Phát tri ển tư duy

Một phần của tài liệu Đồng dao trong trò chơi dân gian và tác dụng giáo dục của nó đối với học sinh tiểu học (LV01246) (Trang 54 - 56)

Ti ểu kết

2.3.2. Phát tri ển tư duy

Chúng ta đều biết, trong hiện thực, bản chất sự vật liên hệ với nhau. Điều này biểu hiện khá rõ trong nội dung hệ thống đồng dao Việt Nam. Trò

chơi Chuyền thẻ là một cách học đếm, học cộng, trừ, nhân, chia, học tính

nhẩm rất độc đáo, linh hoạt, nhẹ nhàng nhưng tính khoa học rất cao. “Cái mốt, cái mai/ Con trai, con hến/ Con nhện chăng tơ/ Quả mơ, quả mận/ Cái cận lên bàn đôi/ Đôi chúng tôi/ Đôi chúng nó/ Đôi con chó/ Đôi con mèo/ Hai chèo ba/ Ba đi xa/ Ba về gần/ Ba luống cần/ Một lên tư….”. Bài đồng dao

giúp trẻ học đếm, cộng trừ từ chuyền một đến chuyền mười.

Nói về học toán, dẫu ngày nay, có bao nhiêu máy vi tính cầm tay và các em sử dụng khá thành thạo, có nhiều bộ nhớ, nhưng khó có thể rèn luyện

được tính nhẩm cho các em một cách lý thú như chơi chuyền thẻ! Trò chơi

trai, con hến, con nhện, con cò, cái tép, con vịt, con quạ, con tôm; đó là thực vật: quả mơ, quả mận, quả mít, bèo, lim, lá đa, lá đề, lá tre, quả na, quả trám, quả ổi, chuối xanh, củ khoai, củ ấu, hành, tỏi; đó là đồ vật: cái cột, cái bị, cái thoi, cái cầu, đò ngang, dao, thớt, đó là đồ ăn: xôi, thịt; đó là người: ông sư,

bà vãi. Đây là các động tác: chăng tơ, ngả xuống đất, cất lên luống, bắc cầu,

sang sông, đi đò, mây leo, gãy cây, bèo chìm, lim nổi, vào làng xin xôi, ra

làng xin xôi, đi bên sông, trồng cây cải, bơi đò ngang. Chơi nhiều lần, lặp đi

lặp lại, mình hát, bạn hát và các em thuộc lòng làm giàu thêm kho từ vựng có quan hệ gần gũi với các em về môi trường thiên nhiên, xã hội nông nghiệp. Kho từ vựng đó, trong chơi Chuyền thẻ được đặt trong quan hệ với đếm số, với thêm bớt, nhân, chia... Cột lại là mười con số trong tương quan ngẫu nhiên mà lôgic toán học liên kết bởi các động tác cơ bản qua mười bốn chặng

theo các bước: rải thẻ, chuyền thẻ, chống thẻ, quét thẻ, đập thẻ, chải thẻ, vuốt thẻ, xuể (xoáy) thẻ, giã thẻ, tỉa thẻ, (tỉa một, đặt một; tỉa một, đặt đôi), lên

xuống, chuyền. Lời đồng dao vần vè liên kết các từ ngữ, các động tác, ngẫu nhiên, phi lý trong luật chơi hợp lý chặt chẽ: đôi tôi, đôi chị, đôi cái bị... tư ông sư, tư bà vãi... Hết rải đến chuyền, hết chuyền đến đập, hết đập đến vuốt...

Điều đó dễ hiểu nhưng sao lại “Chuyền khoai, chuyền cà, chuyền từ, chuyền tằm, chống cột, chống khoai, chống cà, chống từ, chống tằm, quét cột, quét khoai, quét cà, quét từ, quét tằm?...". Ta chỉ có thể hiểu các em hát theo vần để

thực hiện đúng luật, đủ các chặng của trò chơi. Trò chơi Chuyền thẻ còn rèn luyện trí nhớ, rèn luyện bàn tay khéo léo, tính trung thực trong khi chơi nữa.

Đúng là một trò chơi lý thú bổ ích, đầy thông minh, sáng tạo, hợp lứa tuổi các em thiếu niên, đặc biệt là các em gái. Cùng với trò chơi Chuyền thẻ còn có các trò chơi rèn luyện trí tuệ của trẻ như Đếm sao; Ô ăn quan, trò chơi nhanh tay, khéo tay như Đánh chắt, Trải gianh, Cắp cua...

Đồng dao được hát trong lúc tổ chức trò chơi thường biến đổi theo tâm lý ngẫu hứng của trẻ nhưng vần vè luôn ăn khớp với nhau tạo nên sự mới lạ

hấp dẫn.

Thông thường sự biến đổi sau mỗi lần tổ chức trò chơi bằng cách thêm từ vào, bớt từ ra hoặc nói lái sang những dạng khác nhau. Chính điều này cũng tạo nên sự linh hoạt, kích thích tư duy trẻ vận động và phát triển.

Sinh hoạt đồng dao có tác dụng luyện trí nhớ cho trẻ em. Trẻ không

thuộc bài hát thụ động mà thuộc với tất cả sự hứng thú của nó. Tham gia sinh

hoạt đồng dao là đứa trẻ đã bắt đầu bước vào sinh hoạt văn hóa tập thể một

cách tự nguyện. Tuỳ theo lứa tuổi, trẻ có thể chơi các trò khác nhau. Lúc còn nhỏ, chúng có thể chơi các trò: Chi chi chành chành, Mèo đuổi chuột,Kéo co,Nhảy bao bố,Ô ăn quan, Chi chi chành chành Oẳn tù tì…..

Một phần của tài liệu Đồng dao trong trò chơi dân gian và tác dụng giáo dục của nó đối với học sinh tiểu học (LV01246) (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)