Trò chơi dân gian cho trẻ trong hệ thống trò chơi Việt

Một phần của tài liệu Đồng dao trong trò chơi dân gian và tác dụng giáo dục của nó đối với học sinh tiểu học (LV01246) (Trang 40 - 42)

Ti ểu kết

2.2.Trò chơi dân gian cho trẻ trong hệ thống trò chơi Việt

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về trò chơi, song chúng tôi nhất trí với định nghĩa của tác giả Cao Thị Tâm Tình: Trò chơi là hoạt động vui chơi mang một chủ đề, một nội dung nhất định và có những quy định mà người

chơi tham gia cần tuân thủ. Trò chơi là một hoạt động của con người nhằm mục đích trước tiên và chủ yếu là vui chơi, giải trí, thư giãn sau giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Qua trò chơi, người chơi có thể rèn luyện thể lực, trí lực, tạo ra những cơ hội giao lưu với mọi người cùng hợp tác với bạn bè đồng đội trong nhóm tổ[22,tr.14].

Chúng tôi muốn nhấn mạnh một số nội dung của định nghĩa:

- Trò chơi là một hoạt động tự nhiên và cần thiết nhằm thoả mãn những nhu cầu giải trí đa dạng của con người.

- Trò chơi là một phương pháp giáo dục thực hành hiệu nghiệm nhất

đối với việc hình thành nhân cách, trí lực của trẻ em.

- Trò chơi có một chủ đề, nội dung, quy tắc nhất định.

- Trò chơi vừa mang tính chất vui chơi giải trí vừa có ý nghĩa tích cực.

Trong phương pháp giáo dục trẻ hiện đại, trò chơi là một môn huấn luyện quan trọng. Nước Bỉ đứng hàng đầu về tiến bộ sư phạm , thấy rõ sự

quan trọng và ích lợi của trò chơi trong công tác giáo dục nên đã đưa trò chơi vào trong chương trình giáo dục quốc gia. Nhà tâm lý học Kunkel người Anh nói: “Trò chơi là một phương tiện để tái tạo lại tâm lý ổn định cho một số em khó tính, dở người, vô trật tự,… vì trong lúc chơi, trẻ em không thu mình lại, chúng sẽ vui vẻ hẳn lên, thích hoạt động hơn,… Khi bị khép vào luật chơi,

các em sẽ dần dần có trật tự, kỉ luật và sinh động hơn…”

Hoạt động vui chơi thường gắn với văn hoá vùng miền, chính vì thế

xuất hiện các trò chơi dân gian. Nằm trong hệ thống các trò chơi, trò chơi dân

gian là một bộ phận quan trọng thể hiện nét văn hoá riêng từng dân tộc. Cũng

theo tác giả Cao Thị Tâm Tình: Trò chơi dân gian là những trò chơi có nguồn gốc từ lao động, sản xuất, từ nhu cầu vui chơi giải trí và từ những ước vọng của con người. Qua đó, trò chơi dân gian mô phỏng lại những hoạt động sản xuất, hành vi ứng xử của con người trong đời sống hàng ngày. Nó phản ánh

lại những mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, với xã hội và giữa con người với nhau [22,tr.15].

Trò chơi dân gian Việt Nam có một số đặc điểm sau:

- Được lưu truyền dưới hình thức truyền miệng, do đó trong quá trình tồn tại có những trò chơi đã trở thành phổ biến ở khắp các vùng miền trong cả nước như: đánh chuyền, đánh đáo, đánh chắt, oẳn tù tì…; cũng có những trò

chơi bị thất truyền chỉ còn tồn tại ở một số vùng miền.

- Trò chơi dân gian rất gần gũi với các em vì trong trò chơi giàu yếu tố tưởng tượng phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.

- Trò chơi dân gian Việt Nam mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, lại có một điểm chung là đơn giản, dễ chơi, dễ hoà nhập với những vật liệu chơi đơn

giản, dễ làm, dễ tìm: hòn sỏi, vỏ hến, cành lá…

Một phần của tài liệu Đồng dao trong trò chơi dân gian và tác dụng giáo dục của nó đối với học sinh tiểu học (LV01246) (Trang 40 - 42)