- Thu nh ập của người dân nông thôn c òn th ấp so với người dân
1.2.5. Chính sách kinh t ế của Nhà nước
Chính sách kinh tế của Nhà nước là một trong những tác nhân quan trọng nhất tác động lên việc làm và thu nhập ở nông thôn. Chính sách kinh tế của Nhà nước sẽ tạo điều kiện thúc đẩy hoặc cản trở tất cả các tác nhân nêu trên như điều kiện tự nhiên, tiến trình CNH, HĐH, trình độ kinh tế thị trưòng, dân số và giáo dục.. phát triển và qua đó sẽ tác động lên việc làm và thu nhập của nông thôn.
Để giải quyết việc làm, vấn đề quan trọng hàng đầu là Nhà nước phải tạo ra các điều kiện thuận lợi để người lao động có thể tự tạo việc làm thông qua những chính sách kinh tế - xã hội cụ thể. Các chính sách tác động đến việc làm có nhiều loại, có loại tác động trực tiếp, có loại tác động gián tiếp tạo thành một hệ thống chính sách hoàn chỉnh, đồng bộ có quan hệ tác động qua lại, bổ sung cho nhau hướng vào phát triển cả cung lẫn cầu về lao động; đồng thời làm cho cung và cầu về lao động xích lại gần nhau, phù hợp với nhau, thực chất là tạo ra sự phù hợp giữa cơ cấu lao động với cơ cấu kinh tế.
Những tác động của điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái, tiến trình CNH, HĐH, trình độ phát triển kinh tế thị trường…lên việc làm và thu nhập mà ta đã phân tích tại mục 1.2.1 đến 1.2.3 phần lớn chỉ có thể trở thành hiện thực dưới tác động của chính sách của Nhà nước. Một trong những chính sách quan trọng của Nhà nước tác động lên việc làm ở nông thôn chính là chính sách đất đai.
Đất đai có vị trí đặc biệt quan trong, bởi vì nó vừa là tư liệu lao động, vừa là đối tượng lao động của quá trình sản xuất xã hội. Đối với nước ta, đất đai là đối tượng cơ bản nhất để phát triển sản xuất, tạo mở việc làm, đặc biệt là ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (khóa IX) khẳng định: "Quyền sử dụng đất đai bước đầu trở thành một nguồn vốn để Nhà nước và nhân dân phát triển sản xuất kinh doanh" [14, tr. 58].
Chính sách đúng đắn về đất đai sẽ tạo ra tiềm năng mới để giải phóng sức sản xuất xã hội, tạo mở việc làm, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Khuyến khích người có điều kiện (kể cả người trong nước và nước ngoài) đến khai hoang và kinh doanh theo mô hình trang trại ở các vùng đất còn hoang hóa, quai đê lấn biển… tạo ra nhiều việc làm mới, góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước ta tăng trưởng với tốc độ cao trong những năm qua. Sự hoàn thiện của
chính sách đất đai là một điều kiện thuận lợi để tạo thêm việc làm cho mọi tầng lớp nhân dân. Chẳng hạn, khi Nhà nước đã thật sự thừa nhận quyền sử dụng ruộng đất, coi đó là một loại hàng hóa đặc biệt, đòi hỏi phải được lưu thông tự do và đảm bảo khả năng sinh lợi; hoặc coi trọng cơ chế thị trường trong việc xác định giá đất là lưu thông đất đai thì sẽ giải phóng mọi tiềm năng của sản xuất, đặc biệt là tiềm năng lao động để tạo mở việc làm, giảm thiểu thất nghiệp, nâng cao đời sống của nhân dân.
Chính sách phát triển công nghiệp, thực hiện CNH, HĐH đất nước là một trong các chính sách tác động sâu sắc lên việc làm và thu nhập của nông thôn. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thực hiện CNH, HĐH đất nước là một trong những chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Đó là con đường và hướng đi tất yếu để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
CNH, HĐH không chỉ đơn giản là công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đơn thuần mà nó còn có tác dụng làm biến đổi sâu sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội chứ không chỉ giải quyết việc làm. Nhưng nếu chỉ xét riêng trong lĩnh vực giải quyết việc làm, chống thất nghiệp thì CNH, HĐH có tác động và ảnh hưởng rất lớn. Chính sách CNH, HĐH trước hết sẽ tạo ra nhiều việc làm mới một cách trực tiếp; Kéo theo sự phát triển của các lĩnh vực liên quan tới khu công nghiệp, từ đó làm nảy sinh hàng loạt chỗ làm việc mới một cách gián tiếp như: vùng nguyên liệu, đào tạo nghề, gia công…; tăng thu nhập cho lao động vì lao động trong công nghiệp thường có thu nhập cao, nhu cầu tiêu dùng tăng lên cả về số lượng và chất lượng sẽ kéo theo sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ; Nâng cao chất lượng lao động vì CNH, HĐH đòi hỏi phảităng nhanh về chất lượng đội ngũ lao động, thúc đẩy người lao động phải tự học hỏi, nâng cao trình độ nghề nghiệp…
Do đó, đánh giá, xem xét tác động của CNH, HĐH đối với vấn đề giải quyết việc làm không thể chỉ dựa vào kết quả số lao động nó thu hút một cách trực tiếp mà phải tính đến việc tác động của nó tới việc phát triển các ngành khác và sức hút lao động của các ngành đó.
Thấy rõ được vị trí, vai trò quan trọng của công nghiệp, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn trăn trở, quan tâm và có nhiều Nghị quyết, chính sách về phát triển công nghiệp. Bước vào thập niên mới của thế kỷ XXI, Đảng ta chỉ rõ: Mục tiêu tổng quát của chiến lược 10 năm 2001 - 2010 là: "Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại" [11, tr. 159].
Tác động mạnh mẽ lên việc làm và thu nhập ở nông thôn còn có chính
sách khôi phục và phát triển nghề truyền thống, đưa vào và phát triển ngành, nghề mới. Một trong những tiềm năng và thế mạnh của nước ta là có nhiều nghề truyền thống từ rất lâu đời. Đó là những nghề: dệt tơ lụa, gốm sứ, đúc đồng, sơn mài, khảm trai, chế biến các món ăn đặc sản… nằm rải rác ở tất cả các vùng, miền trong cả nước. Nghề truyền thống có khả năng thu hút nhiều lao động, tận dụng được lao động tại chỗ, giải quyết được việc làm cho nhiều người với nhiều lứa tuổi khác nhau.
Đi đôi với khôi phục và phát triển nghề truyền thống cần phải có chính sách du nhập và phát triển ngành, nghề mới để tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động, đặc biệt là lao động ở khu vực nông thôn.
Để khôi phục và phát triển nghề truyền thống, du nhập và phát triển nhiều ngành nghề mới, Nhà nước cần phải có cơ chế chính sách trợ giúp và khuyến khích các cơ sở sản xuất và hộ gia đình như: cho thuê mặt bằng sản xuất, miễn giảm thuế, cho vay vốn với lãi suất thấp, phát triển các hội, hiệp
hội theo các ngành nghề truyền thống để giúp đỡ nhau về công nghệ, vốn và thị trường, tiếp nhận công nghệ mới và các dự án quốc tế…
Thực tiễn cho thấy, những năm qua nhờ có chính sách đúng đắn nên chúng ta đã khôi phục được nhiều nghề truyền thống đã một thời bị mai một, mở mang, phát triển được nhiều ngành, nghề mới. Tuy nhiên, tiềm năng này còn rất lớn, đòi hỏi Nhà nước phải tổng kết để rút kinh nghiệm, có cơ chế chính sách mới hữu hiệu, tiếp tục nhân rộng, phát triển nhiều làng nghề, xã nghề trên mọi miền của đất nước; tạo mở nhiều việc làm, tăng thêm thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống cho người lao động.
Bên cạnh các chính sách đã nêu, chính sách huy động vốn cũng tác động mạnh mẽ lên việc làm và thu nhập ở nông thôn. Vốn có vị trí quan trọng, là yếu tố cơ bản để giải quyết việc làm, nếu vốn được gia tăng sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác như: lao động, tài nguyên thiên nhiên, khoa học công nghệ… để phát triển sản xuất, tạo mở việc làm. Xuất phát từ vị trí, vai trò của vốn, Đảng ta chỉ rõ: “Đảng và Nhà nước ta chủ trương huy động mọi nguồn vốn trong và ngoài nước để đầu tư vào phát triển, trong đó vốn trong nước có ý nghĩa quyết định, vốn ngoài nước có ý nghĩa quan trọng, kết hợp tiềm năng sức mạnh bên trong với khả năng có thể tranh thủ ở bên ngoài. Chiến lược lâu dài là phải huy động tối đa nguồn vốn trong nước để chiếm tỷ lệ cao trong đầu tư”[10, tr. 228].
Vốn trong nước có vai trò quyết định tới sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế vì nó là yếu tố nội lực để đảm bảo xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ không phụ thuộc vào nước ngoài. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập, mở cửa hiện nay, "Với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế" [11, tr. 119], cần phải
mở rộng thu hút vốn nước ngoài để bổ sung cho nguồn vốn trong nước là hết sức quan trọng và cần thiết.
Hiện nay, sự nghiệp CNH, HĐH đất nước đặt ra nhu cầu vốn rất lớn; trong khi đó, nước ta vẫn là một nước nghèo, tích lũy từ nội bộ nền kinh tế rất thấp, mâu thuẫn giữa tích lũy và tiêu dùng diễn ra gay gắt. Vì vậy, muốn huy động được tối đa các nguồn vốn để phát triển kinh tế, tạo mở việc làm đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách huy động vốn đúng đắn, hữu hiệu và đồng bộ. Trước mắt, cần phải rà soát, hủy bỏ những cơ chế chính sách không phù hợp với thực tiễn, bổ sung, ban hành cơ chế chính sách mới phù hợp để huy động tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân và thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài để phát triển sản xuất, tạo mở nhiều việc làm, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đưa sự nghiệp đổi mới đất nước tiếp tục đi lên.
Chính sách giáo dục và đào tạo có ý nghĩa quyết định tới việc làm của người lao động nói chung, lao động nông thôn nói riêng. Thực tiễn cho thấy, chỉ khi nào được trang bị kiến thức, kỹ năng đầy đủ, người lao động mới có hy vọng có khả năng tìm được việc làm. Nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của giáo dục đào tạo, Đảng ta chỉ rõ: "Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Coi trọng cả ba mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả" [10, tr. 109].
Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, nhưng 70% lực lượng lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, lao động phổ thông là chủ yếu, chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Trong xu thế hội nhập, mở cửa hiện nay, yêu cầu đặt ra với nước ta không chỉ là phải thực hiện chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế công nghiệp mà còn phải chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Đó là thách thức rất lớn dẫn đến dư thừa quá nhiều lao động phổ thông mà lại thiếu quá nhiều lao động có kỹ thuật, đặc biệt là lao động "chất xám". Từ đó, đặt ra cho chính sách giáo dục đào tạo
gặp rất nhiều khó khăn: vừa phải đào tạo nguồn nhân lực để đi ngay vào kinh tế tri thức để tiếp thu khoa học công nghệ mới, vừa phải giải quyết việc làm cho hàng chục triệu lao động phổ thông. Vì vậy, công tác giáo dục đào tạo trở nên hết sức bức bách.
Để giải quyết được khó khăn trên đòi hỏi Nhà nước phải tập trung đầu tư cho giáo dục đào tạo, phải có chính sách và giải pháp hữu hiệu để khắc phục ngay những yếu kém, bất cập như: sự mất cân đối về cơ cầu đào tạo, "bệnh thành tích" chạy theo số lượng, xem nhẹ chất lượng; cơ sở vật chất thiếu thốn không đồng bộ và những tiêu cực khác đang phát sinh làm cản bước phát triển nguồn nhân lực; phải thật sự coi giáo dục đào tạo là "quốc sách hàng đầu" trong tất cả các chính sách được ưu tiên. Bởi vì, vấn đề giải quyết việc làm, tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội phụ thuộc vào giáo dục đào tạo. Năm 1994, UNESCO tổng kết: "Những quốc gia nào coi nhẹ giáo dục hoặc không đủ tri thức và khả năng cần thiết để làm giáo dục một cách có hiệu quả thì số phận quốc gia đó xem như đã an bài và điều đó còn tồi tệ hơn cả sự phá sản" [2, tr. 13].