- Hộ công nghiệp 242 729 2.102 288,34 Hộ thương nghiệp 648 1.499 3.117 207,
T lệ người không có việc làm
2000 303.214 37.901 40.28 2001 297.359 37.192 39,55 2002 290.797 36.350 38,87 2003 291.306 36.413 38,60 2004 291.949 36.493 38,10 2005 284.827 35.603 36,90 2006 280.195 35.024 36,40 2007 271.833 33.895 33,90
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Nông Cống cung cấp.
Với những con số thống kê trên đây cho thấy tỷ lệ thiếu việc làm ở Nông Cống còn quá cao, đó chính là một gánh nặng để huyện phải có biện pháp cụ thể để khắc phục
- Vấn đề mất cân đối giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động
Như trên đã trình bày, sự mất cân đối giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở huyện Nông Cống thể hiện khá rõ nét. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn là một trong những giải pháp cơ bản, lâu dài để tạo việc làm cho người lao
động. Đó là quá trình chuyển dịch theo ngành kinh tế, theo thành phần kinh tế và theo vùng kinh tế, trong đó chuyển dịch theo ngành kinh tế là trọng tâm.
Đặc trưng lớn nhất của Nông Cống là kinh tế thuần nông, 99% dân số và 89,9% lực lượng lao động ở nông nghiệp, nông thôn, cơ cấu kinh tế nông nghiệp lạc hậu; đó là lực cản lớn đối với việc phát triển kinh tế nói chung, giải quyết việc làm nói riêng. Bởi vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một vấn đề có tầm chiến lược quan trọng đặc biệt. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng là quá trình phân công lao động xã hội, phân bố lại dân cư giữa các ngành, các vùng. Sự phân công lại lao động chủ yếu diễn ra trong nội bộ ngành nông nghiệp; trước hết, là trong các ngành trồng trọt và chăn nuôi, giảm bớt số lao động nông nghiệp trên cơ sở tăng năng suất lao động, chuyển lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ; giảm lao động trồng cây lương thực chuyển sang trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và những cây trồng có giá trị kinh tế cao; giảm lao động trong trồng trọt và tăng lao động trong chăn nuôi. Cùng với quá trình đó sẽ tác động tích cực tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp và dịch vụ, số lao động từ ngành nông nghiệp dôi ra là nguồn phục vụ cho ngành công nghiệp và dịch vụ. Những năm qua, cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của Nông Cống bước đầu có sự chuyển dịch theo xu hướng tiến bộ, tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP có xu hướng giảm dần, còn của công nghiệp và dịch vụ đã tăng lên qua các năm.
Về mặt lý thuyết, khi cơ cấu kinh tế thay đổi thì cơ cấu lao động cũng phải thay đổi theo cho phù hợp. Nhưng thực trạng hiện nay ở Nông Cống không có sự phù hợp giữa cơ cấu kinh tế đang chuyển đổi với cơ cấu lao động hiện có. Mặc dù tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng trong GDP liên tục tăng qua các năm nhưng tỷ trọng lao động ở khu vực này không tăng không đồng đều và tương xứng.
Mặt khác, tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp lại chiếm phần lớn lực lượng lao động xã hội từ 72 - 75%; điều đó, cho thấy: số lao động dôi
ra từ nông nghiệp chuyển sang làm việc ở ngành công nghiệp và dịch vụ là rất khó khăn. Bởi vì, số dôi ra này chưa qua đào tạo nghề nghiệp; từ đó dẫn đến tình hình vừa thừa lại vừa thiếu lao động; thừa lao động giản đơn, thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật để đáp ứng kịp với yêu cầu của nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi.
- Vấn đề giải quyết việc làm và sức cạnh tranh của sản phẩm tạo ra
Sức cạnh tranh của sản phẩm là một nhân tố quan trọng để phát triển nền kinh tế hàng hoá, mở rộng quy mô sản xuất và tạo mở thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, hiện nay ở Nông Cống, như dã đề cập đến, sức cạnh tranh hàng hoá còn rất yếu. Điều này có nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân sâu xa là do Nông Cống chưa phát triển kinh tế hàng hoá mạnh mẽ, công cụ lao động sản xuất còn thủ công, lạc hậu, hàng hoá bán ra thị trường chủ yếu ở dạng thô, chưa qua tinh chế.
Sức cạnh tranh mạnh nhất của hàng hoá Nông Cống hiện nay chỉ là giá thành thấp và vì thế lại không tác động tích cực lên việc làm và thu nhập cho người lao động.
Giải quyết việc làm và thu nhập cho lao động nông thôn tất yếu phải quan tâm đến việc tăng sức cạnh tranh của hàng hoá.
- Thu nhập của người dân nông thôn còn thấp, đời sống có nhiều khó khăn. Bảng 2.9 là tình hình thu nhập của người dân nông thôn huyện Nông Cống, có đem so sánh số liệu tương ứng với huyện Nga Sơn và với mức chung của tỉnh Thanh Hóa trong cùng thời kỳ.
Bảng 2.9: Thu nhập bỡnh quõn và cơ cấu nguồn thu của lao động nông thôn huyện Nông Cống năm 2007