Tác dụng giáo dục của đồng dao trong trò chơi dân gian với học sinh tiểu học

Một phần của tài liệu Đồng dao trong trò chơi dân gian và tác dụng giáo dục của nó đối với học sinh tiểu học (LV01246) (Trang 48 - 52)

Ti ểu kết

2.3. Tác dụng giáo dục của đồng dao trong trò chơi dân gian với học sinh tiểu học

tiểu học

Nói chức năng giáo dục của đồng dao tức nói đến tác dụng chung của

đồng dao trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em. Xét tác dụng cụ thể, những lời hát đồng dao giáo dục cảm xúc cho các em trong quan hệ với thiên nhiên, xã hội, với sinh hoạt cộng đồng trước hết là môi trường hoạt động vui chơi của trẻ, qua đó rèn luyện óc quan sát, rèn luyện ngôn ngữ qua giai đoạn tiền ngôn ngữ rồi ngôn ngữ, từ bập bẹ đến nói thành tiếng, hát thành lời, đồng thời tiếp xúc với nhiều từ ngữ mới.

Những trò chơi dân gian đã đến với trẻ thơ một cách nhẹ nhàng theo kiểu “vừa học, vừa chơi”, qua những bài đồng dao theo cách nói vần, và đồng

dao đã làm tốt chức năng biểu đạt ý, giáo dục nhận thức, bồi dưỡng tình cảm

cho trẻ. Đồng dao và trò chơi dân gian cung cấp nội dung và phương pháp

giáo dục “không thầy, không sách” tương đối rõ ràng và đầy đủ.

Nếu các lời hát ru có tác dụng giáo dục tình cảm cho trẻ em không phải bằng lời mà chủ yếu bằng âm nhạc qua điệu hát thì đồng dao trẻ em hát - trẻ em chơi có tác dụng rèn luyện trí tưởng tượng, trí thông minh, kỹ năng suy đoán, liên tưởng; rèn luyện sức khỏe, nhanh tay, nhanh mắt. Ngoài ra, các em còn được giáo dục về lòng kiên trì, tính trung thực, lòng dũng cảm.

Tùy theo lứa tuổi, theo phương châm “chơi mà học, học mà chơi", theo

thang bậc từ thấp đến cao, từ gần đến xa, từ dễ đến khó, tác dụng giáo dục của hệ thống đồng dao đối với trẻ em có khác nhau. Ở tuổi thơ tiền học đường, tác dụng rõ rệt của đồng dao với các em là hát ru, những lời hát đồng dao mộc mạc, trong sáng. Ở tuổi mẫu giáo lớn, tiểu học, những đồng dao trẻ em hát - trẻ em chơi, những đồng dao đố vui tác động rất mạnh đến nhân cách các em. Sống trong nguồn nước trong lành của hát ru, của đồng dao vừa hát vừa chơi,

tình cảm và lý trí phát triển; trong tuổi thiếu niên, các em có thể hiểu được ý nghĩa của đồng dao, sống lại thời kỳ thơ ấu với bao kỷ niệm tốt đẹp. Tuổi thiếu niên rất cần tiếp xúc với văn học dân gian đặc biệt với ca dao cho trẻ em, đó là một kênh thông tin không thể thiếu góp phần hình thành nhân cách chuẩn bị cho các em bước vào tuổi thanh niên.

Chơi chọi gà là một trong những thú chơi được trẻ em thích thú vì không chỉ nó là con vật gần gũi với đời sống của trẻ mà nó còn mang ý nghĩa như một chiến binh khát vọng chiến thắng: “Con gà cục tác cục ta/ Hay đỗ đầu hè hay chạy rông rông/ Má gà thì đỏ hồng hồng/ Cái mỏ thì nhịn, cái mồng thì tươi/ Cái chân hay đạp hay bơi/ Cái cánh hay vỗ lên trời gió bay”.

Hay bài đồng dao của trò chơi ô ăn quan:“Hàng trầu hàng cau/ Là hàng con gái/ Hàng bánh hàng trái/ Là hàng bà già/ Hàng hương hàng hoa/ Là hàng

cúng Phật...”. Vì đặc tính của trò chơi rất đơn giản, chỉ là những hòn sỏi được

rải trên nền đất và khi chơi phải đếm từng hòn sỏi một nên nó là trò chơi hiền lành, không đòi hỏi nhiều lắm vào trí tuệ, sức lực nhưng lại yêu cầu tính kiên nhẫn nên người chơi chủ yếu là các em gái. Rồng rắn lên mây là trò chơi gắn

với đồng dao nhằm rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, phát huy tinh thần đoàn kết, tôn trọng kỷ luật và khả năng đối đáp, có liên quan đến nghi thức

cầu mưa của cư dân nông nghiệp: “Rồng rắn lên mây/ Có cây núc nắc/ Có nhà khiển binh/ Hỏi thăm thầy thuốc có nhà hay không...”.

Đồng dao được cấu trúc theo một lôgic riêng, đôi khi không có nghĩa gì cả, nhưng bằng tư duy liên tưởng, trẻ em vẫn có thể nhập vào câu hát để dẫn đến những kết cục bất ngờ: cái ngược đời, cái phi lý, lại có thể chấp nhận vì

đấy là bài hát của trẻ em.

“Cây mốt, cây mai, lá trai, lá hến, con nhện chăng tơ, quả mơ có hạt...” là bài đồng dao mà các cô bé thường hát để chơi chuyền. Đây là trò

chơi chủ yếu dành cho bé gái, dụng cụ là một quả bóng (có thể được thay bằng một hòn đá hoặc quả ổi xanh) và 10 que tre được vót tròn (có thể thay

bằng đũa).

“Cút ca cút kít/ Làm ít ăn nhiều/ Nằm đâu ngủ đấy/ Nó lấy mất cưa/ Lấy gì mà kéo...” là bài đồng dao của trò chơi quay (cù) cũng được trẻ em yêu thích. Ta có thể bắt gặp những đứa trẻ túm năm tụm ba, bỏ quên hết nhọc

nhằn của cuộc sống, những bài học khó để cuốn theo vòng xoáy của những

con quay.

Từng vòng, từng vòng xoay tít, vui thú với những cú đánh lắc bổ nhào trúng quay của đối phương, cuộc sống của chúng dường như chỉ có vậy. Con quay được tiện hay đẽo bằng gỗ, hình giống quả ổi; tuỳ theo từng địa phương,

Bên dưới thân quay có “chân” làm bằng gỗ hoặc bằng đinh hình chóp nón hoặc không có “chân”. Khi chơi, các em quấn dây một vòng quanh tu,

sau đó quấn dần xuống thân. Kẹp đầu dây còn lại có nút thắt vào giữa hai ngón tay để giữ dây, sau đó vung tay liệng hoặc bổ quay rơi xuống đất. Lúc

này, theo quán tính con quay sẽ quay tít, gần như đứng yên (ngủ), sau đó các

em khác ra bổ quay hoặc cứu quay và xác định người thắng cuộc.

Trò chơi dân gian có nhiều thể loại phù hợp với các sở thích, cá tính

khác nhau của nhiều đối tượng người chơi như sôi nổi, điềm đạm hay trầm

tĩnh. Mỗi trò lại có một quy luật riêng, mang những sắc thái khác nhau khiến

trẻ em chơi suốt ngày mà không thấy chán.

Rồng rắn lên mây, cướp cờ... là trò chơi nhằm rèn luyện sự nhanh nhẹn,

khéo léo, phát huy tinh thần đoàn kết, tôn trọng kỷ luật và khả năng đối đáp.

Đẩy gậy lại có nhiều nét tương đồng và gần gũi với môn thi đấu vật hay

chọi trâu của người lớn.

Trò kéo co cũng thể hiện tinh thần thượng võ, rèn luyện thể lực và sự

nhanh nhẹn, khéo léo.

Đánh đáo, chơi chuyền, chơi ô ăn quan lại rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cá

nhân, khả năng tính toán, phán đoán chính xác. Từ chỗ ganh đua mang tính

chất tượng trưng, dần dần các trò chơi trở thành những cuộc thi tài, thi khéo, các cuộc thi đấu thể thao như bi sắt, nhẩy ngựa, đá cầu...

Trò chơi dân gian chủ yếu dành cho trẻ em ở các vùng nông thôn nên cái tên cũng giản đơn, nôm na như tên thằng Tí, con Na, thằng Ốc, cái Hến

vậy: nào là đánh đáo, đánh quay, nào là đi cà kheo, nổ pháo đất...

Hơn nữa, các trò chơi dân gian Việt Nam thường giản tiện, không cầu

kỳ, tốn kém nên có thể dễ dàng chơi mọi lúc, mọi nơi, dụng cụ dễ kiếm, dễ

làm, chủ yếu lấy từ trong tự nhiên, thậm chí chỉ là cái gậy, hòn đá, hòn bi chúng có thể nhặt trong vườn, dưới ruộng là có thể lập được một hội chơi.

Người chơi thường là những trẻ chăn trâu lê la túm tụm ngoài bãi cỏ,

ngoài cánh đồng. Và sau cùng đồng dao và trò chơi như những chất keo nối kết dính tình bạn trong sáng, ngây thơ của trẻ con mà các trò chơi hiện đại

ngày nay không thể có được, đó là một kho tàng vô giá cung cấp nhiều kiến

thức cho các em thiếu nhi, nhi đồng, thiếu niên.

Cụ thể về tác dụng của đồng dao trong trò chơi dân gian đối với học

sinh tiểu học được chúng tôi tìm hiểu và phân tích sau đây:

Một phần của tài liệu Đồng dao trong trò chơi dân gian và tác dụng giáo dục của nó đối với học sinh tiểu học (LV01246) (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)