0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Xác định thành phần loài Oribatida

Một phần của tài liệu CẤU TRÚC QUẦN XÃ VE GIÁP (ACARI ORIBATIDA) Ở HỆ SINH THÁI ĐẤT RỪNG THỨ SINH NHÂN TÁC ĐỘ CAO 300M THUỘC VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG, TỈNH NINH BÌNH (Trang 29 -29 )

2.3.1.1. Thu mẫu rêu, thảm lá và đất

Ở VQG Cúc Phương, Ninh Bình, chúng tôi tiến hành thu mẫu đối với các mẫu tầng rêu mẫu định lượng là từ 200-300 gram rêu bám thân cây gỗ rừng, xác vụn thực vật ở trên mặt đất nằm ở độ cao từ 0+100cm trên mặt đất. Các mẫu này đều cân trọng lượng mỗi mẫu và tính trung bình theo kg. Đối với thảm lá rừng phủ trên mặt đất, chúng tôi tiến hành gom tất cả lá mục, cành cây, xác hữu cơ phủ trên mặt đất có diện tích (20cm x 20cm), đem cân và ghi

lại trọng lượng, sau đó tính trung bình để biết trên 1m2

diện tích có trọng lượng thảm lá rừng là bao nhiêu. Mẫu đất được lấy ở độ sâu 0-10cm và 10- 20cm với kích thước của mỗi mẫu thu là 5x5x10cm.

2.3.1.2. Tách lọc mẫu Oribatida theo phương pháp phễu lọc “Berlese– Tullgren

Dụng cụ dùng trong phương pháp này gồm có phễu thủy tinh và rây lọc. Phễu thủy tinh có đường kính miệng là 18cm, đường kính vòi là 1,5cm. Bộ phễu được đặt trong giá gỗ, vòi phễu gắn với ống nghiệm chứa dung dịch formol 4%, bên trong có nhãn ghi thời gian đặt mẫu, địa điểm, tầng đất…. Rây lọc hình trụ đặt trên phễu, thành của rây lọc là vành kim loại, đường kính 15cm, cao 4cm, lưới lọc bằng sợi nilon, kích thước mắt lưới (1,0 x 1,0)mm.

Sử dụng phương pháp truyền thống trong nghiên cứu khu hệ và sinh thái động vật đất ở thực địa và trong phòng thí nghiệm theo Krivolutsky, 1975.

Các mẫu đất sau khi thu ở thực địa về, sẽ tiếp tục tiến hành tách động vật chân khớp bé ra khỏi đất theo phương pháp phễu lọc “Berlese- Tullgren”, dựa theo tập tính hướng đất dương và hướng sáng âm của động vật đất, trong thời gian 7 ngày đêm, ở điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm.

Để xử lý mẫu, bảo quản và định loại: các ống nghiệm chứa động vật thu được nhờ phễu “Berlese- Tullgren” sẽ được đổ trên giấy lọc đặt sẵn trong đĩa petri để dưới kính lúp 2 mắt để nhặt riêng từng nhóm Oribatida. Các mẫu Oribatida không làm tiêu bản, sẽ được cho vào trong ống nghiệm chứa dung dịch định hình là formol 4%. Các ống nghiệm đều được gắn nhãn ghi đầy đủ ngày thu mẫu, địa điểm... Toàn bộ tiêu bản định loại và các mẫu vật được bảo quản tại Phòng Động vật, Khoa Sinh – KTNN, Đại học sư phạm Hà Nội 2.

2.3.1.3. Đặc điểm hình thái phân loại

Hình 2.3. Sơ đồ cấu trúc cơ thể Oribatida (Vũ Quang Mạnh, 2007) [7]

Prosoma là phần đầu ngực bao gồm cả 4 đôi đôi chân I, II, III và IV.  Proterosoma là phần trước đầu ngực chỉ bao gồm 2 đôi chân trước.  Hysterosoma là phần thân bao gồm cả vùng giáp hậu môn (AN), giáp sinh dục (G) và 2 đôi chân sau.

Prodorsum là tấm giáp đầu ngực; Notogaster là tấm giáp lưng.  Gnathosoma là phần hàm miệng.

Propodosoma là phần thân trước mang đôi chân I và II.  Metapodosoma là phần thân giữa mang đôi chân III và IV.  Podosoma là phần ngực bao gồm cả 4 đôi chân.

Hình 2.4. Sơ đồ cấu trúc cơ thể và cấu tạo các cơ quan Oribatida bậc cao

Một phần của tài liệu CẤU TRÚC QUẦN XÃ VE GIÁP (ACARI ORIBATIDA) Ở HỆ SINH THÁI ĐẤT RỪNG THỨ SINH NHÂN TÁC ĐỘ CAO 300M THUỘC VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG, TỈNH NINH BÌNH (Trang 29 -29 )

×