Trách nhiệm BTTH do người chưa thành niên gây ra theo quy định của Pháp

Một phần của tài liệu Luan van chinh thuc TRÁCH NHIỆM bồi THƯỜNG THIỆT hại DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN gây RA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 34 - 38)

1.4. Khái quát về chế định bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra ở Việt

1.4.4. Trách nhiệm BTTH do người chưa thành niên gây ra theo quy định của Pháp

Pháp luật Việt Nam hiện đại.

Bộ dân luật Bắc kỳ được áp dụng ở miền Bắc nước ta đến cuối năm 1959 và sau đó tồ án áp dụng đường lối xét xử được Toà án nhân dân tối cao tổng kết kinh nghiệm xét xử hàng năm và các văn bản hướng dẫn xét xử của Toà án nhân dân tối cao. Trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại có Thơng tư 173-UBTP ngày 23/3/1972 của Tồ án nhân dân tối cao hướng dẫn xét xử về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Theo Thông tư 173, để xác định một chủ thể có phải chịu trách nhiệm dân sự hay khơng cần phải căn cứ vào 4 điều kiện sau:

- Phải có thiệt hại

Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất, cụ thể là các thiệt hại về tài sản, các chi phí cần thiết và thu nhập bị mất do xâm phạm đến tính mạng sức khoẻ.. những thiệt hại xảy ra phải tính toán được bằng một số tiền cụ thể.

- Phải có hành vi trái pháp luật.

Hành vi trái luật có thể là hành vi phạm pháp hình sự hoặc bất kỳ hành vi nào vi phạm pháp luật nói chung hoặc vi phạm một qui tắc sinh hoạt xã hội.

- Phải có quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật.

Thiệt hại xảy ra phải đúng là kết quả tất yếu của của hành vi trái luật, hành vi trái luật là nguyên nhân chủ yếu có tính quyết định làm phát sinh hậu quả cụ thể.

- Người gây thiệt hại có lỗi.

Người gây thiệt hại nhận thức hoặc cần phải nhân thức hành vi của mình là trái luật và có thể gây ra thiệt hại cho người khác. Lỗi của người gây thiệt hại có thể là cố ý hoặc vơ ý.

Khi có thiệt hại xảy ra, cần phải xem xét thiệt hại do hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp của con người. Hành vi trực tiếp gây thiệt hại là hành của một người đã xác định được, hành vi đó là trái luật. Hành vi gián tiếp gây thiệt hại là do người đó khơng thực hiện các biện pháp cần thiết để phòng ngừa việc gây thiệt hại, như khơng có các biện pháp phù hợp bảo quản tài sản dẫn đến việc tài sản gây thiệt hại…Đối với những trường hợp hành vi trực tiếp gây thiệt hại cần xác định ý thức chủ quan của người gây thiệt hại là biết, hoặc không biết hành vi của mình là sai để xác định người thực hiên hành vi đó có lỗi cố ý hay vơ ý.

“ Trách nhiệm về bồi thường thiệt hại do người vị thành niên gây ra.

Người vị thành niên không hiểu được ý nghĩa hành vi dân sự của mình nên họ khơng có năng lực hành vi dân sự, do đó khơng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do họ gây ra. Vì vậy, cha mẹ (hay người giám hộ) là những người có nghĩa vụ ni nấng, giáo dục con cái (Điều 17 của Luật hơn nhân và gia đình) phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do con cái còn vị thành niên gây ra.

Tuy nhiên, trong thời gian một tổ chức trách nhiệm quản lý người vị thành niên, rõ ràng là có lỗi đới với thiệt hại xảy ra, thì tổ chức đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người vị thành niên gây nên (thí dụ: theo chủ trương của nhà trường phổ thông, giáo viên dẫn học sinh đi dỡ trường cũ lấy gạch về xây thêm lớp, giáo viên đặt kế hoạch dỡ tường không cẩn thận, học sinh dỡ đổ tường làm cho hai em chết, một em bị thương).

Riêng người vị thành niên nào vào khoảng 16 tuổi, đã có sức lao động sản xuất, có cơng việc làm, phần nào đã hiểu được ý nghĩa hành vi dân sự của mình, tuy chưa hiểu biết đầy đủ, nên họ đã có một phần năng lực hành vi dân sự, do đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do họ gây ra bằng thu thập hay tài sản của họ. Nếu họ bồi thường khơng đủ, thì cha mẹ (hay người giám hộ) phải bù phần còn thiếu”.[5]

*Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra theo Nghị

quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/1/1988 của Hội đồng thẩm phán hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hơn nhân và Gia đình.

Trên tinh thần hướng dẫn việc áp dụng các quy định của Luật Hôn nhân & Gia đình, trong đó có vấn đề nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái, Điểm B, mục 4 của Nghị quyết quy định:

“B. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con chưa thành niên gây ra (Điều 25).

Xuất phát từ yêu cầu là phải bảo đảm quyền lợi của người bị thiệt hại và trách nhiệm của cha mẹ là phải giáo dục, quản lý con chưa thành niên, nên trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con chưa thành niên gây ra như sau:

- Về nguyên tắc, cha mẹ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con dưới 16 tuổi gây ra. Tuy nhiên, nếu con có tài sản riêng mà cha mẹ

khơng có khả năng bồi thường đầy đủ hoặc khơng có khả năng bồi thường thì lấy tài sản của con để bồi thường cho đủ.

- Con chưa thành niên từ 16 đến 18 tuổi mà có tài sản riêng thì phải bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra bằng tài sản riêng. Nếu tài sản riêng của con không đủ để bồi thường hoặc khơng có tài sản riêng thì cha mẹ phải bồi thường cho đủ.

Con đã thành niên mà có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác thì con phải bồi thường, cha mẹ khơng có trách nhiệm bồi thường cho con. Nếu con cịn ở chung với cha mẹ có đóng góp vào tài sản chung của gia đình thì phần đóng góp đó được coi là tài sản của con, được trích ra để bồi thường. Tuy nhiên, nếu con đã thành niên nhưng khơng có năng lực hành vi như mắc bệnh tâm thần mà cha mẹ có trách nhiệm trơng giữ thì cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con gây ra.

Người chưa thành niên dưới 16 tuổi gây thiệt hại cho người khác thì cha mẹ là bị đơn, nhưng Tồ án có thể hỏi người chưa thành niên để điều tra.

Người chưa thành niên từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chịu trách nhiệm bồi thường bằng tài sản riêng của mình thì họ là bị đơn, nhưng cha mẹ phải được tham gia tố tụng với tư cách là đại diện hợp pháp của bị đơn. Nếu tài sản của con khơng đủ để bồi thường thì cha mẹ là đồng bị đơn, nếu con khơng có tài sản thì cha mẹ là bị đơn.”

* Trách nhiệm BTTH do người chưa thành niên gây ra theo quy định của BLDS

1995 và 2005

Trong Bộ luật dân sự 1995 và được sửa đổi bổ sung năm 2005, các qui định về bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra không thay đổi, bổ sung mà thay đổi số các điều luật. Qui định bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra gồm các điều luật sau đây:

Điều 611 Bộ Luật Dân sự 1995 quy định: Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân; Điều 625. Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, các tổ chức khác trực tiếp quản lý.

Kế thừa những quy định này, Điều 606 Bộ Luật Dân sự 2005 quy định: Năng

lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân; tiếp đó, Điều 621 quy định: Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý.

Chương II: Pháp luật hiện hành của Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt

Một phần của tài liệu Luan van chinh thuc TRÁCH NHIỆM bồi THƯỜNG THIỆT hại DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN gây RA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 34 - 38)