Chỉ số đa dạng loài H’

Một phần của tài liệu Cấu trúc quần xã ve giáp (acari oribatida) ở hệ sinh thái đất rừng thứ sinh nhân tác độ cao 300m thuộc vườn quốc gia cúc phương, tỉnh ninh bình (Trang 52 - 54)

XXIX GALUMNIDAE JACOT,

A 2: Tầng đất 10-20cm Số la mã – số tự nhiên: Số thứ tự giống

3.2.3. Chỉ số đa dạng loài H’

Trục tung chỉ các chỉ số độ đa dạng loài: H’

Trục hoành chỉ các tầng phân bố: +1 Tầng rêu 0 Tầng lá

A1 Tầng đất 0-10cm A2 Tầng đất 10-20cm

Hình 3.3. Chỉ số đa dạng loài H’ của Oribatida theo sinh cảnh ở hệ sinh

thái đất rừng thứ sinh nhân tác độ cao 300m thuộc vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng, tỉnh Ninh Bình

H’

+1 Ghi chú: Ghi chú:

Chỉ số đa dạng loài H‟ của Oribatida đạt giá trị như sau: Lần thu mẫu 1 (18/5) cao nhất ở tầng rêu (2,80), sau đó giảm dần ở tầng lá (2,63) đến tầng

A2 (1,92) và thấp nhất ở tầng A1 (1,32). Lần thu mẫu 2 (9/11) cao nhất ở tầng

rêu (2,23), sau đó giảm dần ở tầng A2 (1,93) đến tầng A1 (1,83) và thấp nhất ở tầng lá (1,77). Tổng 2 lần lấy mẫu chỉ số đa dạng loài H‟ của Oribatida đạt giá trị cao nhất ở tầng rêu (3,05), sau đó giảm dần ở tầng lá (2,50) đến tầng

A2 (10-20cm) (2,15) và thấp nhất ở tầng A1 (0-10cm) (1,71). Mặc dù cùng

khu vực địa lý, điều kiện tự nhiên song do sự tác động của con người khác nhau làm cấu trúc quần xã Oribatida ở các tầng có sự khác nhau, sự tăng giảm giá trị của chỉ số đa dạng loài H‟ có liên quan chặt chẽ với sự thay đổi của điều kiện môi trường nơi sinh vật cư trú. Chỉ số đa dạng H‟ là một trong những chỉ số đa dạng chính để đánh giá mức độ đa dạng sinh học của một quần xã vì nó cung cấp cho ta hai thông tin: số lượng loài và số lượng cá thể của một loài. Số lượng loài nhiều nhưng số lượng cá thể của các loài có sự chênh lệch thì chưa chắc có giá trị cao của H‟, nghĩa là mức độ đa dạng loài của quần xã này có thể không bằng mức độ đa dạng loài của quần xã tuy có số lượng loài ít hơn nhưng lại có mức đồng đều về số lượng cá thể của từng loài cao hơn. Kết quả bảng 3.4 cho thấy giá trị của chỉ số đa dạng H‟ ở tầng A1

(0-10cm) (1,71) thấp hơn rất nhiều so với tầng rêu (3,05). Nguyên nhân làm giá trị của chỉ số đa dạng H‟ thấp là do có sự chênh lệch lớn về số lượng cá thể của mỗi loài ảnh hưởng bởi tác động của con người. Giá trị H‟ cao là sự kết hợp của đa dạng về loài và sự cân bằng số lượng giữa các loài. Hay nói cách khác chỉ số đa dạng loài H‟ không chỉ phụ thuộc vào thành phần số lượng loài mà cả số lượng cá thể và xác suất xuất hiện của các cá thể trong mỗi loài.

Một phần của tài liệu Cấu trúc quần xã ve giáp (acari oribatida) ở hệ sinh thái đất rừng thứ sinh nhân tác độ cao 300m thuộc vườn quốc gia cúc phương, tỉnh ninh bình (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)