Vai trò chỉ thị sinh học của quần xã Oribatida trong môi trường đất ở hệ sinh thái đất rừng thứ sinh nhân tác độ cao 300m thuộc vườn Quốc gia

Một phần của tài liệu Cấu trúc quần xã ve giáp (acari oribatida) ở hệ sinh thái đất rừng thứ sinh nhân tác độ cao 300m thuộc vườn quốc gia cúc phương, tỉnh ninh bình (Trang 71)

XXIX GALUMNIDAE JACOT,

3.4.2.Vai trò chỉ thị sinh học của quần xã Oribatida trong môi trường đất ở hệ sinh thái đất rừng thứ sinh nhân tác độ cao 300m thuộc vườn Quốc gia

A 2: Tầng đất 10-20cm Số la mã – số tự nhiên: Số thứ tự giống

3.4.2.Vai trò chỉ thị sinh học của quần xã Oribatida trong môi trường đất ở hệ sinh thái đất rừng thứ sinh nhân tác độ cao 300m thuộc vườn Quốc gia

hệ sinh thái đất rừng thứ sinh nhân tác độ cao 300m thuộc vườn Quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình

Để tìm hiểu vai trò chỉ thị sinh học của Oribatida và khả năng sử dụng chúng như những chỉ thị sinh học cho việc đánh giá chất lượng đất cũng như mức tác động của con người vào môi trường tự nhiên. Chúng tôi đã đánh giá sự thay đổi cấu trúc của quần xã Oribatida trong môi trường đất như sau:

3.4.2.1. Cấu trúc quần xã Oribatida như yếu tố chỉ thị biến đổi theo sinh cảnh ở hệ sinh thái đất rừng thứ sinh nhân tác độ cao 300m thuộc vườn Quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình

Ảnh hưởng của hoạt động nhân tác đến môi trường sống của Oribatida gây ra sự biến đổi trong cấu trúc nội tại thể hiện khi phân tích các giá trị như: số lượng loài, MĐTB, chỉ số đa dạng H‟, kết quả trình bày trong hình 3.11. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng giảm các giá trị chỉ số định lượng, số lượng loài, mật độ trung bình, chỉ số đa dạng loài H‟ có liên quan chặt chẽ với sự thay đổi điều kiện sinh thái của môi trường nơi sinh vật cư trú theo quy luật: điều kiện sống càng thay đổi theo chiều hướng bất lợi bao nhiêu thì tính ổn định của quần xã sinh vật càng dễ bị phá vỡ bấy nhiêu. Đồng thời giảm số lượng loài cư trú, giảm mức đa dạng loài. Rõ ràng khi có các hoạt động nhân tác đã dần dần làm thay đổi điều kiện sống của môi trường. Các hệ sinh thái tự nhiên với tính ổn định cao, bền vững dần được thay thế bởi hệ sinh thái nhân tác kém ổn định và kém bền vững hơn, đã kéo theo sự thay đổi hàng loạt các điều kiện sống dẫn tới sự thay đổi thành phần, tỷ lệ các nhóm loài, các dạng sống, các loài ưu thế của quần xã sinh vật để thích nghi với điều kiện môi trường sống mới. Trong điều kiện sống mới nhiều loài sẽ bị diệt vong

hoặc di chuyển đi nơi khác. Ngược lại, loài nào thích nghi được sẽ gia tăng số lượng cá thể, dẫn tới mật độ chung của cả quần thể tăng lên nhưng số lượng cá thể lại chỉ tập trung ở một số loài ưu thế và chính những loài này quy định kích thước của quần thể.

Hình 3.11. Các giá trị chỉ số định lƣợng, số lƣợng loài, mật độ trung bình,

chỉ số đa dạng loài H’ theo sinh cảnh ở hệ sinh thái đất rừng thứ sinh nhân tác độ cao 300m thuộc vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng, tỉnh Ninh Bình Ghi chú:

Trục tung bên trái đánh giá chỉ số đa dạng loài:

Trục tung bên phải đánh giá chỉ số mật độ trung bình:

; số lượng loài:

Trục hoành chỉ các tầng phân bố: +1 Tầng rêu, thảm mục A1 Tầng đất 0-10cm A2 Tầng đất 10-20cm 0 Tầng lá MĐTB S H’ +1

3.4.2.2. Cấu trúc quần xã Oribatida như yếu tố chỉ thị biến đổi theo tầng sâu thẳng đứng ở hệ sinh thái đất rừng thứ sinh nhân tác độ cao 300m thuộc vườn Quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình

Oribatida là nhóm động vật có phổ thức ăn rộng, gồm cả thực vật sống và chết, nấm, rêu, địa y và cả thịt thối rữa. Khi càng xuống sâu, số lượng loài cũng như độ phong phú của chúng càng giảm. Tuy nhiên sự phân bố của Oribatida theo tầng sâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại thảm thực vật che phủ, độ dày mỏng của lớp thảm hữu cơ, mức tác động của con người (qua các động tác chăm sóc, cuốc xới, xử dụng thuốc trừ sâu…) vì thế tuy ở sâu hơn nhưng tầng đất 10-20cm vẫn được thoáng khí, nguồn thức ăn được di chuyển xuống dưới nhiều hơn tạo điều kiện thuận lợi cho một số loài Oribatida có thể sinh sôi, phát triển. Nghiên cứu cấu trúc quần xã Oribatida ở VQG Cúc Phương của chúng tôi cũng cho kết quả tương tự khi phân tích sự biến đổi một số chỉ số định lượng của chúng theo tầng sâu đất (0-10cm và 10- 20cm). Ở tầng A1 (S=26; MĐTB=16960; H‟=1,71; J‟=0,52). Tầng A2 (S=24; MĐTB=7920; H‟=2,15; J‟=0,68) chỉ số H‟, J‟ ở tầng A2 cao hơn tầng A1 ở

mỗi tầng đất, có những điều kiện thích hợp cho các loài Oribatida cụ thể nào đó sinh sống, giúp chúng gia tăng số lượng của mình. Điều đó có nghĩa rằng: Khi có sự can thiệp của con người vào môi trường đất càng lớn bao nhiêu thì nguy cơ làm giảm tính đa dạng của sinh vật giảm mức độ ổn định của quần xã sinh vật càng lớn bấy nhiêu. Khi sự sinh tồn của hệ động vật đất bị vi phạm sẽ dẫn tới hậu quả làm tăng nguy cơ nghèo hóa và thoái hóa đất.

Cấu trúc ưu thế của Oribatida theo tầng sâu thẳng đứng ở hệ sinh thái đất rừng thứ sinh nhân tác độ cao 300m thuộc VQG Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình thể hiện ở bảng 3.8 như sau:

Bảng 3.8. Các loài Oribatida ƣu thế chung 2 lần lấy mẫu theo độ sâu đất

ở hệ sinh thái đất rừng thứ sinh nhân tác độ cao 300m thuộc vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng, tỉnh Ninh Bình

STT Loài ƣu thế Tầng phân bố A1 Tầng đất 0-10cm A2 Tầng đất 10-20cm Độ ƣu thế D(%) 1 Perxylobates brevisetus 8,96 26,26 2 Peloribates pseudoporosus 60,38 36,36 3 Scheloribates laevigatus 6,6 8,08

Loài Peloribates pseudoporosus là loài rất ưu thế ở tầng A1 chiếm tỉ lệ cao nhất 60,38%; tầng A2 chiếm 36,36% sự tăng đột biến số lượng cá thể cuả

Peloribates pseudoporosus cho thấy môi trường đất ở sinh cảnh này có tính biệt hóa khá cao và đã xuất hiện một vài yếu tố sinh thái ngoại sinh bất thường nào đó, mà yếu tố đó thích hợp với loài Peloribates pseudoporosus để chúng sinh tồn và phát triển một cách thuận lợi. Loài Perxylobates brevisetus

ở tầng A2 chiếm tỉ lệ 26,26% cao hơn tầng A1, tầng A1 chiếm tỉ lệ thấp hơn

8,96%. Scheloribates laevigatus ở tầng A1 chiếm tỉ lệ 6,6% ; tầng A2 chiếm tỉ lệ 8,08%. Số lượng cá thể của một loài Peloribates pseudoporosus ưu thế nhất chiếm tới 60,38% tổng số cá thể của quần xã ở tầng A1 có tính mềm dẻo sinh thái cao phù hợp với một vài yếu tố sinh thái mới sẽ sinh sôi, phát triển mạnh chiếm lĩnh nơi cư trú làm sự cách biệt về tỷ lệ % số lượng cá thể giữa các loài ưu thế càng lớn. Khi tính ổn định của môi trường bị phá vỡ, điều kiện sinh thái thay đổi do các hoạt động khai phá rừng, trồng rừng…đã dần dần làm thay đổi các điều kiện sống của môi trường dẫn tới sự thay đổi thành phần, tỷ lệ các nhóm loài, các dạng sống, các loài ưu thế của quần xã sinh vật để thích nghi với điều kiện môi trường sống mới. Rõ ràng ở môi trường này tính ổn

định của quần xã sinh vật đã bị vi phạm và thường kém bền vững hơn so với môi trường tự nhiên.

Trên cơ sở các kết quả phân tích, tổng hợp về cấu trúc quần xã Oribatida theo sinh cảnh và theo độ sâu thẳng đứng của đất ở VQG Cúc Phương, Ninh Bình, chúng tôi nhận thấy điều kiện môi trường sống nơi Oribatida cư trú đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cấu trúc định tính, định lượng của quần xã Oribatida vì thế chúng tôi cho rằng có thể sử dụng quần xã Oribatida như một yếu tố chỉ thị sinh học cho việc đánh giá chất lượng đất đai, mức độ tác động của con người vào môi trường tự nhiên cũng như dự đoán chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến môi trường đất.

Một phần của tài liệu Cấu trúc quần xã ve giáp (acari oribatida) ở hệ sinh thái đất rừng thứ sinh nhân tác độ cao 300m thuộc vườn quốc gia cúc phương, tỉnh ninh bình (Trang 71)