Phát tri ể n ngôn ng ữ

Một phần của tài liệu Đồng dao trong trò chơi dân gian và tác dụng giáo dục của nó đối với học sinh tiểu học (LV01246) (Trang 52 - 54)

Ti ểu kết

2.3.1. Phát tri ể n ngôn ng ữ

Có những bài đồng dao đã khắc sâu trong trái tim và tâm trí trẻ hình

ảnh sinh động của thiên nhiên và cuộc sống, bằng lối nói vừa hài hước, vừa kích thích tư duy.

Từ xưa ông bà ta đã quan niệm rằng việc giáo dục trẻ bằng con đường

tình cảm là hiệu quả nhất, từ tình cảm thiên nhiên, những sự vật hiện tượng

xung quanh mình đến những công việc đồng áng… làm cho trẻ biết yêu quê

hương, đất nước, dù có đi đâu xa xứ cũng nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn của

mình. Khi những hình ảnh ấy đã ăn sâu vào tiềm thức thì cho dù sự tác động

của nền kinh tế thị trường có mạnh đến mức nào cũng không thể xóa nhòa những ký ức ấy được. Cũng như trong mỗi con người, không ai có thể quên

được tiếng mẹ ru, những cánh diều chấp chới trong ký ức tuổi thơ. Sự hình thành nhân cách, hình thành bản sắc trong mỗi con người thông qua những điều tưởng chừng rất bình dị, mộc mạc ấy. Trò chơi – đồng dao cung cấp cho

trẻ em kiến thức không như kiểu tư duy hệ thống của người lớn, đó là những

kiến thức dễ nhớ như: “Con trâu cày xiên, cái liềm gặt lúa”, “Mỏ gà thời tròn, mỏ vịt thời dẹt, vịt kêu cạc cạc, gà gáy te te”… Những bài đồng dao như

thế cũng giống như một cách dạy từ ngữ dễ dàng in sâu vào trí nhớ trẻ em. Chẳng những thế, đồng dao còn cung cấp rất nhiều kiến thức về tự nhiên xã

hội, phê phán thói hư tật xấu, giúp trẻ em trưởng thành trong suy nghĩ, nhận

biết các sự vật, phân biệt tốt – xấu, đúng – sai.

Cấu tạo của đồng dao có những nét độc đáo, không áp dụng vào tục

ngữ, ca dao được. Do ngôn ngữ đặc thù, đồng dao đã góp phần trong việc bồi dưỡng, rèn luyện tiếng nói cho trẻ thơ, trước hết là tập cho các em nhỏ tuổi

phát âm chính xác: “Nu na nu nống/ Cái trống nằm trong/ Cái nong nằm ngoài/…” Bài đồng dao này luyện cho các em nói âm “n” phân biệt với “l”.

Hay bài đồng dao khác: “Bà ba béo/ Bán bánh bèo/ Bị bắt bỏ bóp/ Ba bốn bận/ Bởi bướng bỉnh”; lại có dị bản: “Bà ba béo/ Bán bánh bèo/ Bên bờ biển/ Bị bom bi/ Ba bốn bận/ Bùm bùm bùm/”.

Đây là trò chơi “Đọc câu

Cách thức chơi: Các em đố nhau đọc cho nhanh không được nhầm, cứ

nhầm là thua cuộc. Bài trên dễ đọc nhanh.

Bài: “Mượn cái xanh/ Nấu bát canh/ Cho hành cho hẹ” cũng dễ đọc.

Có câu đọc nhanh dễ nhầm như: “Tháng năm nắng lắm”, dễ nhầm phụ âm l

và n đọc nhanh dễ vấp thành: “Tháng năm nắng nắm”, hay “Tháng năm lắng lắm”.

Lại có những vần dễ nhầm khi đọc nhanh như: “Búa bổ đầu búa”, đọc

nhanh thành “Búa bổ đầu bố”.

Hoặc “Nồi đồng nấu ốc, nồi đất nấu ếch” đọc nhanh thành “Nồi đồng nấu ốc, nồi đốc nấu đếch” hay “Nồi đồng nấu đốc, nồi đếch nấu ếch”. Trò

chơi này luyện phát âm cho đúng, có ích cho những nơi phát âm lẫn lộn phụ âm l, n như đã nói trên.

Một điểm khác trong cấu tạo đồng dao là, những bài này thường không có một đề tài tập trung. Như đã phân tích ở trên, các bài hát trẻ em, phần lớn

gần như chỉ là những đoạn chắp vá, gặp đâu nói đó, cốt cho vần vè, còn ý nghĩa chung thì rời rạc, câu nọ xọ câu kia, đang nói chuyện này bắt sang chuyện khác. Ví như đang “Cái trống nằm trong, cái ong nằm ngoài”, lại

chạy sang “củ khoai chấm mật”, rồi “phật ngồi phật khóc”. Nhưng xét cho

kỹ, nó vẫn có cái lý của nó, vì nó được trẻ em thích thú, phù hợp với đặc điểm

trí lực của các em. Điều cơ bản dành cho các em là tiếp thu ngoại vật bằng ấn tượng, chứ không bằng lý luận. Trong các bài đồng dao có những câu không

dịch, không giảng được, song không phải là không có ý nghĩa. Ví như Nu na nu nống, Dung dăng dung dẻ, Chồng lộng chồng cà, Dâm dâm da da, Chi vi chi vít… Đây là những lời dẫn cảm, gây hứng thú cho trẻ. Trẻ em khi mới tập

nói thường bập bẹ những câu, những tiếng mà âm phát ra đều bị chệch đi. Người lớn nói chuyện với các em, thường bắt chước, kéo nhè giọng cho hòa với các em. Người ta có thể dựa ngay vào động tác của một trò chơi, hay một hành động nói đến trong bài đồng dao, rồi lấy từ chính diễn tả sự việc, dùng

phương pháp từ lấp láy, cấu tạo tiếng đệm mà phát triển ra thành ngôn ngữ.

Trò Dung dăng dung dẻ tập trung ý nghĩa ở chữ dăng, có nghĩa là dăng tay;

trò Vu vi vút vít có chữ vút, trẻ cầm cây roi vung khắp xung quanh.

Một phần của tài liệu Đồng dao trong trò chơi dân gian và tác dụng giáo dục của nó đối với học sinh tiểu học (LV01246) (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)