Ch ủ trương của Đảng bộ v à chính quy ền cấp huyện

Một phần của tài liệu Việc làm và thu nhập ở nông thôn huyện nông cống tỉnh thanh hoá (Trang 71 - 73)

- Kinh nghi ệm của huyện Thanh Ba (tỉnh Phú Thọ)

c. Nh ững thuận lợi và khó khăn trong việc giải quyết việc l àm và thu nhập trong huyện Nông Cống

2.1.2.1. Ch ủ trương của Đảng bộ v à chính quy ền cấp huyện

Hoà với công cuộc đổi mới trên toàn quốc, giai đoạn 1996 nay Đảng bộ và chính quyền huyện Nông Cống đã luôn đặt nhiệm vụ giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn trong chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của toàn huyện. Chủ trương này là căn cứ để tìm kiếm các giảipháp đồng thời cho nhiều nhiệm vụ trong huyện vì mục tiêu phát triển. Tuy nhiên, nó vẫn chưa tạo được điểm nhấn, hay tạo được đột phá để có bước phát triển mới trong số các nhiệm vụ phải giải quyết và đôi khi chưa có được sự quan tâm đúng mức và sát sao đối với một số khâu, quá trình, khu vực trong phát triển tổng thể kinh tế-xã hội.

Giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn là một trong các khâu then chốt của các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện. Có đến 99,5 số dân và 98,9 lao động của huyện Nông Cống đang sống ở nông thôn. Vì thế, giải quyết việc làm và thu nhập cho lao động nông thôn Nông Cống, về thực chất là giải quyết việc làm và thu nhập cho nhân dân toàn huyện.

Đảng bộ và chính quyền huyện đã xác định rõ vai trò của nhiệm vụ này trong việc tạo ra sự phát triển kinh tế-xã hội bền vững. Trong các nghị quyết của Đại hội Đảng bộ các nhiệm kỳ 1991-1995, 1996-2000 và 2001-2005 đều có đưa ra và đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân. Đặc biệt là những yêu cầu, mục tiêu đối với việc nhiệm vụ này mỗi ngày một cụ thể. Giải quyết việc làm và tăng thu nhập luôn luôn là một trong những chỉ tiêu cơ bản của các kế hoạch phát triển 5 năm mà Đảng bộ và chính quyền cấp huyện đề ra. Báo cáo tổng kết của ban chấp hành Đảng bộ khoá XVIII tại đại hội đảng bộ huyện lần thứ XIX, tại phần phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 1996-2000 đã đề ra nhiệm vụ:

“Không ngừng chăm lo và nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tốt các chính sách xã hội. Khuyến khích làm giàu chính đáng. Các cấp uỷ Đảng,

chính quyền, các tổ chức đoàn thể thực hiện tốt chương trình “xóa đói, giảm nghèo”. Tạo điều kiện cho mọi người có công ăn việc làm, có mức sống ngày càng cải thiện… Phấn đấu đến năm 2000 không còn hộ đói, giảm 50% hộ nghèo”.

Báo cáo tổng kết của ban chấp hành Đảng bộ khoá XIX tại đại hội đảng bộ huyện lần thứ XX, bên cạnh việc đánh giá những chỉ tiêu nêu trên về xoá đói giảm nghèo, phần phương hướng, nhiệm vụ đã đề ra các chỉ tiêu cụ thểhơn liên quan đến giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân trong kế hoạch 5 năm 2001-2005 là: tạo việc làm cho 10.000 lao động; phấn đấu không còn hộ đói; giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 11,6% xuống còn 5,4%; tỷ lệ lao động được đào tạo từ 20% trở lên.

Để cụ thể hơn nữa, tại báo cáo của BCH Đảng bộ huyện khoá XX tại đại hội khoá XXI nhiệm kỳ 2006-2010 của Đảng bộ huyện nêu các chỉ tiêu: sản lượng bình quân (GDP) 8.700.000 đồng/ người; tạo việc làm cho 10.000 người lao động; mỗi năm giảm từ 3-4% trở lên số hộ nghèo (theo tiêu chí mới); tỷ lệ lao động được đào tạo, bồi dưỡng 30% trở lên vào năm 2010.

Như vậy, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảng bộ và chính quyền địa phương đã có quan tâm coi trọng nhiệm vụ giải quyết việc làm và thu nhập cho nhân dân. Tuy nhiên, nhiệm vụ này như phân tích trên đây luôn đặt trong tổng thể với các nhiệm vụ khác, nên trong quá trình thực hiện có gặp một số bất cập.

Một phần của tài liệu Việc làm và thu nhập ở nông thôn huyện nông cống tỉnh thanh hoá (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)