Trách nhiệm BTTH do người chưa thành niên gây ra theo Luật Hồng Đức

Một phần của tài liệu Luan van chinh thuc TRÁCH NHIỆM bồi THƯỜNG THIỆT hại DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN gây RA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 32)

1.4. Khái quát về chế định bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra ở Việt

1.4.1. Trách nhiệm BTTH do người chưa thành niên gây ra theo Luật Hồng Đức

Quốc triều hình luật hay cịn gọi là Bộ Luật nhà Lê, Luật Hồng Đức là một văn bản cổ luật có giá trị nhất cịn được lưu giữ đầy đủ trong lịch sử lập pháp của Việt Nam. Quốc triều hình luật thực chất là một bộ luật tổng hợp (trong đó chủ yếu là hình luật) quy định về nhiều vấn đề của xã hội phong kiến Việt Nam lúc bấy giờ. Ở thời đó, nhà nước phong kiến triều Lê hầu như khơng quy định riêng về việc bồi thường nói chung và bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra nói riêng mà cơ bản là dự liệu những hình phạt hình sự để trừng phạt những kẻ đã xâm phạm tài sản hoặc nhân thân của người khác. Có nghĩa là người ta sẽ phải chịu hình phạt, đồng thời với sự bồi thường cho nạn nhân về tổn thất đã gây ra.

Tuy nhiên, nghiên cứu các quy định của Luật Hồng Đức thể hiện hoặc liên quan tới trách nhiệm dân sự cịn có thể thấy rằng nhận thức về trách nhiệm dân sự đơn thuần không phải là vấn đề xa lạ đối với nhà Lê. Quốc triều hình luật khơng chỉ bao gồm các điều luật xác định trách nhiệm của một người về hành vi của chính mình mà cịn bao gồm một số trường hợp xác định một người phải chịu trách nhiệm thay cho người khác, khi mà tổn thất khơng phải do chính mình gây ra.

Điều 457 xác định trách nhiệm “cha phải chịu trách nhiệm thay cho con”: Điều 457 đã bắt tội người cha chịu trách nhiệm về hành vi của con cái còn ở chung với mình, bất kể đã trưởng thành hay chưa, mà phạm tội trộm cướp. Điều này dựa trên quan điểm đạo đức phong kiến thời đó. Theo đó, người cha được quyền gia trưởng trong nhà nhưng đã không biết giáo dục răn dạy con cái thì phải chịu tội thay cho con cái: “Các con còn ở nhà với cha mẹ, mà đi ăn trộm, thì cha bị xử tội biếm, ăn cướp thì

cha bị xử tội đồ; nặng thì xử tăng thêm tội; và đều phải bồi thường thay con những tang vật ăn trộm, ăn cướp. Nếu con đã ở riêng, thì cha bị xử tội phạt hay biếm; cha đã báo quan thì khơng phải tội, nhưng nếu cha đã báo quan rồi mà cịn để con ở nhà thì cũng xử như là chưa báo”.[4]

Một phần của tài liệu Luan van chinh thuc TRÁCH NHIỆM bồi THƯỜNG THIỆT hại DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN gây RA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 32)