Sáng t ạo trong cách chơ

Một phần của tài liệu Đồng dao trong trò chơi dân gian và tác dụng giáo dục của nó đối với học sinh tiểu học (LV01246) (Trang 77 - 82)

L ời đồ ng dao m ớ i 1.Xúc xắc xúc xẻ

3.3.2. Sáng t ạo trong cách chơ

Các trò chơi dân gian trong thời xưa bao giờ cũng cần có một khoảng

không gian tương đối lớn khi chơi có lẽ cũng là do điều kiện hoàn cảnh lúc bấy giờ. Trẻ em thời bấy giờ chủ yếu làm bạn với con trâu, cái cày, đồng ruộng nên chơi ở đâu cũng được. Các em có thể chơi ngay trên đồng, trên sân và ngoài ngõ,… Đồ chơi cũng chính là những vật dễ kiếm, dễ làm: quả cà, bó

đũa, lá đa (làm nghé), hòn sỏi, viên gạch,… Bạn chơi cũng nhiều nên chơi

phải đông vui ở chỗ rộng. Trò chơi: Rồng rắn lên mây, Mèo đuổi chuột, Thả đỉa ba ba, Một hai ba, … là những trò chơi cần không gian lớn. Ngày nay, dù có thích trò chơi dân gian nhưng các em cũng không có chỗ chơi. Để phù hợp

cho điều kiện sống đó, nhiều khi chúng ta cần có sự thay đổi trong cách chơi. Đôi khi sáng tạo trong trò chơi còn mang đến cho các em sự hấp dẫn, kéo theo cảm hứng cảm hứng mới lạ phù hợp lối sống hiện đại. Ở phần trên,

chúng tôi đã đề cập đến việc làm mới lời đồng dao thì trong phần này, làm mới cách chơi cũng sẽ theo một số nguyên tắc:

Nguyên tắc 1: Nhìn chung, trò chơi dân gian đều cần tối thiểu 2 người chơi trở lên. Do đó, chúng có đặc thù chung là mang tính “đối kháng” và tính

đồng đội cao. Vì vậy, sáng tạo trong cách chơi phải đảm bảo giữ nguyên tính chất của trò chơi, mang lại hứng thú cho các em.

Ví dụ: Khi tổ chức trò chơi Mèo đuổi chuột, giáo viên có thể cho học sinh chơi trong phạm vi lớp học. Mô hình trường học mới (VNEN) có thể phù hợp với cách chơi này. Khi chia nhóm học sinh, không gian lớp học thay đổi để phù hợp nhóm. Lúc này, các em có chỗ để chơi. Mô hình trò chơi có thể

Học sinh trong lớp được chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm từ 7 đến 8 em.

Khi tổ chức chơi Mèo đuổi chuột, thành viên các nhóm có thể đứng tại chỗ,

cùng nắm tay giơ cao lên tạo thành “lỗ hổng” cho chuột chạy. Khe giữa các

bàn của từng nhóm sẽ là chỗ để chuột, mèo đuổi nhau. Thay vì chạy vòng tròn, các bạn xung quanh chỉ cần đứng tại chỗ và hát đồng dao. Người chơi được chọn là “mèo”, “chuột” sẽ chạy quanh lớp, giữa các lối đi, “chuột” đi đường nào thì “mèo” theo đường đó. “Mèo” đuổi “chuột” đến khi bắt được

“chuột” thì đổi ngược lại, “mèo” hoá “chuột”, “chuột” thành “mèo”. Đến khi

hết bài đồng dao, sẽ thêm lời kết thúc “Ù à ù ập/ Ngồi sập xuống đây” để

dừng cuộc chơi. Khi dừng lại, các bạn sẽ ngồi xuống, “lỗ hổng” tạo từ tay bị đóng lại và “mèo, chuột” không chạy được nữa. Nếu “mèo, chuột” nằm trong

khuôn khổ của vòng tròn giữa các nhóm thì chuột thua, trở thành “mèo”, đuổi ngược lại. Nếu “mèo, chuột” cùng ở ngoài hoặc một ở ngoài, một ở trong thì trò chơi bắt đầu lại, các bạn chơi lại chọn “mèo, chuột” khác. Trò chơi này

thay đổi so với lối chơi thông thường theo cách có điểm dừng, câu lệnh kết

thúc trò chơi. Các bạn chơi xung quanh sẽ không chạy vòng tròn mà chỉ tạo

bức tường đứng tại chỗ. Nhưng như vậy có vẻ mất nhịp độ của trò chơi khi

mà một phần không thể thiếu của trò chơi là những bức tường sinh động đó.

Vậy, ta có thể đưa ra quy định mới, thay vì chạy vòng tròn, các bạn có thể giơ

chân, vung tay lên xuống theo nhịp đồng dao tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn Bàn giáo viên Nhóm 1 Nhóm 6 Nhóm 2 Nhóm 5 Nhóm 3 Nhóm 4

cho cuộc rượt bắt và hát theo bạn chơi. Như vậy, với cách chơi này, trò chơi

có thể chơi trong phạm vi lớp học, tạo không gian cho trẻ chơi. Cũng có thể

áp dụng tương tự cách chơi này trong nhóm nhỏ, xung quanh bàn nhóm của

các em.

Nguyên tắc 2: Trò chơi có thể thay đổi theo đặc điểm không gian, thời

gian và độ tuổi của các em. Giáo viên nên linh hoạt hướng học sinh vào những hoạt động phù hợp nhằm duy trì trò chơi dân gian trong đời sống của

trẻ mà vừa giúp các em học tập. Cụ thể, khi nghỉ giữa các tiết, giáo viên có thể cho các thi hát nối : “Vuốt ve/ Em thân yêu/ Ở với ai?/ Ở với bà/ Bà gì?/ Bà ngoại/ Ngoại gì?/ Ngoại giao/ Giao gì?/ Giao hưởng/ Hưởng gì?/ Hưởng ứng…” Trò chơi này sẽ được tổ chức theo lối trò chơi Xì điện. Đó là bạn trưởng trò sẽ đọc câu đầu tiên, kế tiếp, trưởng trò chỉ định bạn tiếp theo. Bạn

tiếp theo đọc được câu nối với bạn trước mới có quyền chỉ bạn mới. Trò chơi

sẽ dừng lại khi có bạn không nối được lời. Chơi theo cách này sẽ làm tăng

phản xạ về ngôn ngữ của các em, tăng sự linh hoạt trong ngôn ngữ và óc sáng tạo của người chơi. Tất nhiên, bạn nào thua cuộc sẽ bị phạt theo quy định…

Nguyên tắc 3: Đôi khi, cùng một kiểu trò chơi nhưng các em có thể có

rất nhiều cách chơi. Cần linh hoạt trong khi tổ chức trò chơi, tránh rập khuôn, máy móc, như giáo sư Tô Ngọc Thanh đã từng nói: “… đem đồng dao xông vào lúc nào là quyền của... trẻ em. Không nên làm thay, tự các cháu biết chơi, xó nhà hay sân trường thì cũng thế. Về với đồng dao, các cháu được giáo dục sự sáng tạo theo một trí tưởng tượng khác, bằng một thế giới khác, bằng thẩm mỹ, văn hóa, thơ ca dân tộc...”

Cùng là chơi Bịt mắt bắt dê, các em có thể chơi theo hai cách sau:

Cách 1: Cô kẻ một vòng tròn trên sân (hoặc trong nhà).

Mời một trẻ lên làm người bắt cua, 2- 3 trẻ hoặc hơn làm cua bò. Các bạn đứng ngoài cổ vũ.

Người bị bịt mắt sẽ đi (hoặc bò) theo tiếng hát đồng dao của người làm

cua để bắt cua. Cả cua và người bắt cua không được chạy (hoặc bò) ra khỏi vòng tròn. Nếu bắt được “cua” là thắng cuộc, không bắt được là thua cuộc.

Cách 2:

Mời một trẻ lên bịt mắt đi bắt cua, các bạn đứng thành vòng tròn làm

đàn cua.

Người bị bịt mắt sẽ đi vào hang theo tiếng hát đồng dao của các bạn để

tìm bắt một bạn cua. Bắt được rồi trẻ bị bịt mắt sẽ phải sờ và đoán xem đã bắt

được bạn nào. Nếu bắt được “cua” và đoán đúng là thắng cuộc, không bắt

được hoặc đoán sai là thua cuộc

Nguyên tc 4: Có thể tăng, giảm không gian của trò chơi nhưng không thể

cắt giảm quá lớn. Ví dụ, trò chơi Rồng rắn lên mây không thể chơi trong phạm vi quá hẹp vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của trò chơi, gây nguy hiểm cho bạn chơi và nhiều khi làm cho không gian học tập của các em bị xáo trộn.

Nguyên tc 5: Có thể linh hoạt kết hợp các trò chơi dân gian với những yếu tố hiện đại để giúp hấp dẫn học sinh ngày nay. Mới đây, game online

Thuận Thiên Kiếm “made in Vietnam” đã đưa vào các phần chơi nhỏ trong

game là các trò chơi dân gian, vừa làm phong phú nội dung, vừa tăng tính giải

trí nhẹ nhàng cho game. Một số nhà làm game cũng bắt đầu đưa ra các game

mạng, thường dạng game nền flash nhỏ gọn, chạy trên trình duyệt, dựa vào hoặc giống hệt các trò chơi dân gian như oẳn tù tì, ô quan, chơi cờ… nhưng

chỉ phần nào làm cho người chơi đỡ nhớ “một thời đã xa”. Tuy vậy, trò chơi

dân gian khác “game điện tử” rất nhiều, nó có khả năng mang lại tiếng cười

cho mọi người, từ cụ già cho đến em bé, và nhất là khi chơi ít bị “mẹ mắng”. Đại hội thể thao AIG 3 năm 2009, bộ môn Kabaddi, là một trò chơi dân gian

vùng Trung Ấn, chẳng phải đã để lại nhiều dấu ấn về tính hài hước, vui nhộn,

cần đưa thêm vào các lĩnh vực giải trí khác như: hội thao các cấp, các dịp lễ

hội truyền thống, các hoạt động Đội, tuyên truyền măng non, sinh hoạt dưới

cờ, Hội khoẻ phù đổng, sinh hoạt thiếu niên phường,… hoặc gắn với các yếu

tố hiện đại cho phù hợp với trẻ hiện nay. Ngoài ra, kết hợp yếu tố đồng dao

trong trò chơi cổ truyền với trò chơi hiện đại cũng là một gợi ý hay. Ví dụ như

tổ chức cho học sinh thi nhảy dây, vừa nhảy vừa hát đồng dao theo tiết tấu bài

chơi chuyền.

Nhảy chập một/ Một đôi/ Đôi chân/ Xinh đẹp/ Khoẻ mạnh/ Dẻo dai/ Sóng vai/ Cùng nhảy/ Hết thảy/ Lên bài hai.

Một chân co/ Một chân nhảy/ Con khéo sảy/ Mẹ khéo sàng/ Sang bài 3.

Nhảy chân sáo/ Bước sang sông/ Chồng chị bế/ Cái ghế/ Lặng im/ Lim dim/ Mèo ngủ gật/ Con lật đật/ Gật cái đầu/ Xâu bài 4.

Nhảy sóng đôi/ Đôi chị/ Đôi em/ Đôi bạn hiền/ Đôi chiến thắng.

Học sinh sẽ thi nhảy dây theo bài. Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi theo hai đội, mỗi đội có ít nhất hai bạn chơi. Có 4 bài ứng với 4 đoạn đồng

dao trên. Bài 1, học sinh nhảy 10 lần đều hai chân. Bài 2, học sinh nhảy 5 lần,

chân co chân nhảy. Bài 3, học sinh nhảy kiểu chân sáo theo 10 nhịp. Bài 4, bạn chơi nhảy cùng theo 5 nhịp. Kết thúc, đội nào nhảy đến bài cuối mà không mắc dây sẽ chiến thắng…

Nguyên tắc 6: Không được lạm dụng, thay đổi trò chơi dân gian theo hướng tiêu cực như cá độ, thách thức,… làm mất đi ý nghĩa và tác dụng của

trò chơi.

Chúng tôi mạnh dạn đưa ra sáu nguyên tắc trên trong quá trình sáng tạo

trò chơi hi vọng có thể đưa ra một vài gợi ý giúp mang trò chơi dân gian trở lại

với trẻ em, được trẻ em đón nhận như những món ăn tinh thần bổ ích, hứng thú

nhất. Trong thế giới hiện đại, ta không thể mong nhìn thấy trẻ đi guốc mộc mặc

tìm thấy lắm nhưng chí ít ta cũng có thể thấy bóng dáng trẻ hò hét nhau, gọi nhau chơi chuyền với quả bóng tennis, bộ que tính nhựa hoặc ê a đọc những bài đồng dao khi chơi trò đuổi bắt,…để “… trong một góc tâm hồn nào đó, các cháu còn nhớ đến đồng dao” (trích lời giáo sư Tô Ngọc Thanh)

Một phần của tài liệu Đồng dao trong trò chơi dân gian và tác dụng giáo dục của nó đối với học sinh tiểu học (LV01246) (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)