- Kinh nghi ệm của huyện Thanh Ba (tỉnh Phú Thọ)
c ủa địa phương
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn là một trong những biện pháp phù hợp với tình hình thực tế của huyện trong việc giải quyết việc làm
và tăng thu nhập cho lao động ở nông thôn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ở Nông Cống là một trong những giải pháp cơ bản, lâu dài để tạo việc làm cho người lao động. Đó là quá trình chuyển dịch theo ngành kinh tế, theo thành phần kinh tế và theo vùng kinh tế, trong đó chuyển dịch theo ngành kinh tế là trọng tâm.
Đặc trưng lớn nhất của Nông Cống là kinh tế thuần nông, 99% dân số và 89,9% lực lượng lao động ở nông nghiệp, nông thôn, cơ cấu kinh tế nông nghiệp lạc hậu; đó là lực cản lớn đối với việc phát triển kinh tế nói chung, giải quyết việc làm nói riêng. Bởi vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một vấn đề có tầm chiến lược quan trọng đặc biệt. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng là quá trình phân công lao động xã hội, phân bố lại dân cư giữa các ngành, các vùng. Sự phân công lại lao động chủ yếu diễn ra trong nội bộ ngành nông nghiệp; trước hết, là trong các ngành trồng trọt và chăn nuôi, giảm bớt số lao động nông nghiệp trên cơ sở tăng năng suất lao động, chuyển lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ; giảm lao động trồng cây lương thực chuyển sang trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và những cây trồng có giá trị kinh tế cao; giảm lao động trong trồng trọt và tăng lao động trong chăn nuôi. Quá trình đó sẽ tác động tích cực tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp và dịch vụ, số lao động từ ngành nông nghiệp dôi ra là nguồn phục vụ cho phát triển công nghiệp và dịch vụ.
Trong các năm 2000-2005, huyện đã chủ trương và thực hiện phát triển toàn diện cây trồng và con nuôi, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, trong đó có giống mới năng suất cao; mở rộng diện tích lúa hè thu và lúa mùa cực sớm trên diện tích 5.000 ha, mở rộng diện tích vụ đông trên diện tích 4.000 ha, trong đó có
trồng một số cây hoa màu có giá trị kinh tế cao, đưa hệ số sử dụng đất canh tác lên 2,3 lần.
Bên cạnh việc trồng cây lương thực và hoa màu, huyện cũng đã chủ động chuyển một số diện tích đất trồng lúa không có hiệu quả kinh tế cao sang phát triển một số cây công nghiệp như cây mía với diện tích 2.800 ha, lạc sen, đậu tương, ngô, cói…và phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia súc, chăn nuôi gia cầm và thuỷ, hải sản...
Không chỉ chuyển đổi cơ cấu trong ngành nông nghiệp mà những năm gần đây, hướng chuyển đổi mạnh mẽ nhất trong cơ cấu kinh tế của huyện là chuyển đổi cơ cấu ngành, chuyển số lao động không từ ngành nông nghiệp sang sản xuất kinh doanh các ngành nghề khác như dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng. Việc chuyển đổi cơ cấu lao động như vậy, một mặt đã giải quyết được một số lượng lớn việc làm, mặt khác nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho lao động ở nông thôn. Lao động ở các ngành dịch vụ và công thương nghiệp thường có thu nhập cao hơn so với lao động thuần nông.
Những chuyển đổi trong cơ cấu nông nghiệp và cơ cấu kinh tế ngành trên đây đã tạo những những chuyển đổi về cơ cấu việc làm và thu nhập của nông thôn Nông Cống. Bảng 2.1 dưới đây là tình hình chuyển đổi cơ cấu đó.
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động và thu nhập của các hộ nông thôn Nông Cống
ĐVT Năm 2001 Năm 2006 Năm 2007 Tỷ lệ % 2007/2006
Tổng số nhân khẩu người 176.742 170.784 170.584 99,89 Số người trong độ tuổi lao động người 89.010 97.126 97.011 99,89 Tổng số hộ hộ 40.933 41.785 43.208 103,41 - Hộ nông nghiệp 38.023 34.485 30.275 87,80 - Hộ thuỷ sản 47 134 256 196,05 - Hộ lâm nghiệp 13 38 75 197,37 - Hộ xây dựng 83 498 1.320 265,06