Ảng 3.1: D ự báo dân số v à ngu ồn lao động ở huyện Nông Cống đến 2010 và

Một phần của tài liệu Việc làm và thu nhập ở nông thôn huyện nông cống tỉnh thanh hoá (Trang 93 - 97)

- Cỏc loại cõy trồng khỏc

B ảng 3.1: D ự báo dân số v à ngu ồn lao động ở huyện Nông Cống đến 2010 và

2008 2010 2015 1. Dõn số trung bỡnh (người) 189.258 190.555 191.660 2. Dân số thành thị (người) tỷ lệ % 3.786 2,0 3.811 2,0 3.833 2,0 3. Dân số nông thôn (người) tỷ lệ % 185.472

98,0

186.744 98,0 98,0

187.827 98,0 98,0 4. Dân số tham gia HĐKT (người) tỷ lệ % 83.273

44,0

83.844 44,0 44,0

84.330 44,0 44,0 5. Dân số tham gia HĐKT ở khu vực nông

thôn (người) tỷ lệ % 81.607 44,0 82.167 44,0 82.643 44,0

Nguồn: Uỷ ban Dân số Kế hoạch hoá gia đình - trẻ em huyện Nông Cống cung cấp.

Nhỡn vào bảng trờn ta thấy, từ 2008 - 2015, số lao động mới tăng thêm có nhu cầu giải quyết việc làm là 1.297 người, trong đó riêng khu vực nông nghiệp, nông thôn là 1.082 người. Nếu tỷ lệ lao động ở khu vực nông thôn như hiện nay là 98,9%, thỡ số lao động nông thôn mới tăng thêm có nhu cầu giải quyết việc làm ở khu vực này khoảng 1.000 người.

Từ những dự báo trên, căn cứ vào phương hướng phát triển kinh tế - xó hội của huyện Nụng Cống được xác định trong Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX, dưới đây là phương hướng cơ bản nhằm giải quyết việc làm và thu nhập của người dân nông thôn huyện Nông Cống đến năm 2010, tầm nhỡn 2015.

3.1.1. Thực hiện đa dạng hoá ngành nghề và thành phần kinh tế nhằm đảm bảo cho mọi người lao động đều có việc làm, gắn giải quyết nhằm đảm bảo cho mọi người lao động đều có việc làm, gắn giải quyết việc làm với đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần là chủ trương đường lối có tính chiến lược của Đảng và Nhà nước được thực hiện nhất quán và xuyên suốt thời kỳ quá độ nên CNXH ở nước ta. Chủ trương đường lối đó có tầm bao quát và tác động trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội mà trước hết, trực tiếp tác động đến việc phát triển kinh tế và giải quyết việc làm. Chủ trương trên được thể chế hóa thành luật pháp, cơ chế chính sách để huy động khai thác tiềm năng của các thành phần kinh tế, của mọi công dân đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo mở việc làm để làm giàu cho mình và cho xã hội.

Xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, cơ cấu kinh tế lạc hậu, trong những năm tới, để đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, Nông Cống phải tiếp tục phát triển mạnh mẽ nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân) với những hình thức kinh doanh phong phú, đan xen, hỗ trợ nhau, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh trong một thị trường thống nhất không bị chia cắt về địa giới hành chính. Phát triển đồng bộ các loại thị trường như: thị trường sức lao động, thị trường hàng hóa và dịch vụ, thị trường vốn, thị trường khoa học - công nghệ...; chỉ trong điều kiện đó mới huy động được mọi nguồn lực để phát triển kinh tế, sức lao động xã hội mới được giải phóng triệt để, người lao động mới có cơ hội tạo việc làm cho mình và cho xã hội. Với dân số chủ yếu sống ở nông thôn, đẩy

mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Trong quá trình đó, cần phải đặc biệt quan tâm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo các hướng phát huy lợi thế của huyện và truyền thống thâm canh, tiếp tục làm chuyển biến nhận thức và đầu tư chiều sâu để chuyển nhanh sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, ưu tiên phục vụ xuất khẩu. Chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn; đưa một phần lao động nông nghiệp sang làm nghề phi nông nghiệp giải quyết việc làm cho lao động lúc nông nhàn. Xây dựng kết cấu hạ tầng, hình thành các cơ sở công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến trong nông thôn; thương mại - dịch vụ ở các thị trấn, thị tứ; gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến, sản xuất với thị trường, hình thành sự liên kết chặt chẽ nông - công nghiệp - dịch vụ - thị trường.

3.1.2. Bảo đảm một cơ cấu lao động đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu đa dạng hoá ngành nghề địa phương nhu cầu đa dạng hoá ngành nghề địa phương

Để đảm bảo được lực lượng lao động có đủ chất lượng phục vụ cho việc chuyển đổi kinh tế cần ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, chú trọng phát huy nguồn lực con người, mở rộng và phát triển cac loại hình đạo tạo để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng lao động.

Nông Cống có nền kinh tế thuần nông, lực lượng lao động dồi dào nhưng chất lượng nguồn lao động thấp. Vì vậy, phát triển các loại hình doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ là rất phù hợp với trình độ của người lao động, phù hợp với khả năng huy động vốn. Thực tiễn những năm qua khẳng định việc phát triển các loại hình doanh nghiệp trên đã giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn người lao động. Từ đó, cho thấy nếu tỉnh có cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ

thì số lao động có việc làm ngày càng tăng lên hơn nữa. Muốn vậy, phương hướng phát triển là:

- Xây dựng chương trình hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, đẩy mạnh cải cách hành chính, áp dụng có hiệu quả luật doanh nghiệp vào cuộc sống; tích cực mở các lớp dạy nghề và truyền nghề để nâng cao chất lượng nguồn lao động phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.

- Có cơ chế thông thoáng trong việc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình giải phóng mặt bằng, thuê và sử dụng đất.

- Mở rộng các mô hình nghiên cứu, ứng dụng lựa chọn công nghệ (cả trong và ngoài nước) phù hợp với trình độ của lao động hiện có; tạo điều kiện thuận lợi cho di chuyển lao động và tư liệu sản xuất từ ngành, lĩnh vực này sang ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác dễ dàng.

3.1.3. Tìm kiếm thị trường để đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài và ra các huyện, tỉnh trong nước có nhu cầu lao động ngoài và ra các huyện, tỉnh trong nước có nhu cầu lao động

Đây là một hướng giải quyết việc làm và tăng thu nhập có triển vọng. Vì nếu huyện chủ động tìm kiếm thị trường để xuất khẩu lao động thì không những tạo mở được những việc làm chất lượng cao mà còn tăng đáng kể thu nhập cho lao động.

Như trình bày ở phần trên Nông Cống là huyện thuần nông sản xuất nông nghiệp, ngoài việc cần tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển trang trại, gia trại, duy trì nghề tiểu thủ công nghiệp, phát triển doanh nghiệp để tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Vấn đề đặt ra cho Nông Cống phải đẩy mạnh việc tìm kiếm thị trường đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài và các huyện trong tỉnh.

Theo hướng đó huyện cần thành lập Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động huyện, phải thực hiện việc phân luồng học sinh từ cuối cấp trung học cơ sở, số học sinh học được tiếp tục thi vào THPT, số không theo học được chuyển sang học nghề. Huyện cần xây dựng sớm trường dạy nghề để đào tạo các nghề phù hợp với các công ty tiếp nhận lao động, huyện có yêu cầu lao động đảm bảo cho lao động đi làm việc ở nước ngoài, cũng như đi lao động ở các huyện khác là lao động đã được đào tạo nghề phù hợp.

- Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích đào tạo nghề, học nghề và sau đào tạo nghề bảo đảm thu hút số đông lao động tham gia học nghề.

- Phối hợp chặt chẽ với các công ty xuất khẩu lao động được Nhà nước cho phép xuất khẩu lao động với các huyện, các công ty cần lao động. Thông tin thường xuyên để người lao động trong huyện lựa chọn theo đúng nghề được đào tạo, nhằm phát huy tay nghề, tăng năng suất, tăng thu nhập, đảm bảo việc làm ổn định.

3.2. Các giảI pháp chủ yếu đảm bảo việc làm và tăng thu nhập của người dân nông thôn huyện nông cống trong thời gian tới nông thôn huyện nông cống trong thời gian tới

3.2.1. Nhóm giải pháp tăng cầu việc làm cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu Việc làm và thu nhập ở nông thôn huyện nông cống tỉnh thanh hoá (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)