Cấu trúc quần xã Oribatida theo tầng sâu thẳng đứng ở hệ sinh thái đất rừng thứ sinh nhân tác độ cao 300m thuộc vƣờn Quốc gia Cúc

Một phần của tài liệu Cấu trúc quần xã ve giáp (acari oribatida) ở hệ sinh thái đất rừng thứ sinh nhân tác độ cao 300m thuộc vườn quốc gia cúc phương, tỉnh ninh bình (Trang 59)

XXIX GALUMNIDAE JACOT,

A 2: Tầng đất 10-20cm Số la mã – số tự nhiên: Số thứ tự giống

3.3. Cấu trúc quần xã Oribatida theo tầng sâu thẳng đứng ở hệ sinh thái đất rừng thứ sinh nhân tác độ cao 300m thuộc vƣờn Quốc gia Cúc

đất rừng thứ sinh nhân tác độ cao 300m thuộc vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng, tỉnh Ninh Bình

Trong phần này chúng tôi phân tích rõ hơn về cấu trúc quần xã Oribatida ở tầng đất và ảnh hưởng của độ sâu tầng đất đến các đặc trưng định lượng của Orbatida theo hai độ sâu đất, từ 0–10cm và từ 10–20cm.

Bảng 3.6. Chỉ số định lƣợng cấu trúc quần xã của Oribatida theo độ sâu

tầng đất ở hệ sinh thái đất rừng thứ sinh nhân tác độ cao 300m thuộc vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng, tỉnh Ninh Bình

Chỉ số Tầng phân bố A1 (Tầng đất 0-10cm) A2 (Tầng đất 10- 20cm) Lần 1 Lần 2 Tổng Lần 1 Lần 2 Tổng S 20 11 26 20 8 24 S1 68 MĐTB 14480 2480 16960 6720 1200 7920 H’ 1,32 1,83 1,71 1,92 1,93 2,15 J’ 0,44 0,76 0,52 0,64 0,93 0,68

S1 Tổng số lượng loài S Số lượng loài theo tầng phân bố H’ Chỉ số đa dạng MĐTB Mật độ trung bình

J’ Chỉ số đồng đều Lần 1 Lần thu mẫu 1 Lần 2 Lần thu mẫu 2 Ghi chú

3.3.1. Đa dạng thành phần loài

Hình 3.6. Số lƣợng loài của Oribatida theo độ sâu tầng đất ở hệ sinh thái

đất rừng thứ sinh nhân tác độ cao 300m thuộc vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng, tỉnh Ninh Bình

Ghi chú:

Trục tung đánh giá chỉ số số lượng loài: S

Trục hoành chỉ độ sâu tầng đất: A1 Tầng đất 0-10cm; A2 Tầng đất 10-20cm

Trong môi trường đất đã ghi nhận sự có mặt của các loài Oribatida với số lượng, thành phần khác nhau ở mỗi độ sâu khác nhau. Lần thu mẫu 1 (18/5) tầng A1 (0-10cm) có 20 loài, tầng A2 (10-20cm) có 20 loài số lượng

loài tương đương nhau. Lần thu mẫu 2 (9/11) có sự chênh lệch về số lượng loài tầng A1 có 11 loài cao hơn tầng A2, tầng A2 có 8 loài. Chung cả 2 lần lấy mẫu tầng đất mặt A1 (0 -10cm) có 26 loài số lượng loài cao hơn tầng đất sâu

A2 (10-20cm) có 24 loài. Điều này phù hợp với quy luật tự nhiên về sự phân

bố của sinh vật ở các môi trường sống khác nhau nói chung và môi trường đất nói riêng.

Lần thu mẫu 1 Lần thu mẫu 2 Tổng

3.3.2. Mật độ trung bình

Hình 3.7. Mật độ trung bình của Oribatida theo độ sâu tầng đất ở hệ sinh

thái đất rừng thứ sinh nhân tác độ cao 300m thuộc vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng, tỉnh Ninh Bình

Ghi chú:

Trục tung đánh giá chỉ số mật độ trung bình: MĐTB

Trục hoành chỉ độ sâu tầng đất: A1 Tầng đất 0-10cm; A2 Tầng đất 10-20cm

Mật độ trung bình của Oribatida theo độ sâu của tầng đất có sự biến động theo chiều hướng giảm dần khi xuống tầng đất sâu, cụ thể: Lần thu mẫu 1 (18/5) mật độ trung bình của Oribatida tầng A1 (14480 cá thể/ m2 ); tầng A2 (6720) cá thể/ m2). Lần thu mẫu 2 (9/11) mật độ trung bình của Oribatida tầng

A1 (2480 cá thể/ m2 ); tầng A2 (1200 cá thể/ m2 ). Tổng 2 lần lấy mẫu mật độ trung bình của Oribatida tầng A1 là 16960 cá thể/ m2

giảm khi xuống tầng đất sâu, tầng đất A2 có mật độ trung bình là 7920 cá thể/ m2 .

Lần thu mẫu 1 Lần thu mẫu 2 Tổng

3.3.3. Chỉ số đa dạng loài H’

Hình 3.8. Chỉ số đa dạng loài H’ của Oribatida theo độ sâu tầng đất ở

hệ sinh thái đất rừng thứ sinh nhân tác độ cao 300m thuộc vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng, tỉnh Ninh Bình

Ghi chú:

Trục tung đánh giá chỉ số đa dạng loài: H’

Trục hoành chỉ độ sâu tầng đất: A1 Tầng đất 0-10cm; A2 Tầng đất 10-20cm

Chỉ số đa dạng loài H‟ của Oribatida theo độ sâu của tầng đất giá trị H‟ tăng khi xuống tầng đất sâu, cụ thể: Lần thu mẫu 1 (18/5) chỉ số đa dạng loài H‟ tầng A1 (1,32); tầng A2 (1,92). Lần thu mẫu 2 (9/11) chỉ số đa dạng loài

H‟ tầng A1 (1,83); A2 (1,93). Tổng 2 lần thu mẫu chỉ số đa dạng loài H‟ tầng

A1 (1,71) thấp hơn tầng A2 (2,15).

Như vậy thành phần số lượng loài và tỉ lệ số lượng cá thể của mỗi loài trong quần xã Oribatida ở 2 lần lấy mẫu đã có sự thay đổi dẫn đến sự thay đổi của chỉ số đa dạng của quần xã giữa 2 lần lấy mẫu. So sánh chỉ số đa dạng của quần xã giữa 2 lần lấy mẫu cho thấy lần 2 độ đa dạng cao hơn lần 1. Sự thay

Lần thu mẫu 1 Lần thu mẫu 2 Tổng

đổi này có thể được gây ra bởi sự thay đổi điều kiện khí hậu môi trường sống giữa 2 lần lấy mẫu. Do đó đánh giá sự thay đổi chỉ số đa dạng của quần xã Oribatida có thể được xem như cơ sở để dự đoán sự biến đổi điều kiện môi trường sống. Khi sự can thiệp của con người vào môi trường đất càng lớn bao nhiêu thì nguy cơ giảm tính đa dạng của sinh vật, giảm mức độ ổn định của quần xã sinh vật càng lớn bấy nhiêu, khi sự tồn tại của động vật đất bị vi phạm sẽ dẫn tới hậu quả làm tăng nguy cơ nghèo hóa và thoái hóa đất.

3.3.4. Chỉ số đồng đều J’

Hình 3.9. Chỉ số đồng đều J’ của Oribatida theo độ sâu tầng đất ở hệ sinh

thái đất rừng thứ sinh nhân tác độ cao 300m thuộc vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng, tỉnh Ninh Bình

Ghi chú: Trục tung đánh giá chỉ số đồng đều (J’)

Trục hoành chỉ độ sâu tầng đất: A1 Tầng đất 0-10cm; A2 Tầng đất 10-20cm

Chỉ số đồng đều J‟ Oribatida theo độ sâu của tầng đất giá trị J‟ tăng khi xuống tầng đất sâu, cụ thể: Lần thu mẫu 1 (18/5) chỉ số đồng đều J‟ tầng A1

(0,44); tầng A2 (0,64). Lần thu mẫu 2 (9/11) chỉ số đồng đều J‟ tầng A1 (0,76);

Lần thu mẫu 1 Lần thu mẫu 2 Tổng

tầng A2 (0,93). Tổng 2 lần thu mẫu chỉ số đồng đều J‟ tầng A1 (0,52); tầng A2 (0,68). Độ đồng đều thể hiện các cá thể phân bố trong quần xã ra sao giữa các loài khác nhau, một quần xã có có độ đồng đều cao, độ ưu thế thấp thì tính đa dạng cao hơn so với trường hợp ngược lại. Chỉ số đồng đều J‟ càng tiến gần đến 1 thì quần xã càng ổn định và ngược lại. Như vậy đồng đều J‟ của quần xã Oribatida ở 2 tầng đất ở 2 lần lấy mẫu cũng thay đổi và lần 2 có độ đồng đều cao hơn lần 1. Do đó có thể cho rằng cấu trúc quần xã của Oribatida theo độ sâu tầng đất ở hệ sinh thái đất rừng thứ sinh nhân tác độ cao 300m thuộc VQG Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình lần 2 ổn định hơn lần 1 và tầng đất A2 ổn định hơn tầng đất A1.

Một phần của tài liệu Cấu trúc quần xã ve giáp (acari oribatida) ở hệ sinh thái đất rừng thứ sinh nhân tác độ cao 300m thuộc vườn quốc gia cúc phương, tỉnh ninh bình (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)