0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu CẤU TRÚC QUẦN XÃ VE GIÁP (ACARI ORIBATIDA) Ở HỆ SINH THÁI ĐẤT RỪNG THỨ SINH NHÂN TÁC ĐỘ CAO 300M THUỘC VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG, TỈNH NINH BÌNH (Trang 25 -25 )

Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành ở hệ sinh thái đất rừng thứ sinh nhân tác độ cao 300m thuộc vườn Quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình.

Hình 2.1. Sơ đồ tham quan vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng, Ninh Bình

2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên của vườn Quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình

* Vị trí địa lý và địa hình

Hình 2.2. Bản đồ địa điểm lấy mẫu vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng, tỉnh Ninh Bình

Ghi chú: Địa điểm thu mẫu sườn núi đường vào khu trung tâm

(Nguồn:Bản đồ vườn Quốc gia cúc phương) [23], [43].

Vườn Quốc gia Cúc Phương nằm ở tận cùng phía Đông Nam của dãy núi đá vôi Tam Điệp chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đoạn núi đá vôi thuộc Cúc Phương có chiều dài 25 km, rộng 10 km với tọa độ địa lý: từ 200

14' đến 200

24' vĩ độ Bắc, từ 105029' đến 105044' kinh độ Đông.

Địa hình Cúc Phương chủ yếu là núi đá vôi có độ chênh cao trung bình so với mặt biển 400 - 450 m [23].

* Khí hậu

Cúc Phương một năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa nóng từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Khí hậu Cúc Phương nhìn chung vẫn mang những đặc điểm của miền khí hậu miền Bắc Việt Nam [23].

* Thủy văn

Do địa hình núi đá vôi nên ở Cúc Phương ít có dòng chảy trên bề mặt trừ sông Bưởi và sông Ngang ở phía Tây Bắc, còn lại các khe nước cạn có nước theo mùa [23].

* Đất đai

Đất Cúc Phương có những đặc tính chung sau: Đất có hàm lượng sét tương đối thấp, có độ ẩm tự nhiên tương đối cao, có độ xốp rất tốt, thường đạt 60 - 65% và có hàm lượng mùn lớn không kể trên cao hay dưới thấp [23].

* Tài nguyên động thực vật

VQG có hệ động thực vật phong phú và đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới.

Thảm thực vật rừng VQG Cúc Phương có các kiểu thảm chính và phụ như sau: rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu cây lá rộng trên núi đá vôi có độ cao dưới 500m; rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu cây lá rộng trên núi đá vôi, độ cao trên 500m; kiểu phụ rừng thứ sinh nhân tác

trên núi đá vôi; quần lạc cây bụi cây gỗ rải rác trên núi đá vôi; rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu cây lá rộng đất phong hóa từ đá phiến, độ cao dưới 500m; rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu cây lá rộng đất phong hóa từ đá phiến, độ cao trên 500m; rừng thứ sinh nhân tác trên núi đất vùng thấp phong hóa từ đất sét; rừng thứ sinh nhân tác tre nứa nhiệt đới; quần lạc cây bụi, cây gỗ rải rác trên núi đất phong hóa từ đất sét; quần lạc trảng cỏ nhiệt đới; đất canh tác nông nghiệp; rừng trồng nhân tạo [23].

2.1.1.2. Đặc điểm dân sinh và sản xuất kinh tế

* Đặc điểm dân sinh

VQG Cúc Phương nằm trong diện tích của 13 xã có hai dân tộc sinh sống chủ yếu là dân tộc Mường và dân tộc Kinh.

Sự phân bố giữa các xã không đồng đều, phần lớn tập trung dọc các trục đường giao thông [23].

* Sản xuất kinh tế

Cơ cấu lao động trong thành phần kinh tế, lao động trong ngành Nông

– Lâm nghiệp chiếm 91,85% tổng số lao động, còn lại lao động các ngành kinh tế khác. Phát triển kinh tế của của VQG Cúc Phương với tiềm năng, lợi thế to lớn về tài nguyên thiên nhiên phục vụ du lịch, vì thế du lịch có điều kiện phát triển mạnh [23].

Một phần của tài liệu CẤU TRÚC QUẦN XÃ VE GIÁP (ACARI ORIBATIDA) Ở HỆ SINH THÁI ĐẤT RỪNG THỨ SINH NHÂN TÁC ĐỘ CAO 300M THUỘC VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG, TỈNH NINH BÌNH (Trang 25 -25 )

×