Ti ểu kết
3.2.1. Chơi theo nhóm
Theo đặc điểm của trò chơi – đồng dao thì không gian chơi rất quan trọng đến kết quả của cuộc chơi. Thực tế hiện nay, nhiều trường học không có
điều kiện đáp ứng yêu cầu này. Do đó, việc tổ chức cho các em chơi trong
nhóm nhỏ vừa phải phù hợp với phạm vi lớp học hoặc sân nhỏ là cần thiết.
Khi đã nắm được luật chơi và thuộc lời đồng dao, học sinh có thể tự tổ chức
chơi theo nhóm nhỏ. Trước khi chơi theo nhóm nhỏ, giáo viên giúp hướng dẫn các em quan sát nhóm chơi mẫu để rút ra những bài học, chú ý trong trò
chơi. Ví dụ: Trò chơi: Mèo đuổi chuột có thể chơi trong nhóm tổ từ 7 đến 10 bạn. Trò chơi này phù hợp học sinh lớp 3, 4, 5. Chơi ở nhóm nhỏ, các em sẽ mau đến lượt chơi hơn nên cũng sẽ thích hơn. Trong phạm vi hẹp hơn nữa, ta có thể cho các em chơi trò chơi: Lộn cầu vồng (chỉ cần hai bạn chơi - phù hợp với bạn nữ). Mặt khác, giáo viên có thể tổ chức cho các em chơi nhiều trò
chơi cùng một lúc theo nhiều nhóm khác nhau: Cùng một lúc, có nhóm chơi
Rồng rắn lên mây, nhóm chơi Thả đỉa ba ba, nhóm chơi Lộn cầu vồng,… Còn nhớ, trước đây, khi còn học phổ thông thì bục giảng của cô giáo chính là “bờ” trong trò chơi Cá sấu lên bờ; Thả đỉa ba ba của chúng tôi. Dù phạm vi nhỏ hẹp, chật chội đến đâu thì trẻ con vẫn có thể xoay xở được. Quan trọng là chúng có thật sự thích chơi hay không mà thôi.
Hiện nay, mô hình VNEN, mô hình trường học mới đã và đang trong
giai đoạn thử nghiệm tại nhiều trường học ở Việt Nam, chú trọng hơn đến việc chia nhóm học sinh. Như vậy, việc cho các em chơi theo nhóm càng phù
hợp với mục đích, yêu cầu học tập và không gian mới của lớp học. Lúc đó,
ngoài áp dụng theo nhóm cố định, giáo viên cũng có thể đổi chéo nhóm chơi để giúp các em hứng thú khi chơi với nhiều bạn chơi khác nhau.
Để đảm bảo chơi TCDG theo nhóm đạt hiệu quả cao, người giáo viên cần chú ý:
- Chọn không gian phù hợp cho các nhóm chơi. Tránh nhóm này ảnh
hưởng đến nhóm khác.
- Mỗi nhóm cần có trưởng nhóm điều khiển nhóm chơi, phân chia
thắng bại.
- Khi tổ chức chơi nhiều nhóm, nhiều trò chơi, tránh sự lộn xộn, hỗn loạn. Giáo viên cần bao quát được tổng thể.
- Cố gắng không nên gượng ép các em chơi, hãy để các em hoà mình vào trò chơi theo cách tự nhiên nhất.