Đánh giá chung về các giải pháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp giúp học sinh thực hiện chuyển đổi số qua việc sử dụng điện thoại thông minh trong giờ học đạt hiệu quả theo Thông tư 322020BGDĐT. (Trang 103 - 104)

- Kiến thức: HS trả lời được các kiến thức về trật tự thế giới hai cực Ianta Năng lực: HS hình thành được các năng lực sau đây:

d. Tổ chức thực hiện

3.5. Đánh giá chung về các giải pháp

Việc cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học theo Thông tư 32 là một vấn đề mới và thu hút sự quan tâm của các lực lượng xã hội nhất là giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh. Có nhiều ý kiến trái chiều (đồng tình, hào hứng đối với học sinh hoặc lo lắng, phản đối với cha mẹ học sinh và một số giáo viên). Tuy nhiên, Thông tư 32 được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành phù hợp với chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học, là cơ hội để học sinh có thể ứng dụng và tiếp cận với công nghệ hiện đại vào q trình học tập. Điều đó góp phần vào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai gần để thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn liền với hội nhập kinh tế quốc tế.

Tiếp thu tinh thần của Thông tư 32, qua việc điều tra thực tiễn, nhóm tác giả đã mạnh dạn đề xuất và cùng với nhà trường thực hiện một số các giải pháp để bước đầu cho học sinh sử dụng hiệu quả điện thoại thông minh trong giờ học. Các giải pháp mà nhóm tác giả đề xuất thể hiện sự đồng bộ giữa nhà trường, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh; tạo nên sự thống nhất từ việc xây dựng và hoàn thiện giao ước, xây dựng kế hoạch của giáo viên đến việc tổ chức giờ học và tuyên truyền quản lý cách thức học sinh sử dụng điện thoại thơng minh vào mục đích học tập đạt hiệu quả.

Các giải pháp mà nhóm tác giả đưa ra đã được sự ủng hộ từ phía nhà trường, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh. Đặc biệt với các bạn học sinh khi được tham gia các tiết học có sử dụng điện thoại đã tạo nên sự hứng thú, tích cực khi tham gia vào bài học. Các bạn nhận thức đúng những lợi ích từ việc sử dụng điện thoại trong thực hiện các nhiệm vụ học tập mà giáo viên giao cho ngay trong giờ học trên lớp. Ý thức học tập và sử dụng điện thoại đúng mục đích của học sinh đã thay đổi theo hướng tích cực. Đa số các giờ học có sử dụng điện thoại đều được giáo viên và các bạn đánh giá cao. Giáo viên nhàn hơn trong tổ chức các hoạt động học, học sinh được chủ động trong việc truy cập, tìm kiếm tư liệu học tập, hoàn thành nhiệm vụ và báo cáo kết quả học tập. So với những giờ học đơn thuần thì giờ học có ứng dụng của CNTT ln tạo ra sự thích thú, hào hứng cho học sinh, học sinh tiếp cận kiến thức nhanh hơn, chủ động học tập và xây dựng cho mình thói quen làm việc khoa học với tư duy logic cũng như việc đặt câu hỏi, phản biện, tranh luận. Đó mới là tư duy quan trọng của một con người có tri thức trong cuộc sống hiện đại.

Các giải pháp đưa ra và thực hiện phải được thực hiện đồng bộ trong quá trình học tập của học sinh. Đó đồng thời là quá trình giáo viên tự đổi mới và hồn thiện chính mình về phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, là quá trình học sinh tự rèn luyện mình về hành vi, thói quen, kỹ năng khai thác và sử dụng công nghệ thông

tin, đồng thời là sự tuân thủ nghiêm ngặt các nội quy, giao ước của nhà trường. Chỉ có như vậy, điện thoại thơng minh mới thực sự là một phương tiện học tập hiệu quả, trở thành cuốn sách điện tử sống động mang hơi thở của cuộc sống đương đại.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp giúp học sinh thực hiện chuyển đổi số qua việc sử dụng điện thoại thông minh trong giờ học đạt hiệu quả theo Thông tư 322020BGDĐT. (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)