Quy định về trách nhiệm của cha, mẹ, người quản lý hoặc người giám hộ hợp

Một phần của tài liệu Luan van chinh thuc TRÁCH NHIỆM bồi THƯỜNG THIỆT hại DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN gây RA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 72 - 77)

pháp của người chưa thành niên gây ra thiệt hại.

Như đã đề cập ở phần trên, nếu người chưa thành niên gây ra thiệt hại cho người khác thì cha mẹ, người quản lý, giám hộ hợp pháp phải chịu trách nhiệm trong phạm vi của mình. Nhưng, điều kiện tiên quyết để cha, mẹ, người quản lý hoặc người giám hộ hợp chịu trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại do con, người được quản lý hoặc người được giám hộ là người chưa thành niên gây ra là họ phải có năng lực chịu

trách nhiệm bồi thường thiệt hại và có năng lực hành vi tham gia tố tụng, ví dụ

không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Cơ sở pháp lý xác định trách nhiệm bồi thường của cha, mẹ, người quản lý

hoặc người giám hộ hợp pháp của người chưa thành niên chính là các quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 606 BLDS thì trách nhiệm bồi thường của cha, mẹ , người giám hộ, người quản lý hợp pháp đối với thiệt hại do người chưa thành niên gây ra bao gồm trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại và trách nhiệm bồi thường phần cịn thiếu.

- Trách nhiệm bồi thường tồn bộ thiệt hại:

Theo quy định tại đoạn 1 khoản 2 Điều 606 BLDS, “người chưa thành niên

dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà cịn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần cịn thiếu”. Như vậy,

trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại của cha, mẹ của người chưa thành niên đặt ra trong trường hợp thiệt hại do hành vi gây thiệt hại của con dưới 15 tuổi. Tuy nhiên trách nhiệm bồi thường của cha mẹ chỉ đặt ra khi họ đang trực tiếp quản lý người chưa thành niên. Nếu người chưa thành niên đang đặt dưới sự quản lý của cơ sở giáo dục, y tế... thì họ khơng phải chịu trách nhiệm. Đồng thời cha, mẹ của người chưa thành niên cũng là bị đơn dân sự.

- Trách nhiệm bồi thường phần còn thiếu:

Đoạn 2 khoản 2 Điều 606 BLDS quy định: “Người từ đủ mười lăm tuổi đến

chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu khơng đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần cịn thiếu bằng tài sản của mình”. Như vậy, trách nhiệm bồi thường phần còn thiếu của cha, mẹ, người

quản lý hoặc người giám hộ hợp pháp của người chưa thành niên chỉ đặt ra trong trường hợp thiệt hại do hành vi gây thiệt hại của con từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây ra mà con không đủ tài sản để bồi thường. Trong trường hợp này cha, mẹ của người gây thiệt hại là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Nếu người chưa thành niên gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ khơng có tài sản hoặc khơng đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình khơng có lỗi

trong việc giám hộ thì khơng phải lấy tài sản của mình để bồi thường. Đồng thời người giám hộ cũng là bị đơn dân sự trong trường hợp này.

Đối với trường hợp người chưa thành niên dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra thiệt hại trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý thì trường học, bệnh viện, tổ chức khác phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nếu họ chứng minh được mình khơng có lỗi trong quản lý thì cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hình vi dân sự phải bồi thường.

Tuy nhiên khi nghiên cứu các quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005 có thể thấy việc quy định “Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp khơng có lỗi thì áp dụng quy định đó.” để áp dụng cho trách nhiệm của cha, mẹ, người giám hộ, người quản lý về bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên do mình quản lý gây ra có vẻ là chưa thỏa đáng. Thực tế đây mới chỉ là một sự khẳng định về mặt pháp lý đối với căn cư phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, việc quy định như thế chưa đủ để luận giả vì sao cha, mẹ, người giám hộ, người quản lý lại phải chịu trách nhiệm thay cho người chưa thành niên mà mình chăm sóc, quản lý, giáo dục. Thực chất các quy định này khơng phải là dựa trên yếu tố khơng có lỗi của các chủ thể này mà các chủ thể này phải bồi thường ngay cả khi khơng có hành vi gây thiệt hại do chính mình gây ra. Vì vậy, cần phải xem xét và quy định tại điều 606 Bộ luật Dân sự 2005 một cách hợp lý hơn.

“Con cái và trách nhiệm của cha mẹ”

Tham khảo một số quy định về trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái theo luật của Tiểu bang California, Hoa kỳ: [11]

Ở Việt Nam, nếu con cái bạn có đánh nhau với con hàng xóm u đầu sứt trán, thì cùng lắm bạn dẫn con qua hàng xóm xin lỗi, đánh con mình một trận cho chừa, rồi kể như xong.

Ở California thì khác, nếu sự điều tra cho thấy sự ẩu đả, đánh nhau mà có mưu tính hay có kế hoạch, cha mẹ có thể phải trả đến 10.000 Mỹ kim cho người bị hành hung, và có thể phải trả thêm tới đa 10.000 Mỹ kim cho người bắt nộp thủ phạm.

Như vậy, trẻ em có phải chịu trách nhiệm cho những hành động phá phách hay bất cẩn của mình khơng?

Theo luật pháp của California, trẻ con cũng phải chịu trách nhiệm cho chính hành động của mình, nhưng có những điều lệ có thể được áp dụng để đo lường hay giới hạn trách nhiệm của trẻ em. Nếu trẻ em có hành động bất cẩn (negligence), sự bất cẩn sẽ bị phạt theo quy chế của người lớn. Thông thường, hành động của các em sẽ được so sánh với những trẻ em khác cùng lứa tuổi, để đo lường sự bất cẩn, trừ trường hợp trẻ em có những hoạt động của người lớn, như lái xe hơi, đua xe, thì các em sẽ bị phạt như một người lớn. Trách nhiệm của phụ huynh còn nặng hơn, nếu họ biết trước được về hành động của con mình, mà khơng ngăn chặn.

Theo luật của California, bạn có thể bị phạt lên đến 25.000 Mỹ kim cho mỗi lần con bạn viết bậy trên tường (graffiti), hay phải giữ nơi đó khơng bị viết bậy trong vịng 1 năm. Nếu phá hoại những tài sản cơng cộng, sự bồi thường có thể lên đến 50.000 Mỹ kim. Chính quyền địa phương có quyền địi cha mẹ hay người giám hộ phải đền bù tất cả những thiệt hại do con cái gây ra.

Nếu những thiệt hại xảy ra quanh nhà thì hãng bảo hiểm nhà có thể giúp để trả những thiệt hại này không?

Tùy theo luật của tiểu bang, tùy trường hợp, và tùy quy luật của hãng bảo hiểm. Thơng thường hãng bảo hiểm nhà có thể đền bù những thiệt hại do các em nhỏ dưới 12 tuổi gây ra, vì họ cho rằng các em cịn bé, chưa đủ trí khơn để hiểu biết. Nhưng những em nhỏ từ 13 tuổi trở lên, thì được coi như đã biết phải trái, và cha mẹ các em sẽ phải chịu trách nhiệm cho việc làm của các em.

Ngồi ra, ngay cả khi hãng bảo hiểm có đền cho những thiệt hại do các em gây ra, họ cũng chỉ đền trong những trường hợp bất cẩn, chứ khơng phải vì cớ tình phá phách, và nhất là trong những trường hợp thiệt hại gây ra bởi những hành động phạm pháp, chẳng hạn như trộm cắp.

Trách nhiệm của cha mẹ thế nào khi trẻ vị thành niên phá phách nơi trường học?

Cha mẹ phải đền nếu con mình khơng trả những vật dụng mượn của trường, phá hoại tài sản trường học, hay đánh nhau, gây thương tích cho

những học sinh khác. Bồi thường có thể lên đến tới đa 10.000 Mỹ kim cho nạn nhân, và 10.000 Mỹ kim cho người kiếm được thủ phạm.

Trách nhiệm của cha mẹ thế nào khi trẻ vị thành niên trộm cắp?

Cha mẹ hay người giám hộ phải bồi thường về những thiệt hại vật chất, chi phí y tế, thất thốt lương bổng của nạn nhân.

Trách nhiệm của cha mẹ thế nào khi trẻ vị thành niên lái xe gây tai nạn?

Những trẻ vị thành niên ḿn có bằng lái xe phải có sự chấp thuận của cha mẹ hay người giám hộ. Nếu các em gây thương tích cho người khác thì cha mẹ hay người bảo hộ, hoặc người ký giấy cho phép các em có bằng lái xe, phải chịu bồi thường cho nạn nhân có thể lên đến 15.000 Mỹ kim cho một người hay 30.000 Mỹ kim cho hơn một người, thiệt hại về vật chất (property damage) là 5.000 Mỹ kim cho một vụ đụng xe. Tuy nhiên, nếu chứng minh được hành động gây thương tích hay thiệt hại là cớ tình thì sự bồi thường sẽ lên đến 25.000 Mỹ kim cho mỗi trường hợp, bất kể có sự chấp thuận của cha mẹ hay người giám hộ khơng.

Ngồi ra, luật pháp còn cho phép sự bồi thường không giới hạn (unlimited liability) trong những trường hợp trẻ em lái xe theo chỉ thị của cha mẹ và gây tai nạn, chẳng hạn khi người mẹ kêu con mình lái xe ra chợ, hay nếu cha mẹ biết về cách lái xe ẩu của con mình có thể gây tai nạn.

Có phải cha mẹ chỉ có trách nhiệm với con cái trong tuổi vị thành niên?

Không hẳn, nếu cha mẹ biết được con mình thường có những hành động bất cẩn như lái xe bạt mạng, hay lái xe khi say rượu, mà vẫn giao xe cho con mình lái, hay giúp con mình mua xe. Trong những trường hợp này, cha mẹ sẽ phải chịu trách nhiệm nếu con mình gây ra tai nạn, bất kể con mình ở lứa tuổi nào.

Trách nhiệm của cha mẹ thế nào khi trẻ vị thành niên sử dụng súng? Theo luật, cha mẹ hay người giám hộ phải chịu trách nhiệm nếu trẻ em sử dụng súng và gây thương tích cho người khác, khơng những khi họ cho phép các em xài súng mà ngay cả khi họ để súng ở nơi khơng an tồn, các em có thể lấy được. Bồi thường của mỗi trường hợp là 30.000 Mỹ kim

nếu có một người bị thương tích hay thiệt mạng, hoặc 60.000 Mỹ kim nếu có hơn một nạn nhân.

(Theo: Luật Sư Trần Khánh Hưng)

Chương III: Thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra.

Một phần của tài liệu Luan van chinh thuc TRÁCH NHIỆM bồi THƯỜNG THIỆT hại DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN gây RA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 72 - 77)