Năng lực bồi thường thiệt hại của người chưa thành niên

Một phần của tài liệu Luan van chinh thuc TRÁCH NHIỆM bồi THƯỜNG THIỆT hại DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN gây RA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 51 - 53)

Người gây ra thiệt hại là bất kỳ chủ thể nào, nhưng việc bồi thường thiệt hại phải do người có khả năng bồi thường và chính họ phải tham gia vào quan hệ nghĩa vụ, mặc dù hành vi gây ra thiệt hại có thể khơng do chính họ thực hiện.

Đối với người chưa thành niên gây ra thiệt hại, thì ngồi việc áp dụng những nguyên tắc chung như trên để là căn cứ xác định trách nhiệm bội thường thiệt hại, thì điều quan trọng hơn cả là phải xác định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của đối tượng này.

2.2.1. Người chưa thành niên dưới mười lăm (15) tuổi gây thiệt hại.

Trường hợp người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường tồn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần cịn thiếu.

Trong trường hợp này thì cha, mẹ của người gây thiệt hại là bị đơn dân sự, vì theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 thì người dưới 15 tuổi khơng thể là bị đơn trong các vụ kiện dân sự.

2.2.2. Người từ đủ mười lăm tuổi (15) đến chưa đủ mười tám (18) tuổi gây thiệthại. hại.

Nếu người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu khơng đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần cịn thiếu bằng tài sản của mình.

Đối với trường hợp này thì người gây thiệt hại là bị đơn dân sự và cha, mẹ của người gây thiệt hại là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

2.2.3. Người chưa thành niên có người giám hộ gây thiệt hại.

Nếu người chưa thành niên gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ khơng có tài sản hoặc khơng đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình khơng có lỗi trong việc giám hộ thì khơng phải lấy tài sản của mình để bồi thường. Trong trường hợp này cá nhân, tổ chức giám hộ là bị đơn dân sự.

2.2.4. Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi gây ra trong thời giantrường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý. trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý.

Người dưới mười lăm tuổi trong thời gian học tại trường mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.

Tuy nhiên trong trường hợp trên, nếu trường học, bệnh viện, tổ chức khác chứng minh được mình khơng có lỗi trong quản lý thì cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hình vi dân sự phải bồi thường.

Mặc dù pháp luật dân sự quy định khá đầy đủ về việc bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra và cũng phù hợp với truyền thống pháp luật và văn hóa của Việt Nam. Song việc áp dụng các quy định nay trong thực tiễn là rất khó khăn, bởi lẽ truyền thống của Việt Nam, khi con cái ở tuổi chưa thành niên đang chung sống với cha mẹ thì theo thói quen thường khơng xác lập tài sản riêng của mình, hoặc nếu có thì cũng khó có thể chứng minh đấy là tài sản của riêng họ. Vì vậy, hầu hết việc bồi thường đều bằng tài sản của cha mẹ.

Một phần của tài liệu Luan van chinh thuc TRÁCH NHIỆM bồi THƯỜNG THIỆT hại DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN gây RA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 51 - 53)