Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi

Một phần của tài liệu Luan van chinh thuc TRÁCH NHIỆM bồi THƯỜNG THIỆT hại DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN gây RA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 83 - 89)

3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa

3.1.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi

Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi cũng là người trong độ tuổi chưa thành niên, nhưng khi quyết định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì đây lại là một trường hợp đặc biệt đối với người chưa thành niên. Sở dĩ như vậy là vì tuy trong cùng độ tuổi

chưa thành niên nhưng việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người dưới 15 tuổi lại khác với người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi. Người dưới 15 tuổi nếu gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc về cha, mẹ của họ, pháp luật quy định rõ ràng “Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại” nhưng người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà gây thiệt hại thì pháp luật quy định “Phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu khơng đủ tài sản để bồi thường thì cha mẹ phải bồi thường bằng tài sản của mình”. Như vậy, trong trường hợp này trách nhiệm chính lại thuộc về người gây thiệt hại mà không phải cha, mẹ của họ. Chỉ khi nào người gây thiệt hại khơng đủ tài sản để bồi thường thì mới làm phát sinh trách nhiệm của cha, mẹ họ.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi dường như ngược hẳn với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người dưới 15 tuổi gây ra. Lý do để pháp luật quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi như vậy là vì: Mặc dù ở trong độ tuổi chưa thành niên chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nhưng so với người dưới 15 tuổi về mặt nhận thức họ đã phát triển hơn, mặt khác, người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi theo quy định của luật Lao động đã có thể tham gia vào quan hệ pháp luật lao động. Chính vì vậy họ có thể phát sinh thu nhập và có tài sản riêng, nên có thể thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mình.

Mặc dù quy định trách nhiệm chính thuộc về người gây thiệt hại, nhưng xét về mặt năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì họ chưa có, nên họ cần phải có người đại diện cho mình trong việc xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự. Do vậy, cha mẹ của người gây thiệt hại vẫn khơng thể loại trừ hồn tồn trách nhiệm của mình. Họ có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại cho con mình khi nó gây ra thiệt hại cho người khác mà khơng có tài sản hoặc khơng đủ tài sản để bồi thường.

Xác định trách nhiệm bồi thường trước hết là trách nhiệm chính của người đã gây ra thiệt hại được thực tiễn xét xử các vụ án chứng minh một cách cụ thể.

Ví dụ: Vụ án hình sự xét xử các bị cáo Ngô Duy Thông sinh ngày 02.9.1990; Trần Ngơn Tn sinh ngày 21.4.1990; Đào Khánh Hồng sinh ngày 20.1.1992; Trần Huy Hoàng sinh ngày 19.06.1992; Vũ Đức Đại sinh ngày 15.11.1992; Hoàng Ngọc Chiến sinh ngày 10.10.1992 (tất cả các bị cáo đều thường trú tại thành phố Hải Phòng) về tội giết người và tội cướp tài sản của Tòa án nhân dân Thành phố Hải.

Khoảng 21h ngày 02.3.2007 Trần Ngơn Tn, Hồng Ngọc Chiến, Vũ Đức Đại, Trần Huy Hoàng, Ngơ Duy Thơng, Đào Khánh Hồng đang ngồi chơi tại vỉa hè đường Lê Hồng Phong, phường Đơng Khê, quận Ngơ Quyền thì Nguyễn Anh Tuấn cùng các bạn đi xe đạp qua. Thơng nhặt một hịn đá ném về phía của Tuấn, Tuấn chửi lại Thơng, sau đó Thơng rủ cả mấy người bạn đuổi theo Tuấn. Khi đi được 100 m thì Thơng gặp Huy (cùng là bạn của Thơng) đi xe đạp ngược chiều, Thông bảo Huy quay lại đuổi theo và chặn đầu nhóm của Tuấn, Huy đồng ý. Huy dùng xe đạp đuổi kịp nhóm của Tuấn và yêu cầu Tuấn và các bạn dừng xe lại. Khi đuổi đến gần nhóm của Tuấn thì Tn và Huy Hồng nhảy xuống xe, Tuân chạy vào vỉa hè nhặt hai viên gạch. Khánh Hoàng cùng Huy chặn xe đạp trở Tuấn làm cho xe của Tuấn bị đổ, Khánh Hoàng chạy đến túm được Tuấn rồi cùng Huy Hoàng đấm vào mặt vào người Tuấn. Tuân dùng một viên gạch đập vào vùng thái dương bên phải của Tuấn. Lúc đó Chiến trở Thơng gần đến chỗ Tuấn thì Thơng bảo Chiến trở sang quán Phượng Chi “lấy đồ”, đến nơi Chiến dừng xe cịn Thơng chạy vào đám đất trống lấy một tuýp sắt dài khoảng 1m đường kính 2,5 cm. Sau đó Thơng chạy bộ qua dải phân cách sang chỗ Tuấn đang bị đánh và hai tay cầm tuýp sắt vụt một nhát vào bên phải đầu của Tuấn làm Tuấn ngã ra thảm cỏ. Sau đó Đại chạy đến giật lấy tuýp sắt vụt một nhát vào tay Tuấn. Thông giằng lại tuýp sắt định vụt tiếp thì Huy nói trong nhóm bạn của Tuấn có người quen nên cả bọn không đánh nữa. Chiến cũng đạp xe đến chỗ đánh nhau nhưng khơng hành động. Sau đó cả bọn về, Nguyễn Anh Tuấn được đưa đi cấp cứu nhưng chết.

Tại bản giám định pháp y số 130/PY - 2007 ngày 08/3/2007 của tổ chức giám định pháp y thành phố Hải Phòng kết luận: “Nạn nhân Nguyễn Anh Tuấn bị trấn thương vùng trán đỉnh phải gây vỡ xương hộp sọ, chảy máu trong hộp sọ dẫn đến tử vong.

Tại bản án hình sự sơ thẩm 138/2007 ngày 25/9/2007 của tịa án cấp sơ thẩm đã tuyên bố các bị cáo Ngô Duy Thơng, Trần Ngơn Tn, Đào Khánh Hồng, Trần Huy Hoàng, Vũ Đức Đại, Hoàng Ngọc Chiến đồng phạm tội giết người và áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự để quyết định hình phạt cho các bị cáo. Bên cạnh trách nhiệm hình sự mà các bị cáo phải chịu thì căn cứ vào các Điều 42 Bộ luật hình sự và Điều 610 Bộ luật Dân sự 2005 các bị cáo phải liên đới bồi thường cho cho anh Nguyễn Viết Hiệp (bố của Nguyễn Anh Tuấn) số tiền là 35.000.000 đồng, trong đó: Ngơ Duy Thơng bồi thường 3.167.000 đồng; Trần Ngôn Tuân bồi thường 5.167.000 đồng; Đào

Khánh Hồng bồi thường 5.167.000 đồng; phần cịn lại là của các bị cáo khác ở đây chỉ nói đến phần bồi thường của ba bị cáo nêu trên vì khi thực hiện hành vi gây thiệt hại Ngô Duy Thông mới 16 tuổi 6 tháng; Trần Ngơn Tn 16 tuổi 10 tháng; Đào Khánh Hồng 15 tuổi 1 tháng 12 ngày. Theo quy định của khoản 2 Điều 606 BLDS 2005 “ Người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình”. Cụ thể ở đây như Tòa án đã tuyên án trách nhiệm bồi thường thuộc về Thơng, Tn, Khánh Hồng. Như vậy, rõ ràng đều là người chưa thành niên nhưng trong vụ án của Nguyễn Tuấn Anh (trình bày ở mục 3.1.1) do Tuấn Anh chưa đủ 15 tuổi nên người phải đứng tên trong bản án để chịu trách nhiệm bồi thường là ông Nguyễn Văn Lê, bố của Tuấn Anh còn trong vụ án này thì người đứng tên chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại lại chính là những người đã gây ra thiệt hại mà không phải là cha, mẹ của họ. Cha, mẹ của người gây ra thiệt hại chỉ phải bồi thường nếu tài sản của người gây ra thiệt hại không đủ để bồi thường hoặc người gây thiệt hại khơng có tài sản để bồi thường.

Việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây ra là trách nhiệm chính và chủ yếu của người gây ra thiệt hại và nếu người gây ra thiệt hại khơng đủ hoặc khơng có tài sản để bồi thường thì cha mẹ phải bồi thường bằng tài sản của mình (nghĩa vụ bắt buộc của cha, mẹ) sẽ xác định được một cách cụ thể trách nhiệm là của ai trong trường hợp khi tòa án quyết định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì cả người gây thiệt hại và cha, mẹ của họ cũng khơng có tài sản để thực hiện nghĩa vụ bồi thường. Nếu xảy ra trường hợp này thì chính người chưa thành niên từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây ra thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường khi có tài sản vì trách nhiệm bồi thường đầu tiên thuộc về họ. Tuy nhiên theo quy định của Điều 606 khoản 2 vì nghĩa vụ bồi thường thiệt hại phần cịn thiếu của người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 của cha mẹ là nghĩa vụ bắt buộc nên nếu hiện tại cả con họ và họ không đủ tài sản để bồi thường thì sau này ai là người có tài sản trước thì sẽ lấy tài sản đó để bồi thường cho người bị thiệt hại để đảm bảo một cách tốt nhất quyền lợi cho người bị hại.

Tuy nhiên, một vấn đề có thể nói là khơng thống nhất hiện nay trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chưa thành niên, đó là trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chưa thành niên còn cha mẹ và trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chưa thành niên được giám hộ.

Theo quy định của pháp luật thì “người chưa thành niên mà khơng cịn cha mẹ,

không xác định được cha, mẹ hoặc cha mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ khơng đủ điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu” (điểm a khoản 2 Điều 58 BLDS) thì cần có người giám hộ. Do vậy, với

người chưa thành niên vẫn còn cha, mẹ và cha, mẹ của họ khơng rơi vào các trường hợp nêu trên thì đương nhiên họ là đại diện của con họ và thiệt hại do người chưa thành niên gây ra họ sẽ và phải bồi thường cịn cách thức bồi thường thì như đã phân tích ở mục 3.1.2.

Trong trường hợp cha mẹ của người chưa thành niên rơi vào các trường hợp nêu ở điểm a khoản 2 điều 58 BLDS 2005 thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ được thực hiện như sau:

Trước hết là trách nhiệm của anh cả, chị cả đã thành niên đủ điều kiện để làm người giám hộ. Nếu anh cả, chị cả không đủ điều kiện để làm người giám hộ thì người tiếp theo đã thành niên phải làm người giám hộ. Trong trường hợp khơng có anh, chị hoặc anh, chị không đủ điều kiện để làm người giám hộ thì ơng, bà nội, ơng, bà ngoại là người giám hộ. Nếu những người nêu trên khơng có hoặc khơng đủ điều kiện để làm người giám hộ thì bác, chú, cậu, cơ, dì là người giám hộ. Tất cả những người nêu trên là người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên. Và nếu khơng có người làm giám hộ đương nhiên thì sẽ phải cử giám hộ. Tuy nhiên, dù là giám hộ đương nhiên hay là giám hộ cử thì đều có quyền dùng tài sản riêng của người được giám hộ để bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người được giám hộ gây ra, chỉ trong trường hợp người được giám hộ khơng có tài sản hoặc khơng đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải lấy tài sản của mình để bồi thường. Cho phép người giám hộ được sử dụng tài sản của người được giám hộ để bồi thường nếu người giám hộ gây ra thiệt hại phải chăng là nhằm khuyến khích hoạt động giám hộ, đặc biệt là đối với giám hộ cử. Và việc quy định cho người giám hộ trước tiên được sử dụng tài sản của người được giám hộ để bồi thường là một điểm khác biệt so với bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây ra mà còn cha mẹ, trường hợp này trách nhiệm đầu tiên và trách nhiệm chính là thuộc về cha, mẹ của người chưa thành niên dưới 15 tuổi. Bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên được giám hộ gây ra lại gần giống với trường hợp người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại

nhưng khác một điểm là trong trường hợp người được giám hộ gây thiệt hại thì trách nhiệm thuộc về người giám hộ cịn người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi mà gây thiệt hại thì trách nhiệm chính đầu tiên thuộc về họ, sau đó nếu họ khơng đủ tài sản để bồi thường thì mới lấy tài sản của cha, mẹ họ. Như vậy, giả sử người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi mà đang được giám hộ gây thiệt hại thì trách nhiệm chính thuộc về ai? Điều 606 khoản 3 BLDS quy định chung cho người chưa thành niên đang được giám hộ gây thiệt hại cho người khác mà khơng có sự phân biệt độ tuổi như trường hợp người chưa thành niên gây thiệt hại mà cịn cha mẹ. Theo điều luật này thì trách nhiệm thuộc về người được giám hộ chỉ khác chỗ là đầu tiên họ được lấy tài sản của người gây thiệt hại để bồi thường nhưng nếu người này khơng có tài sản hoặc tài sản khơng đủ để bồi thường thì trách nhiệm lại thuộc về họ. Có gì đó khơng được thỏa đáng trong trường hợp bồi thường thiệt hại do người chưa thành từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây ra khi người này ở vào hai địa vị khác nhau: một là còn cha, mẹ, hai là họ đang được người khác giám hộ? Một điểm khác biệt nữa khi quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra mà người gây thiệt hại còn cha, mẹ và người gây thiệt hại đang là người được giám hộ đó là: người giám hộ có thể giải trừ trách nhiệm của mình bằng cách chứng minh mình khơng có lỗi trong việc giám hộ, khoản 3 Điều 606 quy định rõ

“nếu người giám hộ chứng minh được mình khơng có lỗi trong việc giám hộ thì khơng phải lấy tài sản của mình ra để bồi thường” vậy trong trường hợp này trách nhiệm bồi

thường sẽ thuộc về ai? Người được giám hộ sẽ phải tiếp tục bồi thường khi có tài sản hay khơng? Điều này pháp luật khơng có quy định cho nên liệu có thể áp dụng nguyên tắc chung là?: Nếu người được giám hộ là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì trách nhiệm bồi thường thuộc về người được giám hộ; Nếu người được giám hộ là người dưới 15 tuổi thì khơng ai phải bồi thường, vì vậy người bị thiệt hại phải chịu rủi ro. Ngược lại việc chứng mình rằng mình khơng có lỗi khơng đặt ra đối với cha, mẹ của người chưa thành niên gây thiệt hại, trong mọi trường hợp họ không thể loại trừ được trách nhiệm bồi thường của mình nếu con của họ khơng có tài sản hoặc khơng đủ tài sản để bồi thường thiệt hại đã gây ra.

Một phần của tài liệu Luan van chinh thuc TRÁCH NHIỆM bồi THƯỜNG THIỆT hại DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN gây RA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 83 - 89)