Ti ến tr ình tri ển khai công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Một phần của tài liệu Việc làm và thu nhập ở nông thôn huyện nông cống tỉnh thanh hoá (Trang 28 - 31)

- Thu nh ập của người dân nông thôn c òn th ấp so với người dân

1.2.2. Ti ến tr ình tri ển khai công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Tiến trình triển khai CNH, HĐH tại điạ phương là một trong những yếu tố có tác động nhanh và mạnh nhất đến tạo việc làm và thu nhập ở nông thôn. Sự nghiệp CNH, HĐH càng được đẩy mạnh, thì càng có điều kiện mở rộng ngành nghề, thay đổi bộ mặt của nông thôn theo hướng văn minh và hiện đại. Từ hạ tầng cơ sở đến lối sống và lối sinh hoạt của nhân dân đều biến đổi để thích nghi với nền sản xuất CNH và HĐH. Tiến bộ của khoa học, công nghệ

sẽ làm tăng nhu cầu việc làm cho lao động phức tạp, có kỹ thuật và ngược lại, làm giảm việc làm đối với lao động giản đơn. Quá trình phát triển của mỗi quốc gia ngày nay được cấu trúc lại dựa trên những lợi thế của nguồn lực con người với hàm lượng trí tuệ ngày một gia tăng. Nhờ có sự tiến bộ của khoa học - công nghệ mà phần tỷ lệ của lao động chân tay kết tinh vào sản phẩm ngày một giảm rõ rệt, hàm lượng lao động "chất xám" kết tinh vào sản phẩm ngày một tăng lên.

Sự phát triển của khoa học - công nghệ mang lại nhiều cơ hội để người lao động tạo ra việc làm, phát huy khả năng cống hiến của mình cho xã hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức. Khi đưa khoa học, công nghệ tiến bộ vào sản xuất sẽ làm cho những nước có nguồn lao động giản đơn dư thừa nhưng thiếu lao động phức tạp, có kỹ thuật cao như Việt Nam hiện nay mất đi ưu thế của lao động nhiều giá rẻ. Xu hướng chung hiện nay là tăng lao động phức tạp có kỹ thuật cao, giảm lao động giản đơn. Như vậy, vấn đề giải quyết việc làm của mỗi quốc gia phụ thuộc vào chất lượng nguồn lao động (thể lực và trí lực) mà điểm quan trọng có tính quyết định là trí tuệ của nguồn lao động; bởi vì, sự yếu kém của trí tuệ là lực cản nguy hại nhất dẫn đến sự thất bại trong hoạt động của con người. Điều này đã được C. Mác khẳng định: "Sự ngu dốt là sức mạnh của ma quỷ và chúng ta lo rằng, nó sẽ là nguyên nhân của nhiều bi kịch nữa" [28, tr. 438].

Ngày nay, khoa học - công nghệ phát triển như vũ bão, là lực lượng trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất vật chất. Vì vậy, đòi hỏi người lao động phải có phẩm chất trí tuệ cao; nghĩa là người lao động phải có năng lực sáng tạo, áp dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ tiên tiến, khả năng biến tri thức của mình thành kỹ năng nghề nghiệp, thể hiện qua trình độ tay nghề thành thạo, chuyên môn nghiệp vụ giỏi, làm chủ được công nghệ, hoàn thành tốt công việc mà mình đảm nhiệm.

Sự tác động của tiến trình CNH, HĐH lên việc làm và thu nhập của nông thôn có thể theo hai xu hướng, cả thuận và nghịch. Trước hết, mục tiêu của CNH, HĐH là tạo ra các cơ sở sản xuất công nghiệp, hiện đại, nhằm khai thác được tiềm năng lao động, tài nguyên của địa phương, cải tạo cơ sở hạ tầng như đường xá, điện nước do đó tốc độ triển khai CNH, HĐH sẽ tác động lên tốc độ hình thành thị trường lao động với cơ cấu mới tại đại phương. Khi các nhà máy, xí nghiệp hiện đại ra đời, trên cơ sở khai thác những tiềm năng thiên nhiên như khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ hải sản hoặc một số sản phẩm nông nghiệp khác, sẽ tạo ra một thị trường lao động lớn, thu hút hàng ngàn công nhân có kỷ luật lao động, có trình độ và kỹ năng cao hơn lao động thuần nông và kèm theo đó là họ có thu nhập cao hơn; Việc tạo ra một cơ cấu hạ tầng phát triển và tiện lợi sẽ là tiền đề để địa phương đó có cơ hội thông thương với các vùng miền khác, điều đó, như đã phân tích ở trên sẽ tạo điều kiện cho kinh tế hàng hoá phát triển. Kinh tế hàng hoá phát triển sẽ giúp mở rộng quy mô sản xuất các sản phẩm và mặt hàng mang tính truyền thống của địa phương và như thế cũng tạo ra một nhu cầu mới về lao động, tạo ra khả năng mới nhằm nâng cao thu nhập. Đó chính là tác động thuận của CNH, HĐH nếu như địa phương có những chính sách phát triển đồng bộ và phù hợp, tận dụng được những thế mạnh của tiến trình này.

Mặt khác, CNH, HĐH cũng có thể tạo ra tác động nghịch lên việc làm và thu nhập ở nông thôn. Nó có thể tạo ra một loạt các lao động dư thừa và những tác động tiêu cực khác nếu địa phương không kịp thời có những điều chỉnh phù hợp. Xu hướng tiêu cực này thể hiện ở hai phương diện, thứ nhất, CNH, HĐH thường có mục đích nâng cao năng lực sản xuất nên áp dụng các kỹ thuật, máy móc, trang thiết bị tiên tiến, tận dụng máy móc thay sức lao động của con người sẽ dẫn đến việc phải cắt giảm một số lao động dư thừa gây cho nhiều công nhân bị thất nghiệp. Thứ hai, khi tiến hành CNH, HĐH tại địa phương tất yếu sẽ thu hẹp diện tích trồng trọt, chăn nuôi hay lâm nghiệp,

điều đó chắc chắn dẫn đến gia tăng thêm số lao động dư thừa từ ngành trồng trọt và chăn nuôi của địa phương. Số lao động dư thừa này, mặc dù không còn đất đai để chăn nuôi hay trồng cấy những lại không đủ trình độ và kỹ năng để đáp ứng được yêu cầu của các cơ sở sản xuất công nghiệp hiện đại, nếu không được tạo điều kiện đào tạo và dạy nghề. Khi không có công ăn việc làm, chưa có định hướng chuyển nghề phù hợp với năng lực, kèm với một số tiền họ có thể có được do được đền bù từ đất đai sẽ là cơ hội để họ sa vào các tệ nạn xã hội hoặc tham gia vào các hoạt động buôn bán trái phép để giàu nhanh chóng, dẫn đến sự bất ổn định xã hội. Vì vậy, chính quyền địa phương phải có những kế hoạch cụ thể và chính sách phù hợp trong việc đào tạo nghề, giải quyết lao động dư thừa khi tiến hành CNH, HĐH tại địa phương.

ở nước ta hiện nay có nguồn lao động dồi dào, bước vào năm 2005 lực lượng lao động là 42,4 triệu người [23, tr. 147]. Đây là nguồn lực cơ bản nhất để tiến hành CNH, HĐH đất nước. Tuy nhiên, chỉ có lực lượng lao động đông thì không đủ và không thể đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp CNH, HĐH mà vấn đề bức bách hàng đầu đặt ra hiện nay là phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đó là giải pháp cơ bản để tạo việc làm, giảm thiểu thất nghiệp, là nhân tố quyết định đảm bảo vững chắc cho sự nghiệp CNH, HĐH thành công. Chính vì vậy, Hội nghị lần thứ 6, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX khẳng định: "Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân nhằm nhanh chóng thoát khỏi tình trạng lao động thủ công, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân và sức mạnh quốc phòng, an ninh. Chú trọng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và thành tựu của khoa học, công nghệ cho nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn" [13, tr. 93-94].

Một phần của tài liệu Việc làm và thu nhập ở nông thôn huyện nông cống tỉnh thanh hoá (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)