KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Cấu trúc quần xã ve giáp (acari oribatida) ở hệ sinh thái đất rừng thứ sinh nhân tác độ cao 300m thuộc vườn quốc gia cúc phương, tỉnh ninh bình (Trang 76 - 78)

XXIX GALUMNIDAE JACOT,

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

A 2: Tầng đất 10-20cm Số la mã – số tự nhiên: Số thứ tự giống

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

1. Xác định được 68 loài Oribatida thuộc 47 giống, 29 họ ở hệ sinh thái đất rừng thứ sinh nhân tác độ cao 300m thuộc vườn Quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình. Trong đó có 8 loài ở dạng sp. các loài đó là: Papilacarus sp.,

Meristacarus sp., Nanhermannia sp., Austrocarabodes sp., Unguizetes sp.,

Rostrozetes sp., Tuberemaeus sp., Punctoribates sp. Số loài tập trung nhiều ở 5 họ mỗi họ có từ 6–8 loài. 7 họ có số loài từ 2–4 loài, 17 họ còn lại có 1 loài. 2. Số loài Oribatida phân bố theo sinh cảnh giảm dần theo thứ tự tầng lá (41 loài), tầng rêu (31 loài), tầng đất (0-10cm) (26 loài), tầng đất (10-20cm) (24 loài). Số loài Oribatida phân bố theo tầng sâu có chiều hướng giảm từ tầng đất (0-10cm) 26 loài đến tầng đất (10-20cm) 24 loài.

3. Mật độ trung bình toàn bộ sinh cảnh có chiều hướng giảm từ tầng đất (0-10cm), đến tầng đất (10-20cm), tầng lá và thấp nhất ở tầng rêu, tương ứng (16960 cá thể/ m2 ; 7920 cá thể/ m2; 2395 cá thể/ m2; 576 cá thể/ kg). Theo độ sâu mật độ trung bình giảm từ tầng đất (0-10cm) đến tầng đất (10-20cm) tương ứng (16960 cá thể/ m2

; 7920 cá thể/ m2).

4. Chỉ số đa dạng loài H‟ của Oribatida theo sinh cảnh đạt giá trị cao nhất ở tầng rêu (3,05), sau đó giảm dần ở tầng lá (2,50), tầng đất (10-20cm) (2,15), thấp nhất ở tầng đất (0-10cm) (1,71). Theo độ sâu của tầng đất giá trị H‟ tăng khi xuống tầng đất sâu tầng đất (0-10cm) (1,71); tầng đất (10-20cm) (2,15).

5. Chỉ số đồng đều J‟ của Oribatida theo sinh cảnh đạt giá trị cao nhất ở tầng rêu (0,89), sau đó giảm dần theo chiều hướng tầng đất (10-20cm) (0,68), tầng lá (0,67), thấp nhất ở tầng đất (0-10cm) (0,52). Theo độ sâu của tầng đất giá trị J‟ tăng khi xuống tầng đất sâu, tầng đất (0-10cm) (0,52); tầng đất (10- 20cm) (0,68).

6. Theo sinh cảnh ở hệ sinh thái đất rừng thứ sinh nhân tác độ cao 300m thuộc vườn Quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình có 7 loài ưu thế, đó là các loài: Liodes theleproctus; Setoxylobates foveolatus; Perxylobates brevisetus; Xylobateslophotrichus; Xylobates monodactylus; Peloribates pseudoporosus; Scheloribates laevigatus. Loài Peloribates pseudoporosus đạt độ ưu thế ở cả 4 tầng phân bố và cao nhất ở cả 3 tầng, tầng lá; tầng đất (0-10cm); tầng đất (10-20cm) tương ứng (32,99%; 60,38%; 36,36%). Có thể sử dụng các loài ưu thế như sinh vật chỉ thị để đánh giá chất lượng đất nơi nghiên cứu và như công cụ giám sát sinh học, dự đoán chiều hướng ảnh hưởng đến môi trường đất của các yếu tố ngoại cảnh, đặc biệt là các hoạt động can thiệp của con người vào môi trường đất.

KIẾN NGHỊ

1. Cần xem việc nghiên cứu đa dạng Oribatida nói riêng và động vật đất nói chung như một phần không thể thiếu khi xây dựng các đề tài nghiên cứu đa dạng sinh học, về khôi phục và bảo tồn, phát triển bền vững nguồn tài nguyên động vật của vườn Quốc gia Cúc Phương nói riêng, cũng như các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn Quốc gia nói chung.

2. Cần có thêm thời gian để thu thập mẫu Oribatida theo định kì hàng tháng, với nhiều địa điểm lấy mẫu để đánh giá được ảnh hưởng của yếu tố nhân tác đến thành phần và cấu trúc quần xã Oribatida theo một chu kỳ thay đổi của điều kiện khí hậu ở các mùa.

Một phần của tài liệu Cấu trúc quần xã ve giáp (acari oribatida) ở hệ sinh thái đất rừng thứ sinh nhân tác độ cao 300m thuộc vườn quốc gia cúc phương, tỉnh ninh bình (Trang 76 - 78)