Nhóm các yếu tố phân bậc theo hình thái và tuổi địa hình

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc đa bậc cảnh quan tỉnh lạng sơn (Trang 74 - 76)

C. Đơ thị hóa Các yếu tố văn hóa

ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH TÍNH ĐA BẬC CẢNH QUAN TRÊN LÃNH THỔ TỈNH LẠNG SƠN

2.2.2. Nhóm các yếu tố phân bậc theo hình thái và tuổi địa hình

Lạng Sơn là một tỉnh có địa hình đồi núi thấp với độ cao trung bình là 252m so với mực nước biển. Diện tích đồi núi chiến trên 80% trên địa hình Lạng Sơn, trong đó, nơi thấp nhất là 20m, cao nhất là đỉnh Phia Mè thuộc khối núi Mẫu Sơn 1.541m. Địa hình khá dốc, độ dốc trên 200 chiếm đến 63% diện tích lãnh thổ.

Địa hình Lạng Sơn được chia thành 3 tiểu vùng:

(1) Tiểu vùng núi phía Bắc: nằm ở phía đơng bắc của tỉnh và chiếm 35% diện tích tự nhiên, là một dải đất trũng chạy suốt từ địa giới với tỉnh Cao Bằng qua Thất Khê, Lộc Bình và đến sát Tiên n (Quảng Ninh), dọc theo sơng Kì Cùng với hướng dốc chung là đơng nam - tây bắc, thường gọi là ống máng Cao - Lạng. Nơi đây có nhiều cánh đồng rộng và là vựa lúa của Lạng Sơn (Cao Lộc, Mai Pha, Bản Ngà, Thất Khê,…). Bên cạnh đó, có các núi đất xen núi đá chia cắt phức tạp, tạo nên nhiều mái núi có độ dốc trên 350, một số khối núi cao có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, khí hậu mát mẻ và trong lành về mùa hạ như Mẫu Sơn hay những bồn địa còn tồn tại những khối đá vơi sót với các hang động đẹp như Nhị Thanh, Tam Thanh…

(2) Tiểu vùng núi đá vơi: chiếm 25% diện tích tồn tỉnh, nằm ở phía tây nam thuộc cánh cung gồm các huyện Bắc Sơn, Bình Gia, Hữu Lũng, Chi Lăng và Văn Quan. Độ cao trung bình tồn vùng là 400-500m, cao về phía tây bắc (độ cao 500-

600m) và thấp dần về phía đơng nam (độ cao 300m). Trong vùng núi đá vôi rộng lớn này đang diễn ra q trình karst hố với mức độ khác nhau, tạo thành các dạng địa hình đá tai mèo, phễu karst, thung karst, giếng karst, cánh đồng ngoại vi karst và hang động karst, có nhiều hang động sườn dốc đứng. Khó khăn lớn nhất đối với vùng núi đá vôi là hiện tượng thiếu nước mặt cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Nhưng ở các cánh đồng ngoại vi karst rộng lớn như Chi Lăng, Mẹt,… lại là nơi dân cư đông đúc và nông nghiệp phát triển. Ở vùng núi đá vơi Bắc Sơn có nhiều hang động karst khơng chỉ đẹp mà cịn là di chỉ khảo cổ của nền văn hoá tiền sử Bắc Sơn như hang Cả (dài 3342m), hang Dơi (huyện Hữu Lũng); hang Đồng Mỏ, hang Gió (huyện Chi Lăng); hang Bông Hiên, Thẩm Oay (huyện Bắc Sơn),…

(3) Tiểu vùng đồi, núi thấp phía Nam và Đông Nam bao gồm hệ thống đồi núi thấp xen kẽ các dạng đồi bát úp, độ dốc trung bình 10 - 250, chiếm 40% diện tích tồn tỉnh. Địa hình phổ biến là núi thấp và đồi, cấu tạo chủ yếu bởi đá trầm tích lục ngun, có xen một ít đá macma. Hướng dốc của địa hình từ tây bắc (giáp Cao Bằng, Bắc Kạn) xuống đơng nam (giáp Bắc Giang). Độ cao trung bình ở khu vực tây bắc là 700- 800m (đỉnh Phia Ngoàm cao 1175m, Khau Khiêng cao 1107m…), ở khu vực giữa là 500-600m, cịn ở khu vực phía nam thuộc huyện Hữu Lũng có độ cao trung bình 200- 300m. Vùng núi này bao bọc lấy khối núi đá vơi Bắc Sơn ở phía bắc, đơng và đơng nam với hai dải chính: một dải từ tây bắc Tràng Định qua phía bắc huyện Bình Gia cho tới phía nam huyện Cao Lộc, dải kia tới huyện Chi Lăng và Hữu Lũng. Nhìn chung ở các huyện phía bắc của vùng do địa hình cao và hiểm trở nên giao thơng khó khăn và kinh tế chậm phát triển, cịn ở các huyện phía nam tồn là đồi thấp xen kẽ với ruộng và bãi ven sơng, thích hợp với trồng lúa, cây cơng nghiệp và cây ăn quả.

Trên bình đồ địa hình của tỉnh, chỉ có hai khu vực là có địa hình thấp, một là ở phía nam thuộc huyện Hữu Lũng kéo thành một dải hẹp qua huyện Chi Lăng lên đến thị trấn Đồng Mỏ (thung lũng sông Thương). Khu vực thứ hai cao hơn là Tp. Lạng Sơn nối qua một dải hẹp sang huyện Lộc Bình bao chiếm thị trấn Lộc Bình sang thị trấn Na Dương kéo lên đến biên giới Lạng Sơn, là vùng núi nhưng có địa thế tương đối thấp, dạng địa hình phổ biến là đồi và núi thấp, ít núi trung bình, khơng có núi cao. Theo độ cao, có thể phân chia địa hình Lạng Sơn thành bốn khu vực[62]:

- Khu vực địa hình có độ cao từ 1000m trở lên chiếm diện tích nhỏ ~ 0,1% ở khu vực núi Mẫu Sơn;

- Khu vực địa hình có độ cao từ 500 đến dưới 1.000m chiếm diện tích ~ 13%, phân bố chủ yếu ở khu vực huyện Bắc Sơn, đông nam huyện Bình Gia, tây nam huyện

Lộc Bình, đơng bắc huyện Đình Lập và phần giáp ranh giữa huyện Lộc Bình và Cao Lộc;

- Khu vực địa hình có độ cao từ 250 đến dưới 500m chiếm diện tích ~ 64%, phân bố hầu khắp trong tỉnh Lạng Sơn, chiếm phần lớn diện tích các huyện Lộc Bình, Văn Quan, Bình Gia, và phần tây huyện Tràng Định, Cao Lộc, Chi Lăng;

- Khu vực địa hình có độ cao dưới 250m (bao gồm các khu vực cao 100-250m và dưới 100m) chiếm ~ 23% diện tích tỉnh Lạng Sơn, chủ yếu là các thung lũng phát triển theo phương tây bắc - đông nam như Thất Khê, Na Dương, Bản Ngà và các thung lũng phát triển theo phương đông bắc - tây nam trên phạm vi huyện Hữu Lũng, Bắc Sơn, Chi Lăng, Văn Quan và Văn Lãng.

Theo Viện Khoa học Địa chất và Khống sản, diện tích phân bố các cấp độ cao trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn được thể hiện trong bảng dưới đây (Bảng 2.2):

Bảng 2.2. Thống kê diện tích phân bố các cấp độ cao trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Phân cấp độ cao (m) Tổng diện tích phân bố (km2) Tỷ lệ diện tích (%)

< 100 462,84 6,0 100 - < 250 1.449,09 17,0 250 - < 500 5.300,85 64,0 500 - < 1000 1.055,47 12,9 ≥ 1.000 15,82 0,1 Tổng cộng 8.282,63 100,0

(Nguồn: Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, 2017)

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc đa bậc cảnh quan tỉnh lạng sơn (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)