Nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu Luan van chinh thuc TRÁCH NHIỆM bồi THƯỜNG THIỆT hại DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN gây RA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 53 - 57)

2.3. Quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại, xác định thiệt hại và mức bồ

2.3.1. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong pháp luật Việt Nam

Nguyên tắc được hiểu là những tư tưởng bao trùm mang tính chỉ đạo cho một q trình, một cơng việc nhất định. Để tạo cơ sở cho việc ấn định mức bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng, pháp luật dân sự nói chung đã thừa nhận một số nguyên tắc bồi thường cơ bản sau đây:

2.3.1.1. Nguyên tắc thoả thuận bồi thường thiệt hại.

Nguyên tắc này được ghi nhận tại khoản 1 Điều 605 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005 và là một trong những nguyên tắc cơ bản mang tính đặc thù của các quan hệ dân sự. Nó phản ánh một cách rõ nhất bản chất các quyền dân sự là “ tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận”. Theo đó, khi thiệt hại xảy ra, các bên trước hết có quyền thoả thuận với nhau. Sự thoả thuận này thể hiện mong muốn, ý chí của các bên và trên thực tế là phương thức hữu hiệu nhất để nhanh chóng khắc phục thiệt hại đã xảy ra, đồng thời, phù hợp với quyền lợi của các bên. Vì vậy, pháp luật cần tôn trọng và ghi nhận sự thoả thuận này.

Việc thoả thuận có thể bao gồm những nội dung sau:

Thoả thuận về mức bồi thường thiệt hại: Điều này có nghĩa là các bên được tự

do thoả thuận mức bồi thường thiệt hại, không bắt buộc phải phụ thuộc vào căn cứ pháp lý hay thiệt hại thực tế. Điều quan trọng trong việc thoả thuận về mức bồi thường thiệt hại là tính hợp lý và có thể chấp nhận được đối với các bên. Mức bồi thường theo thoả thuận có thể cao hơn, thấp hơn hoặc ngang bằng với thiệt hại thực tế xảy ra do hành vi xâm phạm.

Thoả thuận về hình thức bồi thường thiệt hại: Về nguyên tắc, các bên hồn tồn

có thể thoả thuận việc bồi thường thiệt hại thơng qua hình thức bằng tiền hoặc bồi thường thiệt hại bằng hiện vật hoặc thông qua thực hiện một cơng việc nhất định. Trên thực tế thì hình thức bồi thường phổ biến và hiệu quả nhất thường được các bên thoả thuận áp dụng là hình thức bồi thường thiệt hại bằng tiền.

Thoả thuận về phương thức bồi thường thiệt hại: Bồi thường thiệt hại có thể

được thực hiện một lần hoặc nhiều lần. Điều này cũng được các bên thống nhất và thực hiện trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Như vậy, theo nguyên tắc này, các bên có thể cùng nhau thoả thuận về mọi vấn đề liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại và vào mọi thời điểm trong suốt quá trình xảy ra tranh chấp, kể cả khi vụ việc đã được khởi kiện và giải quyết tại Toà án. Điều này thể hiện sự tôn trọng tuyệt đối các quyền tự do ý chí và thoả thuận của các bên trong các quy định của pháp luật dân sự.

2.3.1.2. Nguyên tắc bồi thường toàn bộ.

Trong trường hợp các bên không thoả thuận được với nhau về việc bồi thường thì Khoản 1 Điều 605 Bộ luật Dân sự Việt Nam qui định một nguyên tắc chung trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là “thiệt hại phải được bồi thường

toàn bộ”. Nguyên tắc này được pháp luật nhiều nước trên thế giới thừa nhận rộng rãi

xuất phát từ quan điểm về mục đích của trách nhiệm dân sự là "đặt nạn nhân vào tình trạng ban đầu như khi hành vi gây thiệt hại chưa xảy ra".

Bồi thường toàn bộ được hiểu là mức bồi thường tương đương với thiệt hại thực tế xảy ra, theo đó, thiệt hại đến đâu phải bồi thường đến đó. Thiệt hại thực tế xảy ra khơng có nghĩa chỉ bao gồm những thiệt hại đã xảy ra mà còn bao gồm cả những thiệt hại thực tế sẽ chắc chắn xảy ra trong tương lai. Việc xác định được những thiệt hại này thường rất phức tạp và địi hỏi thẩm phán khi quyết định phải tìm đến sự cơng bằng, tránh trường hợp bồi thường không đủ cho người bị thiệt hại, đồng thời, cũng tránh đem lại cho nạn nhân một sự được lợi.

Khác với quan điểm hiện nay, trước đây, trong các bộ cổ luật thời kỳ phong kiến của Việt Nam, nguyên tắc bồi thường toàn bộ chỉ được áp dụng đối với những trường hợp việc gây thiệt hại là do vơ ý, sơ suất nhẹ. Cịn trong trường hợp cố ý gây thiệt hại, mức bồi thường có thể gấp lên nhiều lần.

Ví dụ: Điều 28 Bộ luật Hồng Đức qui định nguyên tắc “Bội tang phần”, theo đó, người gây thiệt hại phải “bồi thường thêm hai lần đối với tang vật của công, bồi

thường thêm 1 lần đối với các tội tạp phạm. Trong trường hợp nghiêm trọng thì bồi thường thêm 5 lần, nếu cớ ý tái phạm thì bồi thường thêm 9 lần”.[8]

Điều đó cho thấy quan điểm của Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong pháp luật dân sự từ trước đến nay đã có nhiều sự thay đổi và ngày càng phù hợp hơn với bản chất của các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh.

Tương đồng với pháp luật Việt Nam, pháp luật một số nước như Pháp, Đức, Trung Quốc hay Nhật Bản đều thừa nhận nguyên tắc “bồi thường toàn bộ” trên quan

điểm coi trách nhiệm bồi thường thiệt hại là biện pháp nhằm khôi phục lại các quan hệ xã hội bị phá vỡ chứ không nhằm mục đích trừng phạt đối với người thực hiện hành vi xâm phạm.

2.3.1.3. Nguyên tắc bồi thường kịp thời.

Bên cạnh nguyên tắc “bồi thường toàn bộ”, Điều 605 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005 còn qui định việc bồi thường phải được thực hiện một cách “kịp thời” nhằm giúp người bị thiệt hại nhanh chóng khắc phục được nhưng tổn thất đã xảy ra, đảm bảo tính ổn định của các quan hệ dân sự bị xâm phạm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nguyên tắc “bồi thường kịp thời” cơ bản phụ thuộc vào tính nhanh chóng và hiệu quả của quy trình tố tụng hơn là có vai trị như một ngun tắc của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong pháp luật nội dung. Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao số 03/2006/NQ-HĐTP ra ngày 08/7/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng nêu rõ tại điểm c, mục 2.2, Phần I: “Để thiệt hại được bồi thường kịp thời, Toà án phải giải quyết nhanh

chóng u cầu địi bồi thường thiệt hại trong thời gian luật định. Trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng một hoặc một sớ biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật tố tụng để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự”. Như vậy, hướng

dẫn này của Toà án tối cao cho thấy việc Bộ luật Dân sự đưa ra nguyên tắc “bồi thường kịp thời” dường như là một quy định mang tính hình thức, nó khơng thật sự hàm chứa một nội dung xác định hoặc đem lại sự khác biệt về thời gian hay rút gọn quy trình tố tụng trong việc giải quyết các yêu cầu bồi thường thiệt hại tại Toà án so với các vụ việc dân sự khác, đồng thời, không nằm ngồi khn khổ các quy định của luật tố tụng thơng thường. Vì vậy, có thể nói, việc giải quyết một cách kịp thời yêu cầu về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng như các yêu cầu dân sự khác là một nguyên tắc tố tụng, đúng hơn là trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc đảm bảo thực thi các quy định của luật tố tụng chứ không phải là một nguyên tắc bồi thường thiệt hại. Cũng như vậy, việc kéo dài thời gian tố tụng so với luật định trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự nói chung và bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng nói riêng đều là sự vi phạm các quy định chung về tố tụng.

Pháp luật về bồi thường thiệt hại của nhiều nước trên thế giới đều cho thấy khơng có đề cập tới nguyên tắc bồi thường kịp thời.

2.3.1.4. Nguyên tắc giảm trách nhiệm bồi thường.

Đây là một nguyên tắc khá phổ biến trong quy định pháp luật một số nước. Nguyên tắc này thể hiện thái độ của Nhà nước thơng qua sự phân hố trách nhiệm đối với các hành vi xâm phạm do vô ý, sơ suất so với các trường hợp cố ý vi phạm, đồng thời, cũng đảm bảo tính khả thi của các bản án khi tuyên trách nhiệm bồi thường thiệt hại dựa trên khả năng thanh toán thực tế của đương sự trong thực tế của Việt Nam.

Khoản 2 Điều 605 Bộ luật Dân sự 2005 Việt Nam quy định “Người gây thiệt

hại có thể được giảm mức bồi thường thiệt hại do vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình”.

Như vậy, để được xét giảm mức bồi thường người gây thiệt hại cần có đủ hai điều kiện:

+ Về mặt chủ quan: việc gây thiệt hại phải do lỗi vô ý. Trong trường hợp này, người gây thiệt hại không cố ý gây thiệt hại, không mong muốn hậu quả xấu xảy ra cho người khác nhưng do cẩu thả hoặc do quá tự tin mà đã để thiệt hại xảy ra. Chính vì vậy, có thể coi đó là lý do để xem xét giảm phần nào mức bồi thường cho họ.

+ Về mặt khách quan: Thiệt hại xảy ra phải quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại. Đây là điều kiện chủ yếu để giảm mức bồi thường bởi vì mục đích của Khoản 2 Điều 605 Bộ luật dân sự là nhằm đảm bảo tính khả thi của việc bồi thường.

Pháp luật một số nước như Đức hay Nhật Bản cũng cho phép Tồ án có quyền xem xét để giảm mức bồi thường thiệt hại trong trường hợp hành vi xâm phạm được xác định là do lỗi vô ý nhẹ. Tuy nhiên, việc giảm mức bồi thường thiệt hại ở Đức được xem như những trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc “bồi thường tồn bộ” hơn là dưới góc độ một nguyên tắc bồi thường thiệt hại như ở Việt Nam.

2.3.1.5. Nguyên tắc thay đổi mức bồi thường thiệt hại.

Được quy định tại khoản 3 Điều 605 Bộ luật Dân sự 2005, theo đó “Khi mức

bồi thường khơng cịn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền u cầu Tồ án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường”.

Việc xây dựng nguyên tắc này trong pháp luật dân sự về bồi thường thiệt hại của Việt Nam chủ yếu nhằm đảm bảo tính biện chứng và khả thi trong quá trình giải quyết vụ việc - bởi vì mọi hiện tượng đều khơng ngừng vận động và biến đổi. Chính vì

vậy, những thiệt hại và mức bồi thường đã được Toà án ấn định qua một thời gian nếu có sự thay đổi trên thực tế thì việc giữ ngun quyết định bồi thường sẽ khơng cịn phù hợp nữa. Do đó, người gây thiệt hại hoặc người bị thiệt hại có quyền u cầu Tồ án thay đổi mức bồi thường để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của mình.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy nguyên tắc này chủ yếu được áp dụng đối với các trường hợp liên quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng – là nghĩa vụ thường phải thực hiện trong thời gian dài có thể từ vài năm tới vài chục năm.

Qua nghiên cứu chế định pháp lý bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của pháp luật Việt Nam có thể thấy, nguyên tắc mang tính trung tâm và kim chỉ nam vẫn là nguyên tắc bồi thường theo thoả thuận và nguyên tắc bồi thường tồn bộ. Nói đây là các nguyên tắc trung tâm bởi lẽ, một mặt nó phản ánh được bản chất của mối quan hệ giữa các chủ thể trong quan hệ, mặt khác, nó thể hiện được quan điểm pháp lý của Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Bên cạnh đó, đây cũng là những nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi trong pháp luật nhiều nước trên thế giới.

Một phần của tài liệu Luan van chinh thuc TRÁCH NHIỆM bồi THƯỜNG THIỆT hại DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN gây RA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 53 - 57)