- Thu nh ập của người dân nông thôn c òn th ấp so với người dân
1.2.3. Trình độ phát triển của kinh tế thị trường
Trình độ phát triển của kinh tế thị trường được xác định bởi sự đa dạng hoá các thành phần kinh tế, giảm tỷ lệ doanh nghiệp kinh tế nhà nước bằng các biện pháp cổ phần hoá và tăng tỷ lệ doanh nghiệp kinh tế tư nhân tại địa phương, đẩy mạnh các ngành dịch vụ phát triển, thay thế nền sản xuất tự cung, tự cấp, tự sản tự tiêu bằng nền kinh tế hàng hoá, cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp khiến cho chỉ có doanh nghiệp nào làm ăn hiệu quả mới có thể tồn tại và phát triển. Ngược lại nếu không đủ sức cạnh tranh sẽ bị phá sản. Vì vậy trình độ phát triển của kinh tế thị trường có thể nói là một yếu tố trực tiếp tác động linh hoạt đến việc làm và thu nhập của người dân theo cả hướng tiêu cực và tích cực.
Trong thời bao cấp, các doanh nghiệp nhà nước đã thu hút một số lượng lớn công nhân, trên thực tế số công nhân này vượt xa so với nhu cầu lao động thực tế của doanh nghiệp. Họ chấp nhận làm việc với thu nhập thấp vì hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp không cao. Đến khi cải cách mở cửa, Đảng và nhà nước chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường, hàng loạt các doanh nghiệp quốc doanh có sức cạnh tranh kém và quản lý lạc hậu đã cản trở sự phát triển cuả bản thân doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh đã phá sản. Một số doanh nghiệp nhà nước khác để tồn tại và phát triển tất yếu phải tiến hành đổi mới để có thể đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Cả việc phá sản và việc tinh giản biên chế của các doanh nghiệp cải tổ đều khiến cho hàng loạt công nhân mất việc làm. Họ vẫn đang còn ở tuổi lao động nên cần thiết phải kiếm lại việc làm. Như vậy, thị trường hóa nền kinh tế tạo ra sức ép lớn cho vấn đề giải quyết việc làm và thu nhập nói chung, việc làm và thu nhập ở nông thôn nói riêng, đây là hướng tác động tiêu cực.
Mặt khác kinh tế thị trường đặc trưng bởi sự đa dạng hoá các thành phần kinh tế. Kinh tế tư nhân được phép và khuyến khích phát triển. Các xí nghiệp dân doanh sau khi phát triển lớn mạnh sẽ có vai trò lớn đối với sự tăng trưởng nền kinh tế. Kinh tế tư nhân đã trở thành một bộ phận quan trọng của
nền kinh tế thị trường hiện nay. Chính các doanh nghiệp tư nhân này đã đẩy mạnh xuất khẩu phát triển tạo ra một nhu cầu lao động lớn, góp phần thu hút các lao động dư thừa từ các xí nghiệp quốc doanh khi các xí nghiệp này thực hiện cải tổ để tăng sức cạnh tranh duới tác động của kinh tế thị trường; Kể từ khi cải cách, mở cửa đến nay số việc làm do các doanh nghiệp tư nhân tạo ra chiếm tỷ trọng ngày một cao. Năm 2000, khi Luật doanh nghiệp ra đời, các doanh nghiệp tư nhân ngày càng phát triển, lĩnh vực đầu tư của kinh tế tư nhân ngày càng mở rộng, tạo ngày càng nhiều công ăn việc làm cho xã hội.
Kinh tế thị trường phát triển cũng đẩy mạnh ngành dịch vụ phát triển. Đây là ngành thu hút một số lượng lớn lao động vì thế nó góp phần đáng kể vào việc nâng cao tỷ lệ việc làm. Những khó khăn về việc làm của một số địa phưong một phần là do ngành dịch vụ không phát triển. Nguyên nhân kiềm chế sự phát triển của ngành dịch vụ tại nước ta hiện nay có rất nhiều, chủ yếu là do sự mất cân bằng trong phát triển giữa các vùng miền; khoảng cách thu nhập giữa các khu vực dân cư lớn dẫn đến mức tiêu dùng của người dân cũng có cách biệt lớn. Khu vực nông thôn luôn luôn có thu nhập thấp hơn so với thu nhập thành thị, do đó ảnh hưởng lớn đến việc mở rộng các nhu cầu dịch vụ, vì thế ít có khả năng tạo việc làm hơn so với khu vực thành thị. Đó chính là nguyên nhân nhiều ngưòi dân nông thôn rời quê hương ra thành phố để tìm kiếm việc làm. Một trong những ngành dịch vụ then chốt có thể kéo theo các dịch vụ khác phát triển chính là ngành du lịch. Trong những năm gần đây du lịch trở thành một ngành rất quan trọng. Ngành này đã thúc đẩy các dịch vụ khác phát triển như: khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn du lịch, giao thông vận tải…và thu hút nhiều lao động, nghĩa là nâng cao khả năng giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân.
Kinh tế thị trường cũng đặc trưng bởi nền sản xuất hàng hoá. Nền sản xuất hàng hoá, khác với nền sản xuất tự cung, tự cấp, vốn không phụ thuộc vào nhu cầu hạn hẹp của thị trường địa phương mà ngược lại có thể mở rộng
quy mô sản xuất hơn rất nhiều nếu tìm kiếm được thị trường phù hợp. Quy mô sản xuất hàng hoá tại một địa phương càng lớn thì nhu cầu lao động càng cao, do đó đây chính là tác động tích cực và trực tiếp lên việc làm và thu nhập của địa phương. Những năm gần đây, nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng thị trường kinh doanh. Chiếm lĩnh thị trường kinh doanh lớn là tiền đề đẻ mở rộng sản xuất và là tiền đề để thu hút lao động, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập.
Tóm lại, trình độ phát triển của kinh tế thị trường các tác động mạnh mẽ và trực tiếp lên việc làm và thu nhập theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Vì thế cần phải có những biện pháp đẻ giảm thiểu và giải quyết các tác động tiêu cực và tăng cường, tận dụng các tác động tích cực của nó trong vấn đề giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho vùng nông thôn ở các địa phương.