Các loài Oribatida ưu thế theo tầng sâu thẳng đứng ở hệ sinh thái đất rừng thứ sinh nhân tác độ cao 300m thuộc vườn Quốc gia Cúc Phương,

Một phần của tài liệu Cấu trúc quần xã ve giáp (acari oribatida) ở hệ sinh thái đất rừng thứ sinh nhân tác độ cao 300m thuộc vườn quốc gia cúc phương, tỉnh ninh bình (Trang 64)

XXIX GALUMNIDAE JACOT,

A 2: Tầng đất 10-20cm Số la mã – số tự nhiên: Số thứ tự giống

3.3.5. Các loài Oribatida ưu thế theo tầng sâu thẳng đứng ở hệ sinh thái đất rừng thứ sinh nhân tác độ cao 300m thuộc vườn Quốc gia Cúc Phương,

đất rừng thứ sinh nhân tác độ cao 300m thuộc vườn Quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình

Bảng 3.7. Các loài Oribatida ưu thế theo độ sâu đất ở hệ sinh thái đất rừng

thứ sinh nhân tác độ cao 300m thuộc vƣờn Quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình STT Loài Tầng đất A1 A2 Lần 1 Lần 2 Tổng Lần 1 Lần 2 Tổng 1 Papilacarus arboriseta 6,45 6,67 2 Perxylobates brevisetus 9,94 8,96 30,95 26,26 3 Xylobates capucinus 9,68 4 Xylobates monodactylus 16,13 6,67 5 Peloribates pseudoporosus 70,17 60,38 39,29 20 36,36 6 Scheloribates laevigatus 45,16 6.6 26,67 8,08 7 Scheloribates pallidulus 13,33 8 Truncopes orientalis 13,33 9 Ceratozetes gracilis 6,67 Ghi chú: A1 Tầng đất (0-10cm) Lần 1 Lần thu mẫu 1 A2 Tầng đất (10-20cm) Lần 2 Lần thu mẫu 2

Tầng A1 (0-10cm)

Tầng A2 (10-20cm)

Hình 3.10. Các loài Oribatida ƣu thế theo độ sâu tầng đất ở hệ sinh thái

đất rừng thứ sinh nhân tác độ cao 300m thuộc vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng, tỉnh Ninh Bình

Ghi chú: Các số thứ tự từ 1-9 ở cột loài ưu thế là số tương ứng tên loài có trong bảng 3.7

Trục tung đánh giá chỉ số phần trăm: %

Trục hoành chỉ độ sâu tầng đất: A1 Tầng đất 0-10cm; A2 Tầng đất 10-20cm

Lần thu mẫu 1 Lần thu mẫu 2 Tổng

%

Oribatida ưu thế theo tầng sâu thẳng đứng ở hệ sinh thái đất rừng thứ sinh nhân tác độ cao 300m thuộc VQG Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình ở 2 lần thu mẫu có 9 loài ưu thế thể hiện bảng 3.7, trong đó có 5 loài ưu thế ở cả 2 tầng đất là Papilacarus arboriseta, Perxylobates brevisetus, Xylobates monodactylus, Peloribates pseudoporosus, Scheloribates laevigatus. Tầng A1 có 6 loài ưu thế: Papilacarus arboriseta, Perxylobates brevisetus, Xylobates capucinus, Xylobates monodactylus, Peloribates pseudoporosus, Scheloribates laevigatus. Tầng A2 có 8 loài ưu thế trong đó có 3 loài chỉ ưu thế ở tầng này mà không ưu thế ở tầng A1, đó là Scheloribates pallidulus, Truncopes orientalis, Ceratozetes gracilis. Như vậy, sự thay đổi cá thể do khi điều kiện môi trường thay đổi, tác động đến từng cá thể, sinh vật phải tự điều chỉnh để thích ứng với điều kiện sống mới tùy theo mức độ tác động. Nếu tác động theo chiều hướng xấu sẽ tiêu diệt nhiều nhóm loài nhạy cảm, thường chiếm số lượng cá thể ít nhưng lại có vai trò quyết định đến đặc điểm đa dạng loài của quần xã. Việc phá vỡ và thay đổi cấu trúc này dẫn đến sự tăng vượt trội số lượng cá thể của một hay vài loài và nhóm động vật hạt nhân, mà mật độ quần xã động vật đất được quy định bởi chính các loài này. Kết quả là làm suy giảm độ đa dạng sinh học, gây xáo trộn cấu trúc quần xã của hệ động vật, dẫn đến sự mất cân bằng và ổn định của hệ sinh thái đất. Điều này cũng phản ánh vai trò ưu thế sinh thái của chúng trong các quá trình sinh học của đất cũng như khả năng thích nghi của chúng với các điều kiện sống của môi trường đất chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố nhân tác. Đây là kiểu cấu trúc mà trong đó xuất hiện một vài nhóm, loài phát triển với số lượng ưu thế đột ngột, không tự nhiên. Trong nghiên cứu sinh thái học chỉ thị, việc xuất hiện sự ưu thế bất thường trong cấu trúc quần xã động vật được xem xét như một chỉ số xác định mức độ thoái hóa của môi trường đất.

cao 300m thuộc VQG Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình cho thấy khi chuyển từ tầng đất mặt (0–10cm) xuống tầng đất sâu hơn (10-20cm) số loài chênh lệch không đáng kể tương ứng (26; 24 loài).

MĐTB của Oribatida theo độ sâu của tầng đất có biến động theo chiều hướng giảm dần khi xuống tầng đất sâu, tầng A1–16960 cá thể/ m2; tầng A2 – 7920 cá thể/ m2. Tầng A1 có sự đột biến về số lượng cá thể. Chỉ số đa dạng loài H‟ của Oribatida tăng khi xuống tầng đất sâu, tầng A1–1,71; tầng A2–

2,15. Chỉ số đồng đều J‟ Oribatida tăng khi xuống tầng đất sâu, tầng A1–

0,52; tầng A2–0,68. Càng xuống sâu, số lượng loài càng giảm, chỉ số đa dạng loài và chỉ số đồng đều tăng do tác động của nhiều yếu tố như loại thảm thực vật che phủ, độ dày mỏng của lớp thảm vụn hữu cơ, mức độ tác động của con người... Qua 2 lần thu mẫu theo tầng đất sâu ghi nhận 3 loài ưu thế chung ở cả 2 tầng đất (0-10cm) và (10-20cm) là Perxylobates brevisetus, Peloribates pseudoporosus, Scheloribates laevigatus. Nghiên cứu cấu trúc quần xã Oribatida ở VQG Cúc Phương của chúng tôi cho kết quả khi xét riêng tầng đất thì giá trị chỉ số H‟, J‟ tăng khi xuống tầng đất sâu tầng A2 (10-20cm) cao hơn tầng A1 (0-10cm), nguyên nhân tăng vì ở tầng đất sâu có điều kiện môi trường thuận lợi cho một số loài Oribatida có thể sinh sôi, phát triển. Giá trị mật độ trung bình lại có xu hướng đối lập giá trị chỉ số H‟, J‟ khi giá trị H‟, J‟ tăng thì giá trị mật độ trung bình lại giảm nhóm loài nhạy cảm, thường chiếm số lượng cá thể ít nhưng lại có vai trò quyết định đến đặc điểm đa dạng loài của quần xã. Kết quả nghiên cứu các chỉ số định lượng: số lượng loài, mật độ trung bình, chỉ số đa dạng loài H‟ và chỉ số đồng đều J‟, các loài ưu thế có sự khác nhau ở các tầng phân bố do quá trình thu mẫu ở các lần khác nhau nên các điều kiện sinh thái môi trường khác nhau về ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, dinh dưỡng…. Phản ánh sự thích nghi của Oribatida, mức độ ảnh hưởng của yếu tố nhân tác.

Một phần của tài liệu Cấu trúc quần xã ve giáp (acari oribatida) ở hệ sinh thái đất rừng thứ sinh nhân tác độ cao 300m thuộc vườn quốc gia cúc phương, tỉnh ninh bình (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)