản đồ số độ cao và bản đồ đất). Bước phương pháp luận cho các chỉ số cảnh quan này được đề xuất và kết quả phải được nhân rộng và minh bạch. Các giá trị của các chỉ số trên là khác nhau giữa các đơn vị cảnh quan. Các chỉ số này có thể được sử dụng để đánh giá cảnh quan cho nhiều mục đích như quy hoạch sử dụng đất, phân vùng chức năng của khu vực nghiên cứu…

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc đa bậc cảnh quan tỉnh lạng sơn (Trang 128 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)