Dạy hát đồng dao và phổ biến các trò chơi dân gian trong nhà trường Tiểu học vào các giờ sinh hoạt ngoại khoá, các tiết học chuyên

Một phần của tài liệu Đồng dao trong trò chơi dân gian và tác dụng giáo dục của nó đối với học sinh tiểu học (LV01246) (Trang 62 - 67)

Ti ểu kết

3.1.Dạy hát đồng dao và phổ biến các trò chơi dân gian trong nhà trường Tiểu học vào các giờ sinh hoạt ngoại khoá, các tiết học chuyên

trường Tiểu học vào các giờ sinh hoạt ngoại khoá, các tiết học chuyên biệt: Âm nhạc, Thể dục,…

Các nhà giáo dục đã nhận thấy rằng giáo dục thông qua hệ thống giáo

dục quốc dân không chỉ là quá trình giáo dục diễn ra trong không gian lớp

học, trong mối quan hệ giữa giáo viên - học sinh. Trên thực tế, bất kì một loại

hình hoạt động nào, một tác động sư phạm nhất định từ phía giáo dục nhà

trường đều nhằm mục đích giúp thế hệ trẻ chiếm lĩnh một đối tượng văn hóa

vật chất hoặc tinh thần.

Lứa tuổi tiểu học là một giai đoạn cụ thể học sinh tham gia vào quá trình xã hội hoá cá nhân với tư cách là thành viên xã hội, trong đó hoạt động vui chơi là một nhu cầu không thể thiếu đối với các em bởi nó cần thiết cho

sự phát triển tâm lí, thể lực, nhân cách. Tổ chức cho học sinh tiểu học tham

gia vào các loại hình trò chơi có mục đích, có kế hoạch giữ vai trò to lớn

trong thực hiện mục tiêu giáo dục của bậc học nói chung, mục tiêu phát triển

nhân cách nói riêng.

Ngày nay trong công tác giáo dục học sinh tiểu học, trò chơi đã được đưa vào vận dụng trên phương diện phương pháp dạy học – phương pháp dạy

học thông qua trò chơi, chẳng hạn, sử dụng phương pháp dạy học bằng trò

chơi trong dạy học môn Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Toán,... Bên cạnh đó,

sự phát triển của khoa học kĩ thuật, đặc biệt là công nghệ điện tử, tin học..., làm xuất hiện một số trò chơi hiện đại, trò chơi điện tử có tác dụng mạnh mẽ

phát triển nhân cách của thế hệ trẻ, làm mất dần vai trò và vị thế của các trò

chơi dân gian trong đời sống trẻ thơ trong giai đoạn hiện nay.

TCDG phản ánh nét văn hoá cộng đồng của dân tộc, khu vực hoặc

vùng miền vì thế việc tổ chức cho các em học sinh nhỏ chơi các TCDG là một

trong những cách thức giáo dục, hình thành nét nhân cách mang bản sắc văn

hoá dân tộc cho thế hệ trẻ hiện nay. Thực hiện nhiệm vụ "giáo dục truyền

thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm, niềm tự hào về việc

giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc, ... tôn vinh bản sắc văn hoá

dân tộc..", ngày 17/11/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định lấy ngày

19/ 04 hàng năm là ngày văn hoá các dân tộc Việt Nam.

Tổ chức cho học sinh Tiểu học học hát đồng dao và chơi các trò chơi

dân gian phù hợp lứa tuổi trong môi trường sư phạm là rất cần thiết. Việc này cần phải có sự phối hợp của các nhà giáo dục thì mới thành công. Muốn các em có hứng thú chơi, trước tiên các em cần phải có vốn hiểu biết nhất định về

trò chơi đó. Ở Tiểu học, ngoài các môn văn hoá học theo quy định (Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử, Địa lý,…), các em còn học các môn năng

khiếu (Âm nhạc, Mĩ thuật ), các môn chuyên biệt (Tin học, Tiếng Anh, Thể

dục),…. Trong các môn học đều có thể lồng ghép tổ chức cho học sinh chơi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trò chơi dân gian và hát đồng dao. Điều này như một giải pháp giảm căng

thẳng, gây hứng thú học tập cho các em. Là một giáo viên chủ nhiệm, tôi thấy rõ tầm quan trọng của việc này. Sau rất nhiều lần giảm tải, chương trình học của các em được giảm đi tương đối về cả lượng và chất. Đặc biệt, sự ra đời của Thông tư 30/2014/TT - BGDĐT về việc thay đổi cách đánh giá, nhận xét với học sinh tiểu học càng mang đến cho các em tinh thần thoải mái trong học tập. Việc không chấm điểm mà chỉ nhận xét làm giảm áp lực học tập đối với các em và với cả phụ huynh học sinh. Nhưng để học sinh thật sự có một môi

trường học tập thích thú, một sân chơi bổ ích làm giảm đi tính chất căng thẳng của việc học tập thì chưa có.

Khi nói đến trò chơi dân gian và đồng dao, học sinh lớp tôi chủ nhiệm rất thích thú. Tổ chức cho các em chơi, tôi mới thấy các em không biết nhiều về trò chơi. Bảng thống kê trong học sinh của lớp tôi sau đây cho thấy rất rõ

điều đó.

Số học sinh: 53

Đối tượng khảo sát: Học sinh lớp 4E, trường Tiểu học Trung Tự, quận

Đống Đa, Hà Nội

Bảng thống kê thực tế hiểu biết về TCDG

của học sinh lớp 4E – Trường TH Trung Tự (2012 – 2013)

Thích, hào hứng tham gia chơi TCDG 45/53

Biết chơi 1 TCDG 53/53

Biết chơi 1 TCDG và hát đồng dao cùng trò chơi đó 14/53

Kể tên được 5 TCDG trở lên 24/53

Thuộc từ 3 bài hát đồng dao trong TCDG trở lên 3/53

Hiểu biết về trò chơi dân gian 15/53

Mạnh dạn, tự tin khi tham gia chơi 20/53 Thể hiện tinh thần đoàn kết khi chơi 25/53

Biết tự tổ chức trò chơi 12/53

Sáng tạo trong khi chơi 10/53

Như vậy có thể nhận xét rằng: Học sinh đều thích chơi TCDG, song hiểu biết về TCDG của các em còn rất hạn chế và hát các bài hát đồng dao trong TCDG còn hạn chế hơn rất nhiều. Khảo sát nhiều lớp học khác trong

cùng trường và quan sát thực tế tôi đều nhận thấy như vậy. Khi chơi TCDG, đa phần các em đều không hát đồng dao (với những bài có đồng dao) mà chỉ

chơi trong những tiếng reo hò, cổ vũ đơn điệu. Ngay cả trong trò chơi “Mèo

đuổi chuột”, các em cũng không biết đến những lời đồng dao đáng yêu đấy. Vậy thì giải pháp cho học sinh chơi TCDG đúng với tính chất và tên gọi của nó cần được đầu tư tìm hiểu kĩ hơn. Chúng tôi thấy cần có thời gian cho các em học hát đồng dao và học luật chơi của từng trò chơi tương ứng một cách có tổ chức và bài bản cũng giống như đã có quốc gia đưa trò chơi vào chương trình học như một bộ môn trong hệ thống giáo dục quốc dân [tr.40].

Để làm được điều đó,chúng tôi nghĩ cần phải có tài liệu giới thiệu về

TCDG một cách cụ thể. Hiện nay, ở trường Tiểu học, ngoài bộ sách giáo khoa, các em còn có rất nhiều tài liệu dạy học các môn học về kĩ năng: Tài liệu giáo dục An toàn Giao thông; Tài liệu giáo dục Nếp sống Văn minh thanh

lịch; Tài liệu giáo dục Lịch sử địa phương,… Vậy thì không có lí do gì lại

không đưa việc phổ biến TCDG vào như một môn học với các em. Tất nhiên, nhiều người quan niệm trò chơi là phải tự nhiên nếu có tài liệu hướng dẫn sẽ

mất đi tính chất truyền miệng của những lời đồng dao,… Song có rất nhiều trò chơi có lời đồng dao dài, các em không thể nhớ ngay trong một thời gian ngắn được thì có tài liệu sẽ giúp ích các em rất nhiều. Mặt khác, bản thân những lời đồng dao tồn tại đến ngày nay chính là do truyền miệng, cách ta ghi lại nó thành văn bản, phổ biến nó chỉ là cách truyền lại những lời đã từng

được lưu truyền miệng mà thôi.

Nếu như học văn hoá ta tổ chức theo tiết học thì học TCDG ta có thể (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lồng ghép với các tiết như: Thể dục, Âm nhạc. Trong môn Thể dục, tôi thấy tiết nào các em cũng được học về trò chơi nhưng đa phần là trò chơi hiện đại: Thỏ nhảy, Chạy nhanh theo số, … Có thể lồng ghép TCDG vào những phần

này để vừa rèn luyện thể lực cho các em vừa đưa TCDG vào hệ thống giáo dục một cách tự nhiên. Với môn Âm nhạc, có thể lồng những lời đồng dao vào bài học để phù hợp với tiết học. Ngoài ra, trong các tiết học khác: Hoạt

động tập thể, sinh hoạt lớp… giáo viên cũng có thể tổ chức chơi TCDG cho

các em.

Để TCDG và đồng dao đến với học sinh, chúng tôi mạnh dạn đưa ra

một số kiến nghị với các cấp lãnh đạo:

- Có sự chỉ đạo từ các cấp giáo dục về giờ và thời lượng chơi hoặc có

chương trình giáo dục cụ thể

- Xây dựng một tài liệu thống nhất về tổ chức chơi TCDG kèm đồng dao - Đưa trò chơi vào trong các tiết học: Thể dục, Âm nhạc,…

- Yêu cầu thực thi và có kiểm tra kết quả đạt được của việc tổ chức

TCDG kèm đồng dao trong trường học.

Để tổ chức chơi TCDG và dạy đồng dao cho học sinh tiểu học, người giáo viên cần đảm bảo những yêu cầu sau:

- Lựa chọn TCDG phù hợp với lứa tuổi học sinh

- Phổ biến luật chơi và đồng dao đi kèm qua tài liệu hoặc mô tả trực tiếp cho học sinh cả lớp nắm được.

- Lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp với điều kiện của trường, lớp và tính chất từng trò chơi.

- Đánh giá được kết quả của trò chơi và tác dụng của nó đối với học sinh tiểu học.

Bản thân chúng tôi khi nghiên cứu về lĩnh vực này cũng đã có đổi mới một số hình thức và cách thức tổ chức TCDG cho học sinh trong lớp giảng dạy. Vì là giáo viên chủ nhiệm nên việc đưa TCDG vào giảng dạy trong các tiết học chuyên biệt đối với chúng tôi là không thể nên chúng tôi mạnh dạn lồng ghép phổ biến TCDG trong một số tiết học ngoại khoá, hoạt

Một phần của tài liệu Đồng dao trong trò chơi dân gian và tác dụng giáo dục của nó đối với học sinh tiểu học (LV01246) (Trang 62 - 67)